Hạnh phúc của phụ nữ có liên quan trực tiếp đến hạnh phúc của một quốc gia. (Nguồn: Women's agenda) |
Viện Phụ nữ, hòa bình và an ninh (GIWPS) thuộc Đại học Georgetown (Mỹ) và Viện Nghiên cứu hòa bình Oslo (PRIO) có trụ sở tại Na Uy vừa công bố báo cáo Chỉ số Phụ nữ, hòa bình và an ninh (WPS) 2023-2024.
Báo cáo xếp hạng 177 quốc gia về sự hòa nhập, công bằng và an ninh của phụ nữ dựa trên việc phân tích 13 chỉ số, trong đó có việc làm, an toàn cộng đồng, tài chính toàn diện, tỷ lệ số ghế trong Quốc hội, khả năng tiếp cận công lý, mức độ gần với xung đột vũ trang….
Đứng đầu bảng xếp hạng quốc gia tốt nhất dành cho phụ nữ là Đan Mạch, tiếp theo là các quốc gia châu Âu khác gồm Thụy Sỹ, Thụy Điển, Phần Lan và Luxembourg.
Theo bà Elena Ortiz, cựu sinh viên Đại học Georgetown, tác giả chính của báo cáo, chỉ số này cho thấy khi phụ nữ làm tốt thì mọi người trong xã hội đều làm tốt.
“Những quốc gia nơi phụ nữ làm việc tốt sẽ thịnh vượng hơn, hòa bình, dân chủ hơn và được chuẩn bị tốt hơn để ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu”, bà Elena Ortiz nhấn mạnh.
Theo báo cáo, 20 quốc gia có thứ hạng thấp nhất đã trải qua xung đột vũ trang trong hai năm qua. Afghanistan xếp hạng thấp nhất về chỉ số, tiếp theo là Yemen, CH Trung Phi, CHDC Congo và Nam Sudan.
Trong xung đột vũ trang, tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và nguy cơ bạo lực trên cơ sở giới tăng cao, trong khi các rào cản về việc làm và giáo dục ngăn cản phụ nữ và trẻ em gái theo đuổi các cơ hội sinh kế.
Ví dụ, chưa đến 6% phụ nữ có việc làm ở Yemen, trong khi ở nước láng giềng Oman, tỷ lệ này là 42% phụ nữ.
Các quốc gia ghi nhận tỷ lệ bạo lực chính trị đối với phụ nữ cao nhất bao gồm Mexico, Brazil, Nigeria, CHDC Congo và Myanmar.
So sánh Chỉ số WPS mới nhất với các chỉ số toàn cầu khác, chẳng hạn như nghiên cứu của UNESCO về bạo lực đối với các nhà báo nữ và Chỉ số Phát triển con người của Liên hợp quốc, dữ liệu cho thấy hạnh phúc của phụ nữ có liên quan trực tiếp đến hạnh phúc của một quốc gia.
Các quốc gia mà phụ nữ thịnh vượng thì có điểm cao hơn về hòa bình, dân chủ và việc làm.
Bà Melanne Verveer, Giám đốc điều hành GWIPS cho biết: “Thế giới đang bị bao trùm bởi ngày càng nhiều xung đột, chủ nghĩa độc tài gia tăng và cản trở sự tiến bộ của phụ nữ”.
Trong bối cảnh đó, “chỉ số này nhắc nhở chúng ta rằng có mối tương quan trực tiếp giữa hạnh phúc của phụ nữ và hạnh phúc của các quốc gia. Đầu tư vào việc thúc đẩy bình đẳng giới cũng là đầu tư cho hòa bình, an ninh và thịnh vượng”.
Theo bảng xếp hạng WPS mới nhất này, Singapore dẫn đầu khu vực Đông Nam Á với vị trí thứ 15, tiếp theo là Thái Lan (52), Malaysia (64) và Việt Nam (78).
| Cán bộ ngoại giao nữ tận dụng ‘ưu thế’ để trở thành ‘phái mạnh’ trong công tác Sáng 20/10, tại hội trường Nhà làm việc Bộ Ngoại giao số 2 Lê Quang Đạo đã diễn ra Tọa đàm “Truyền thống phụ nữ ... |
| Cán bộ ngoại giao nữ: Tự hào mang sứ mệnh vì quyền con người Tôi nhìn nhận công tác của cán bộ ngoại giao nữ tại Geneva là “sứ mệnh” quan trọng, vinh dự và tự hào đồng thời ... |
| Mái nhà gắn kết phụ nữ Việt toàn châu Âu Phong trào phụ nữ Việt ở châu Âu phát triển ngày càng mạnh mẽ và một mái nhà chung mang tinh thần gắn kết, đồng ... |
| Làm nữ Đại sứ cách nửa vòng Trái đất Ngoại giao có lẽ là một nghề đặc thù bởi những chuyến công tác xa xứ. Có chuyến đi ngắn ngày nhưng cũng có những ... |
| ASEAN khẳng định ưu tiên thực hiện Nghị sự phụ nữ, hòa bình và an ninh vì hòa bình bền vững và thịnh vượng Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định, ASEAN cam kết bảo đảm bình đẳng giới và bảo vệ các quyền của phụ nữ. |