Đảng bộ Bộ Ngoại giao: Dấu ấn năm 2020

Bùi Thanh Sơn
Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực, Phó Bí thư Ban cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy Bộ Ngoại giao
TGVN. Năm 2020, Đảng ủy Bộ Ngoại giao phối hợp với Ban cán sự Đảng Bộ Ngoại giao đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai kịp thời, đồng bộ việc thực hiện nhiệm vụ chính trị đối ngoại trong năm Việt Nam đảm nhiệm vai trò kép là Chủ tịch ASEAN và Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ, đồng thời triển khai các mặt công tác xây dựng Đảng, góp phần bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định thuận lợi cho xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao vị thế đất nước.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đảng bộ Bộ Ngoại giao: Dấu ấn năm 2020
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. (Ảnh: Tuấn Anh)

Năm 2020 tình hình thế giới tiếp tục có những diễn biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường. Đại dịch Covid-19 với những tác động toàn diện, sâu rộng và nghiêm trọng đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội trên toàn cầu; suy thoái kinh tế lớn nhất kể từ Đại suy thoái 1929-1933 và tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng kéo dài; cạnh tranh chiến lược nước lớn quyết liệt chưa từng có kể từ sau Chiến tranh lạnh. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đặt ra cả thời cơ và thách thức đối với tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Năm 2020 toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ra sức thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện trọng đại của đất nước (90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, 45 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh), quyết tâm thực hiện thắng lợi năm cuối cùng triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII, đồng thời tổ chức đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Trong bối cảnh đó, Đảng ủy Bộ Ngoại giao phối hợp với Ban Cán sự Đảng Bộ Ngoại giao đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai kịp thời, chủ động, linh hoạt, sáng tạo, đồng bộ việc thực hiện nhiệm vụ chính trị đối ngoại trong năm Việt Nam đảm nhiệm vai trò kép là Chủ tịch ASEAN và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, đồng thời triển khai tất cả các mặt công tác xây dựng Đảng, góp phần bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định thuận lợi cho xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao vị thế đất nước.

Đảng bộ đã lãnh đạo cán bộ, đảng viên, quần chúng tích cực thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 75 năm thành lập ngành Ngoại giao, 70 năm thành lập Đảng bộ Bộ Ngoại giao, 70 năm thành lập Công đoàn Bộ Ngoại giao và đạt được nhiều thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng đảng, xây dựng ngành.

Lãnh đạo Bộ gặp mặt, giao nhiệm vụ cho Văn phòng Đảng ủy - Đoàn thể sau khi hợp nhất

Lãnh đạo Bộ gặp mặt, giao nhiệm vụ cho Văn phòng Đảng ủy - Đoàn thể sau khi hợp nhất

Hợp nhất Đảng bộ Ngoài nước với Đảng bộ Bộ Ngoại giao, gọi là Đảng bộ Bộ Ngoại giao

Nhiệm kỳ 2015-2020 đã đánh dấu một bước phát triển quan trọng của Đảng bộ Bộ Ngoại giao với việc Trung ương, Bộ Chính trị đã quyết định hợp nhất Đảng bộ Ngoài nước với Đảng bộ Bộ Ngoại giao (Quyết định 209-QĐ/TW ngày 26/11/2019 của Bộ Chính trị).

Theo Quyết định của Bộ Chính trị, Đảng bộ Bộ Ngoại giao là Đảng bộ cấp trên cơ sở thuộc Đảng uỷ Khối các cơ quan Trung ương, bao gồm các tổ chức đảng thuộc Đảng bộ Ngoài nước và các tổ chức đảng thuộc Đảng bộ Bộ Ngoại giao.

Nhận thức rõ vinh dự to lớn, song trách nhiệm hết sức nặng nề mà Trung ương tin tưởng giao cho Đảng bộ Bộ Ngoại giao, tiếp nối và phát huy truyền thống 75 năm của Bộ Ngoại giao và gần 60 năm công tác đảng ngoài nước, Ban cán sự Đảng và Đảng ủy Bộ Ngoại giao đã triển khai nghiêm túc, song rất khẩn trương quyết định của Bộ Chính trị.

Sau khi hợp nhất, Đảng bộ Bộ Ngoại giao trở thành đảng bộ lớn nhất trong 61 đảng bộ thuộc Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương, với gần 1,3 vạn đảng viên, được bố trí sinh hoạt trong gần 600 tổ chức đảng cả trong và ngoài nước; có hơn 500 tổ chức hội đoàn, với 5,3 triệu quần chúng, cộng đồng người Việt Nam tại 130 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Cho đến nay, các nhiệm vụ đề ra trong Quyết định 209 của Bộ Chính trị cơ bản đã hoàn thành. Hệ thống tổ chức ổn định, công tác đảng ngoài nước được triển khai suôn sẻ, đội ngũ cán bộ, đảng viên yên tâm công tác, bước đầu đã có những đóng góp tích cực, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ.

Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 30/5/2019 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Kế hoạch số 155-KH/ĐUK, ngày 10/10/2019 của Đảng uỷ Khối các cơ quan Trung ương về đại hội đảng bộ các cấp trong Đảng bộ Khối tiến tới Đại hội XIII của Đảng, các đại hội cấp cơ sở trong Đảng bộ tiến hành trong tháng 5, tháng 6/2020 và Đại hội Đảng bộ Bộ Ngoại giao tiến hành trong tháng 8/2020 đã thành công tốt đẹp.

Với chủ đề “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên góp phần xây dựng ngành Ngoại giao năng động, sáng tạo, hiệu quả, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, Đại hội Đảng bộ Bộ Ngoại giao lần thứ XXVIII là hoạt động chính trị đặc biệt quan trọng của toàn ngành Ngoại giao, không chỉ kiểm điểm công tác lãnh đạo, chỉ đạo kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị và các mặt công tác xây dựng Đảng nhiệm kỳ 2015-2020, xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cho nhiệm kỳ tới, mà còn là dịp nhìn lại chặng đường 75 năm triển khai thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và tổng kết, đánh giá những đóng góp của công tác đối ngoại sau gần 35 năm đổi mới.

Đại hội Đảng bộ Bộ Ngoại giao đã bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Ngoại giao nhiệm kỳ 2020-2025 gồm 35 đồng chí, Ban Thường vụ gồm 9 đồng chí, đồng chí Bùi Thanh Sơn, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng thường trực, Bí thư Đảng uỷ Bộ nhiệm kỳ 2015-2020 tiếp tục được bầu giữ chức Bí thư Đảng uỷ Bộ Ngoại giao nhiệm kỳ 2020-2025. Ngay sau Đại hội, Đảng ủy Bộ đã khẩn trương ban hành các quy chế, chương trình hành động, chương trình làm việc toàn khóa của Đảng ủy và UBKT, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đồng chí cấp ủy viên.

Khai mạc Đại hội Đại biểu Đảng bộ Bộ Ngoại giao lần thứ XXVIII nhiệm kỳ 2020-2025

Khai mạc Đại hội Đại biểu Đảng bộ Bộ Ngoại giao lần thứ XXVIII nhiệm kỳ 2020-2025

Đảng bộ Bộ Ngoại giao và Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài góp ý dự thảo văn kiện Đại hội XIII của Đảng

Tại các đại hội các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ Ngoại giao lần thứ XXVIII, việc nghiên cứu, góp ý vào dự thảo văn kiện đại hội, trong đó có dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII, đã được thực hiện nghiêm túc, có chất lượng, theo đúng hướng dẫn của cấp trên.

Thực hiện Thông báo Kết luận số 159-TB/TW, ngày 15/1/2020 của Bộ Chính trị về việc thảo luận các văn kiện Đại hội XIII của Đảng tại đại hội đảng bộ các cấp, gửi lấy ý kiến nhân dân và tổng hợp các ý kiến đóng góp và văn kiện Đại hội XIII của Đảng và các hướng dẫn của Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Tổ chức Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Đảng uỷ Khối các cơ quan Trung ương, Ban cán sự Đảng Bộ và Đảng ủy Bộ chỉ đạo triển khai việc tham gia góp ý, lấy ý kiến, tổng hợp ý kiến góp ý rất công phu, bài bản.

Bộ Ngoại giao đã phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Trung ương, Ban Đối ngoại Trung ương, Ủy ban Đối ngoại Quốc hội và các cơ quan liên quan… trao đổi thảo luận sâu, tiến hành nhiều chuyên đề, đề tài nghiên cứu tổng kết 5 năm triển khai công tác đối ngoại của Đại hội XII, 10 năm thực hiện Cương lĩnh năm 2011 cũng như nhìn lại thành tựu đối ngoại gần 35 năm Đổi mới và đưa ra các kiến nghị chính sách.

Các đồng chí lãnh đạo Bộ Ngoại giao tham gia trong nhiều cơ chế xây dựng dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII như Tiểu ban Văn kiện, Tiểu ban Điều lệ, Tổ biên tập tiểu ban Kinh tế- Xã hội của Đại hội XIII. Đảng bộ đã tổ chức nhiều hình thức lấy ý kiến góp ý vào dự thảo văn kiện lấy ý kiến đảng viên cả trong và ngoài nước tại đại hội đảng các cấp, Đại hội Đảng bộ lần thứ XXVIII, Đại hội Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương lần thứ XIII.

Đáng chú ý là Hội nghị các đồng chí cán bộ chủ chốt, nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước, nguyên Bộ trưởng Ngoại giao qua các thời kỳ, các đồng chí chuyên gia, cố vấn cao cấp của Bộ Ngoại giao đóng góp dự thảo văn kiện trực tiếp do đồng chí Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao, Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ và đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đồng chủ trì.

Tháng 11/2020, đồng chí Bí thư Đảng ủy Bộ đã chủ trì Hội nghị công chức, viên chức và người lao động đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng. Đảng bộ Bộ Ngoại giao là một trong số các bộ, ban ngành Trung ương đầu tiên triển khai chủ trương này.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Trung ương, Đảng ủy Bộ khẩn trương chỉ đạo các cơ quan đại diện tổ chức lấy ý kiến người Việt Nam ở nước ngoài và trong thời gian ngắn đã tổng hợp ý kiến góp ý của người Việt Nam ở nước ngoài báo cáo Tiểu ban Văn kiện, Ban Tuyên giáo Trung ương, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương.

Ngay khi dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng ngày 20/10/2020, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo các cơ quan đại diện triển khai nghiêm túc việc lấy ý kiến góp ý của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, lực lượng tri thức quan trọng và một bộ phận không tách rời của đại đoàn kết dân tộc Việt Nam, qua đó đã thu thập được nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của các tri thức, học giả, doanh nhân, lưu học sinh sinh viên, các tổ chức hội nhóm người Việt Nam ở nước ngoài…. trên tất cả các châu lục trên thế giới.

Các ý kiến đều đánh giá cao trong 10 năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức rất lớn nhưng kinh tế - xã hội nước ta đã đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Trong những năm 2016-2019 nền kinh tế tiếp tục phát triển nhanh, khá toàn diện; kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng khá; sức cạnh tranh, tiềm lực và quy mô nền kinh tế được nâng lên.

Trong năm 2020, đại dịch Covid-19 tác động mạnh đến nước ta nhưng nhờ sự chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ kịp thời, hiệu quả, cùng với quyết tâm thực hiện “mục tiêu kép”: vừa quyết liệt phòng chống dịch với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, vừa tập trung phục hồi và phát triển kinh tế, Việt Nam là nước Đông Nam Á duy nhất và một trong số ít nước duy trì tăng trưởng kinh tế. Những thành tựu này rất đáng trân trọng, khơi dậy niềm tự hào dân tộc trong cộng đồng bà con ta ở nước ngoài, góp phần xây dựng hình ảnh Việt Nam “an toàn, năng động, ổn định và phát triển”.

Người Việt Nam ở nước ngoài đã phát huy thế mạnh đóng góp nhiều sáng kiến, khuyến nghị trên các lĩnh vực như giáo dục, đào tạo và khoa học - công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao; môi trường, chống biến đổi khí hậu, phát triển bền vững (sau đại dịch Covid, nguồn nước sông Mekong…), cũng như nhiều xu hướng, nội dung mới như khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, kinh tế số…

So với các kỳ đại hội trước, các ý kiến góp ý khá cởi mở, tích cực, không còn nhiều ý kiến băn khoăn về mô hình phát triển, mà thể hiện niềm tin vào sự lựa chọn mô hình phát triển theo định hướng XHCN trên cơ sở nền kinh tế thị trường tại Việt Nam (do thành quả của công cuộc đổi mới, ổn định chính trị, phòng chống tham nhũng và kiểm soát thành công dịch bệnh Covid-19).

Tựu trung, cơ bản các ý kiến người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp cho các dự thảo văn kiện Đại hội XIII của Đảng đều tâm huyết, trách nhiệm, cho rằng việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân, trong đó có cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài thể hiện tinh thần cởi mở, phát huy trí tuệ, sự đoàn kết, quyền làm chủ của nhân dân trong hoạch định đường lối, chủ trương, quyết sách quan trọng của đất nước, các ý kiến đều thể hiện trông đợi Đại hội XIII sẽ đưa đất nước ta bước vào giai đoạn phát triển mới với quyết tâm và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh và hạnh phúc.

Việc lấy ý kiến góp ý của người Việt Nam ở nước ngoài cũng là dịp để tuyên truyền rộng rãi hơn tới cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài những chủ trương, quan điểm, định hướng lớn, quan trọng trong các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII góp phần tạo sự thống nhất cao về nhận thức, hành động và ý chí quyết tâm trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng

Trong thời gian tới, tình hình thế giới tiếp tục có những diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường. Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, song đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Đặc biệt, sự điều chỉnh chính sách đối nội, đối ngoại của các nước, nhất là các nước lớn tác động hàng ngày, hàng giờ không chỉ đến hoạt động của các tổ chức đảng và đảng viên ở ngoài nước mà còn đến cuộc sống, tâm tư, tình cảm của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài mong muốn đóng góp xây dựng quê hương, đất nước. Đồng chí Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bí thư Ban cán sự đảng Bộ, đã nhấn mạnh “Nhiệm vụ chính trị đối ngoại ngày càng lớn, nặng nề, khó khăn, thì công tác xây dựng Đảng càng cần phải chú trọng, vững vàng về chính trị tư tưởng, thống nhất về ý chí và hành động, chặt chẽ về tổ chức để lãnh đạo toàn Ngành hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao phó cho Bộ Ngoại giao”.

Đảng bộ Bộ Ngoại giao xác định đó cũng là đòi hỏi của Trung ương đặt ra đối với công tác đối ngoại và công tác đảng ngoài nước, để góp phần xây dựng ngành Ngoại giao toàn diện, hiện đại, năng động, sáng tạo, hiệu quả, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Với tinh thần đó, nhiệm kỳ 2020-2025, Đảng bộ Bộ Ngoại giao tập trung vào các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu là:

Thứ nhất, phối hợp với Ban Cán sự đảng Bộ Ngoại giao lãnh đạo đảm bảo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị; tiếp tục phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại trong việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để phát triển, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước; không ngừng đổi mới tư duy, tận dụng và kiến tạo cơ hội đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.

Thứ hai, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chính trị tư tưởng; nâng cao năng lực, trình độ, bản lĩnh chính trị, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên. Nhạy bén trong thông tin tuyên truyền nhằm tạo sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tăng cường đấu tranh bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, góp phần bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ đất nước “từ sớm, từ xa”.

Thứ ba, với số lượng đảng viên lớn, trải rộng khắp nơi trên thế giới, lưu lượng biến động 30% mỗi năm. Đảng ủy Bộ Ngoại giao đặt trọng tâm đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo và cách thức tổ chức hoạt động nhất là đối với các tổ chức đảng ngoài nước; nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, tạo sự chuyển biến về chất lượng hoạt động của các loại hình tổ chức cơ sở đảng; thực hiện tốt công tác quản lý, phát triển đảng viên. Làm tốt công tác kiểm tra, giám sát để góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị và các mặt công tác đảng.

Thứ tư, nâng cao hiệu quả công tác vận động, tập hợp quần chúng, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, vận động cộng đồng đoàn kết, hướng về quê hương đất nước.

Thứ năm, đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp ủy đảng trong bối cảnh đã hợp nhất Đảng bộ Ngoài nước và Đảng bộ Bộ Ngoại giao, trọng tâm là gắn công tác xây dựng Đảng với thực hiện nhiệm vụ chính trị đối ngoại; trước hết là trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Đồng thời, cần xây dựng phương thức hoạt động của tổ chức đảng và cách thức quản lý đảng viên ở ngoài nước vừa đảm bảo nguyên tắc tổ chức của Đảng, vừa linh hoạt, phù hợp với điều kiện đặc thù ở nước ngoài.

TIN LIÊN QUAN
Đảng bộ Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2020
Đoàn đại biểu Đảng bộ Bộ Ngoại giao tham dự Đại hội đại biểu Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2020-2025
Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Ngoại giao lần thứ 2
Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Ngoại giao lần thứ XXVIII thành công tốt đẹp
Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong triển khai đồng bộ, toàn diện, hiệu quả nhiệm vụ chính trị của ngành Ngoại giao

Đọc thêm

Khủng hoảng Haiti: Mỹ xác nhận điều động lực lượng, gửi viện trợ vũ khí tới thủ đô Port-au-Prince

Khủng hoảng Haiti: Mỹ xác nhận điều động lực lượng, gửi viện trợ vũ khí tới thủ đô Port-au-Prince

Mỹ đã gửi lực lượng tới thủ đô của Haiti từ ngày 3/5 để tham gia phái bộ an ninh đa quốc gia do Liên hợp quốc ủy quyền và ...
Huỳnh Như xuất sắc nhất trận đấu Lank FC thắng Maritimo

Huỳnh Như xuất sắc nhất trận đấu Lank FC thắng Maritimo

Tiền đạo Huỳnh Như ghi dấu ấn trong cả hai bàn thắng giúp Lank FC thắng Maritimo 2-0 ở vòng 21 giải bóng đá nữ vô địch quốc gia Bồ ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 6/5 và sáng 7/5: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 36 - Crystal Palace vs MU; Ligue 1 - Lille vs Lyon

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 6/5 và sáng 7/5: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 36 - Crystal Palace vs MU; Ligue 1 - Lille vs Lyon

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 6/5 và sáng 7/5: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 36 - Crystal Palace vs MU; Serie A vòng 35 - Udinese ...
V-League 2023/24: HLV Kim Sang Sik dự khán trận Thể Công Viettel thất bại trước Hoàng Anh Gia Lai

V-League 2023/24: HLV Kim Sang Sik dự khán trận Thể Công Viettel thất bại trước Hoàng Anh Gia Lai

Lợi thế sân nhà nhưng Thể Công Viettel phải nhận thất bại trước HAGL ở vòng 16 V-League 20/24, trong ngày HLV Kim Sang Sik theo dõi từ khán đài.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Pháp, mang theo 3 thông điệp và kỳ vọng 'thắp sáng tương lai bằng ngọn đuốc lịch sử'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Pháp, mang theo 3 thông điệp và kỳ vọng 'thắp sáng tương lai bằng ngọn đuốc lịch sử'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới Paris, bắt đầu chuyến công du cấp nhà nước đến 3 quốc gia châu Âu là Pháp, Serbia và Hungary.
Điểm tin thế giới sáng 6/5: Triển lãm ô tô lớn nhất Trung Quốc, Mỹ xảy ra nổ súng, Hàn Quốc tham gia tập trận phòng thủ mạng

Điểm tin thế giới sáng 6/5: Triển lãm ô tô lớn nhất Trung Quốc, Mỹ xảy ra nổ súng, Hàn Quốc tham gia tập trận phòng thủ mạng

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 6/5.
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phiên bản di động