Đặt trọng tâm đối ngoại vào hợp tác ở khu vực Mekong

Nhã Anh
Việc Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 7 cho thấy sự coi trọng của Việt Nam với hợp tác ở khu vực Mekong.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đặt trọng tâm đối ngoại vào hợp tác ở khu vực Mekong
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 7. (Nguồn: VPG)

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Techo Hun Sen, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 7 vào hôm nay (9/9) theo hình thức trực tuyến.

Hội nghị do Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen chủ trì, với sự tham dự của nhiều nhà lãnh đạo và quan chức cấp cao khác, bao gồm Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, Thủ tướng Lào Phankham Viphavanh, Chủ tịch điều hành Hội đồng Nhà nước Myanmar Min Ang Hlaing, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha và Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) Masatgusu Asakawa.

Với chủ đề: “GMS: Lấy lại sức mạnh để đối phó với những thách thức trong thập niên mới”, Hội nghị sẽ xem xét tiến trình hợp tác khu vực kể từ Hội nghị thượng đỉnh GMS lần thứ 6 diễn ra ngày 31/3/2018 tại Việt Nam, đồng thời lên kế hoạch định hướng và hoạt động trong 3 năm tới với sự hỗ trợ của ADB.

Hội nghị cũng là cơ hội để các bên tham gia thể hiện cam kết và đóng góp vì một tiểu vùng hội nhập, thịnh vượng, bền vững và phát triển toàn diện hơn trong việc đối phó với các thách thức để tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội trong phạm vi tiểu vùng, khu vực và rộng hơn nữa.

Diễn ra trong bối cảnh khu vực đang đứng trước nhiều thách thức, Hội nghị cho thấy vai trò, tầm quan trọng của Hợp tác GMS với việc tăng cường, kết nối và thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa các nước, đóng góp vào phát triển kinh tế-xã hội của các nước thành viên, ứng phó với những thách thức chung của khu vực, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, đồng thời thu hút sự quan tâm và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế với sự phát triển bền vững tại tiểu vùng Mekong.

Việc Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị tiếp tục thể hiện sự coi trọng của Việt Nam với hợp tác ở khu vực Mekong, tập trung các nước láng giềng, đối tác đặc biệt và đối tác chiến lược, đồng thời là thị trường quan trọng của doanh nghiệp Việt Nam.

Một trong những cơ chế thành công nhất ở tiểu vùng

Sáng kiến Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) được khởi xướng năm 1992 bởi Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). Chương trình của GMS dựa vào tham vấn và đối thoại giữa các thành viên GMS, trong đó tập trung vào các dự án ưu tiên ở tiểu vùng sông Mekong mở rộng. Cho đến nay, GMS đã tổ chức 24 Hội nghị Bộ trưởng và 6 Hội nghị Thượng đỉnh.

Mục tiêu dài hạn của GMS là thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác phát triển kinh tế cùng có lợi giữa các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và Trung Quốc (hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây), hỗ trợ các nước GMS thực hiện thành công các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, đưa tiểu vùng Mekong mở rộng nhanh chóng trở thành vùng phát triển nhanh và thịnh vượng ở Đông Nam Á.

GMS sẽ thực hiện mục tiêu này thông qua tiêu chí 3C là: Kết nối (Connectivity), Năng lực cạnh tranh (Competitiveness), Tinh thần cộng đồng (Community).

Mục tiêu trước mắt của GMS là xúc tiến các hoạt động chung trong các lĩnh vực có năng lực nhất (hạ tầng cơ sở, thương mại đầu tư, du lịch, bảo vệ môi trường và phát triển nguồn nhân lực), tạo môi trường thuận lợi để phát triển hợp tác kinh tế lâu dài, thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ hợp tác kinh tế cùng có lợi giữa các nước.

Thời gian qua, hợp tác GMS được triển khai trên các lĩnh vực: Giao thông vận tải, năng lượng, môi trường, nông nghiệp, du lịch, đầu tư, thương mại và phát triển nhân lực. Trong đó, lĩnh vực giao thông vận tải phát triển mạnh nhất, với sự hình thành của các hành lang kinh tế Bắc - Nam, Đông - Tây, và phía nam. Các nước cũng đã ký Hiệp định tạo thuận lợi cho vận chuyển hành khách và hàng hoá qua biên giới tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS-CBTA).

Tuy được đánh giá là một trong những cơ chế thành công nhất ở tiểu vùng, nhưng hợp tác GMS cũng đối mặt với một số thách thức như khó khăn trong thu hút nguồn lực cho các dự án hợp tác. Chênh lệch trình độ phát triển trong GMS còn cao.

Đặt trọng tâm đối ngoại vào hợp tác ở khu vực Mekong
Lãnh đạo các nước GMS và các đối tác tại Hội nghị Thượng đỉnh GMS lần thứ 6. (Ảnh: Q.Đ)

Tham gia tích cực, chủ động

Việt Nam tham gia tích cực Hợp tác kinh tế tiểu vùng GMS kể từ ngày đầu Sáng kiến GMS được thành lập từ năm 1992. Chính phủ Việt Nam luôn nhận thức được tầm quan trọng của Hợp tác kinh tế tiểu vùng và hội nhập kinh tế quốc tế trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của mình.

Trong những năm qua, Việt Nam đã tích cực, chủ động đóng góp vào hầu hết các sáng kiến hợp tác của GMS trong các lĩnh vực giao thông vận tải, năng lượng, đầu tư, thông tin và truyền thông, nông nghiệp; tích cực phối hợp với các nước thành viên, ADB và các đối tác phát triển để huy động nguồn lực phục vụ triển khai các dự án hợp tác GMS.

Việt Nam tham gia các sáng kiến hợp tác GMS như Hiệp định Vận tải xuyên biên giới (CBTA) các nước GMS; Chiến lược Ngành Giao thông tiểu vùng; Khung Chiến lược thúc đẩy Thương mại và Đầu tư; Diễn đàn Kinh doanh GMS; Kế hoạch Tổng thể Khu vực về Liên kết điện năng trong GMS; Hiệp định giữa các Quốc gia về Thương mại điện năng khu vực, Hiệp định Thương mại điện năng khu vực; Chiến lược Năng lượng tiểu vùng Mekong; Nghiên cứu về xoá bỏ ma tuý trong GMS; Chương trình xây dựng năng lực cho các cán bộ GMS theo Kế hoạch Phnom Penh về Quản lý Phát triển; Khung Chiến lược Môi trường và Chương trình môi trường trọng tâm, bao gồm Sáng kiến Hành lang Bảo tồn đa dạng sinh học.

Năm 2018, nhân dịp kỷ niệm 25 năm cơ chế hợp tác GMS được thành lập, Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh GMS lần thứ 6 với chủ đề “Phát huy 25 năm hợp tác, xây dựng GMS hội nhập, bền vững và thịnh vượng”. Các lãnh đạo GMS đã tập trung vào hai nội dung chính là đánh giá tình hình hợp tác GMS 25 năm qua; thảo luận về những cơ hội, thách thức cũng như các định hướng hợp tác lớn thời gian tới.

Hội nghị đã nhất trí thông qua Kế hoạch Hành động Hà Nội giai đoạn 2018-2022 và Khung đầu tư khu vực vùng 2022 nhằm làm rõ hơn các trọng tâm hợp tác, thực hiện các điều chỉnh cần thiết để đảm bảo hợp tác GMS đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển của các nước thành viên.

Khung đầu tư khu vực 2022 bao gồm 227 dự án với tổng kinh phí gần 66 tỷ USD. Hội nghị cũng đã nhất trí khởi động quá trình xây dựng tầm nhìn dài hạn sau 2022 cho hợp tác nhằm giúp các quốc gia thành viên thực hiện thành công Chương trình nghị sự về phát triển bền vững 2030 của Liên hợp quốc, nâng cao năng lực cạnh tranh, ứng phó với thách thức chung của khu vực và bảo đảm hợp tác GMS kịp thời đổi mới để có thể đáp ứng yêu cầu phát triển của các nước thành viên trong tình hình mới.

Về phát triển bền vững và bao trùm tiểu vùng Mekong, Hội nghị đã nhất trí thúc đẩy hợp tác về phát triển bền vững, thực hiện Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, Chương trình nghị sự 2030 của Liên Hợp Quốc về phát triển bền vững và tăng cường hợp tác về sử dụng bền vững và cùng quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên thông qua hợp tác xuyên biên giới và các nỗ lực chung nhằm đạt an ninh lương thực, an ninh nguồn nước và an ninh năng lượng.

Hợp tác GMS kể từ sau Hội nghị Thượng đỉnh GMS lần thứ 6 đã được đẩy mạnh trên nhiều lĩnh vực và đạt được các kết quả quan trọng như xây dựng và hoàn thiện hành lang kinh tế GMS, phát triển cơ sở hạ tầng, nổi bật là việc hoàn thành 8 dự án kết nối trị giá 2,8 tỷ USD, xây dựng Hiệp định khung về kết nối vận tải đường sắt xuyên biên giới trong GMS; triển khai chương trình an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững với kinh phí 3,5 triệu USD; triển khai nhiều dự án thiết thực trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, du lịch, y tế, môi trường, năng lượng.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề xuất 4 nội dung thúc đẩy hợp tác Mekong - Hàn Quốc

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề xuất 4 nội dung thúc đẩy hợp tác Mekong - Hàn Quốc

Ngày 8/9, nhận lời mời của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn, Bộ trưởng Ngoại ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 7

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 7

Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao.

(theo VGP)

Đọc thêm

Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Việc 4 nghi phạm vụ tấn công nhà hát ở Nga hôm 22/3 đều mang quốc tịch Tajikistan khiến sự chú ý đổ dồn về quốc gia Trung Á này.
Giá iPhone 11 giảm mạnh nhất lịch sử

Giá iPhone 11 giảm mạnh nhất lịch sử

Sau nhiều đợt điều chỉnh, giá iPhone 11 đang ở mức thấp nhất lịch sử kể từ khi ra mắt tại thị trường Việt Nam.
Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Chuyến đi của Tổng thống Pháp tới Brazil được cho là làm nồng ấm trở lại mối quan hệ băng giá dưới thời Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro.
XSMB 29/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 6 ngày 29/3/2024. dự đoán XSMB 29/3/2024

XSMB 29/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 6 ngày 29/3/2024. dự đoán XSMB 29/3/2024

XSMB 29/3 - Trực tiếp xổ số miền Bắc 29/3/2024. xổ số hôm nay 29/3. kết quả xổ số miền Bắc hôm nay. dự đoán xổ số miền Bắc thứ ...
XSMT 29/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 29/3/2024. SXMT 29/3/2024

XSMT 29/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 29/3/2024. SXMT 29/3/2024

XSMT 29/3 - xổ số hôm nay 29/3. trực tiếp xổ số miền Trung 29/3/2024. kết quả xổ số miền Trung hôm nay. xổ số miền Trung thứ 6. SXMT ...
XSMN 29/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu 29/3/2024. xổ số hôm nay 29/3

XSMN 29/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu 29/3/2024. xổ số hôm nay 29/3

XSMN 29/3 - kết quả xổ số ngày 29 tháng 3. trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 29/3/2024. xổ số hôm nay 29/3. xo so mien nam. SXMN ...
Công du New Zealand và Australia, Ngoại trưởng Trung Quốc tạo đà cải thiện quan hệ?

Công du New Zealand và Australia, Ngoại trưởng Trung Quốc tạo đà cải thiện quan hệ?

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đang thực hiện chuyến công du đến New Zealand và Australia để đẩy nhanh tốc độ cải thiện quan hệ giữa hai bên.
Bước chạy đà ấn tượng

Bước chạy đà ấn tượng

Với Thông điệp liên bang mạnh mẽ, đường như đương kim Tổng thống Joe Biden đã có bước chạy đà ấn tượng cho màn tái đấu giữa hai 'người quen cũ'.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Màn song đấu tái hiện

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Màn song đấu tái hiện

Từ nay đến khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra vào tháng 11 tới, nhiều bất ngờ sẽ còn xảy ra...
Chỗ dựa tinh thần của Tổng thống Palestine

Chỗ dựa tinh thần của Tổng thống Palestine

Việc Tổng thống Palestine lựa chọn đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ trong thời điểm hiện nay có thể coi là quyết định khôn khéo.
Xung đột Nga-Ukaine, động thái mới và dự báo cục diện, kết cục

Xung đột Nga-Ukaine, động thái mới và dự báo cục diện, kết cục

Cuộc xung đột ở Ukraine bước sang năm thứ ba khó đoán định.
Nhóm Visegrad: Phép cộng không đơn giản

Nhóm Visegrad: Phép cộng không đơn giản

Kết quả Hội nghị thượng đỉnh nhóm Visegrad vừa diễn ra tại Czech, một lần nữa cho thấy các thành viên của nhóm lại không cùng nhìn về một hướng.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Nhật Bản, Mỹ và Philippines sẽ lần đầu tiên được tổ chức tại Mỹ vào giữa tháng 4 này.
Phiên bản di động