TIN LIÊN QUAN | |
Quốc hội Mỹ cân nhắc yêu cầu chính phủ tham gia giải quyết thương chiến Nhật - Hàn | |
Kinh tế Nhật - Hàn đang gánh chịu nhiều thiệt hại do căng thẳng thương mại |
Từ trái sang: Bộ trưởng Quốc phòng Taro Kono, Bộ trưởng Ngoại giao Toshimitsu Motegi, Thủ tướng Shinzo Abe, Bộ trưởng Tài chính Taro Aso và Bộ trưởng Nội vụ và Truyền thông Sanae Takaichi tại cuộc họp đầu tiên của Nội các mới, ngày 11/9. (Nguồn: Kyodo) |
Điều này thể hiện ở việc sắp xếp nhân sự cho các vị trí Bộ trưởng Ngoại giao, Quốc phòng và Thương mại - những người sẽ giải quyết vấn đề trong các lĩnh vực đang có tranh chấp với Hàn Quốc. Đáng chú ý, Thủ tướng Abe đã điều chuyển ông Taro Kono - một người có quan điểm cứng rắn với Hàn Quốc - từ vị trí Bộ trưởng Ngoại giao sang vị trí Bộ trưởng Quốc phòng.
Ông Abe dự định sẽ thúc giục Hàn Quốc có các bước đi cụ thể liên quan tới phán quyết của tòa án nhằm yêu cầu các công ty Nhật Bản phải bồi thường cho những người Hàn Quốc đã bị cưỡng ép lao động trong Thế chiến II.
Nhật Bản vẫn duy trì lập trường cho rằng, các vấn đề bồi thường liên quan tới Thế chiến II, trong đó có các vụ kiện đòi bồi thường của những người Hàn Quốc bị ép phải làm việc cho các công ty Nhật Bản, đã được giải quyết theo thỏa thuận song phương mà hai nước ký kết vào năm 1965.
Trong thời gian giữ chức Ngoại trưởng, ông Kono đã từng triệu tập Đại sứ Hàn Quốc tại Nhật Bản Nam Gwan-pyo và chỉ trích Seoul về vấn đề lao động cưỡng bức thời chiến. Khi Hàn Quốc quyết định hủy bỏ Hiệp định đảm bảo an toàn thông tin quân sự chung (GSOMIA) với Nhật Bản, ông Kono đã tuyên bố rằng Seoul “đã hiểu sai về môi trường an ninh khu vực”.
Bình luận về việc ông Kono được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng, một quan chức cao cấp trong Chính phủ Nhật Bản cho biết, nếu ông Kono bị loại ra khỏi danh sách Nội các mới, nhiều người có thể nghĩ rằng cách ông này xử lý các vấn đề liên quan tới Hàn Quốc là có vấn đề. Tuy nhiên, Thủ tướng Abe đã ưu tiên sự tiếp nối trong các chính sách đối ngoại của ông.
Mặt khác, Thủ tướng Abe cũng bổ nhiệm ông Toshimitsu Motegi làm Bộ trưởng Ngoại giao khi đánh giá cao năng lực của ông này. Phát biểu tại cuộc họp báo hôm 13/9, mặc dù nhấn mạnh rằng, giới chức ngoại giao Nhật Bản sẽ tiếp tục giữ mối liên hệ với phía Hàn Quốc, nhưng ông Motegi cũng khẳng định, Tokyo sẽ thuyết phục Seoul giải quyết vấn đề vi phạm luật pháp quốc tế càng sớm càng tốt. Vì vậy, ông nhấn mạnh rằng, ông sẽ có lập trường chống Hàn Quốc.
Trong khi đó, tân Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) Isshu Sugawara, người sẽ giám sát các hoạt động xuất khẩu, có mối quan hệ chặt chẽ với Chánh Văn phòng Nội các Yoshihide Suga.
Bình luận về ba bộ trưởng mới, một quan chức của Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền cho biết, Văn phòng Thủ tướng có thể sẽ tiếp tục đóng vai trò trọng yếu trong các chính sách của Nhật Bản đối với Hàn Quốc.
Cùng ngày 11/9, Hàn Quốc thông báo rằng, nước này sẽ gửi đơn kiện lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về việc Tokyo siết chặt quản lý xuất khẩu đối với ba nguyên liệu công nghệ cao sang Hàn Quốc.
Trong bối cảnh căng thẳng đang gia tăng giữa Tokyo và Seoul, một quan chức Chính phủ Nhật Bản cho biết, Hàn Quốc cần phải cố gắng hết sức sau khi nhìn vào danh sách các thành viên trong Nội các mới của Nhật Bản. Quan chức này cho rằng, danh sách Nội các mới “giống như một thông điệp rằng (Nhật Bản) sẽ không thay đổi lập trường cứng rắn” đối với Hàn Quốc.
| Thương chiến Nhật - Hàn: Ai còn chờ ai? TGVN. Bất chấp thiện chí của Trung Quốc ngỏ ý làm trung gian hoà giải cùng thông điệp mong hạ nhiệt của Hàn Quốc, Nhật ... |
| Hàn Quốc tuyên bố sẵn sàng trao đổi với Nhật Bản về 'Danh sách Trắng' TGVN. Ngày 17/8, Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Sung Yun-mo cho biết, Seoul đã báo trước với Tokyo về kế hoạch đưa Nhật Bản ... |
| 'Tự lực cánh sinh' sản xuất linh kiện điện tử, Hàn Quốc chắc thắng mấy phần? TGVN. Kế hoạch tự sản xuất linh kiện điện tử của Hàn Quốc nhằm giảm sự phụ thuộc vào Nhật Bản bước đầu có thể ... |