Dấu mốc mới trong quan hệ Việt Nam-Hy Lạp

Duy Quang
Chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Hy Lạp Nikolaos Dendias diễn ra chưa đầy hai tháng sau chuyến thăm của Tổng thống Hy Lạp đến Việt Nam (15-19/5/2022).
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Quan hệ Việt Nam-Hy Lạp đang có những chuyển biến mới tích cực. Chỉ trong vòng chín tháng, hai bên đã thực hiện ba chuyến thăm quan trọng, đem lại nhiều kết quả thiết thực.

Nhân dịp này, hai Bộ trưởng cũng chứng kiến lễ ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực đào tạo cán bộ ngoại giao giữa Học viện Ngoại giao Việt Nam và Học viện Ngoại giao Hy Lạp.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và người đồng cấp Hy Lạp Nikolaos Dendias chứng kiến lễ ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực đào tạo cán bộ ngoại giao giữa Học viện Ngoại giao Việt Nam và Học viện Ngoại giao Hy Lạp. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Đà phát triển tích cực

Vào tháng 11 năm ngoái, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Hy Lạp với nhiều hoạt động như hội kiến Tổng thống Katerina Sakellaropoulou, Phó Chủ tịch Quốc hội Charalampos Athanasiou, hội đàm với Phó Thủ tướng Panagiotis Pikrammenos, gặp Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Hy Lạp Dimitrios Koutsoumpas, chủ trì Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam-Hy Lạp...

Tại các cuộc gặp, hai bên hài lòng nhận thấy trong hơn 45 năm qua kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao (ngày 15/4/1975), Việt Nam và Hy Lạp luôn duy trì quan hệ hữu nghị tốt đẹp; nhất trí cần tăng cường trao đổi đoàn và tiếp xúc các cấp, nhằm xây dựng định hướng đưa quan hệ song phương phát triển hiệu quả và đa dạng, mở rộng hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hoá, du lịch...

Sáu tháng sau đó, bà Katerina Sakellaropoulou, nữ Tổng thống đầu tiên trong lịch sử Hy Lạp, thăm chính thức Việt Nam.

Đây cũng là chuyến công du đầu tiên của một nguyên thủ thuộc Liên minh châu Âu (EU) đến Việt Nam kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Trong chuyến thăm kéo dài năm ngày, người đứng đầu Nhà nước Hy Lạp đã chào xã giao Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, hội đàm với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, hội kiến Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, dự tiệc trà do Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân chủ trì… Lãnh đạo hai bên đều tin tưởng chuyến thăm là bước tiến quan trọng, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quan hệ song phương. Hai bên nhất trí tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực Hy Lạp có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu như kinh tế biển, đóng tàu, cảng biển, du lịch...; đồng thời sớm thống nhất, ký kết hiệp định tránh đánh thuế hai lần và hiệp định vận tải biển nhằm tạo khuôn khổ cho hợp tác kinh tế hai nước trong thời gian tới.

Trao đổi thực chất

Tiếp nối những bước tiến quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Hy Lạp, đặc biệt là việc tăng cường trao đổi đoàn và tiếp xúc các cấp, từ ngày 31/7-1/8, Bộ trưởng Ngoại giao Nikolaos Dendias lần đầu tiên thăm chính thức Việt Nam, theo lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, Bộ trưởng Nikolaos Dendias đã chào xã giao Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính và hội đàm với người đồng cấp Bùi Thanh Sơn.

Tại các cuộc gặp, các nhà lãnh đạo Việt Nam khẳng định luôn lưu giữ những tình cảm tốt đẹp cùng sự giúp đỡ quý báu của Hy Lạp dành cho Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, cũng như trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ngày nay. Đặc biệt, Việt Nam chân thành cảm ơn phía Hy Lạp đã viện trợ 250.000 liều vaccine Astra Zeneca giúp Việt Nam, đồng thời hoan nghênh nước bạn đã trao tặng khoản tài trợ trị giá 50.000 Euro cho Ủy ban Olympic Quốc gia Việt Nam.

Bộ trưởng Dendias khẳng định Hy Lạp coi trọng vai trò và vị thế của Việt Nam ở khu vực, mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác với Việt Nam trong tổng thể chính sách của Hy Lạp đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đồng thời ủng hộ Việt Nam tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác và hợp tác toàn diện với EU.

Hai bên cùng thảo luận và chia sẻ quan điểm về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Về vấn đề Biển Đông, Bộ trưởng Dendias ủng hộ lập trường của Việt Nam; nhấn mạnh lập trường nhất quán của Hy Lạp và EU về tầm quan trọng của duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đón, hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Hy Lạp
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Bộ trưởng Ngoại giao Nikolaos Dendias ngày 1/8. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Tại hội đàm, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định chuyến thăm của người đồng cấp Hy Lạp đánh dấu mốc mới trong quan hệ hợp tác hai nước, góp phần triển khai kết quả chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Katerina Sakellaropoulou, đưa quan hệ hai nước sang một giai đoạn phát triển mới.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đánh giá cao Hy Lạp đã sớm phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA) và đề nghị hai bên phối hợp chặt chẽ để khai thác tối đa các cơ hội từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), tạo điều kiện cho mặt hàng nông sản của Việt Nam thâm nhập các hệ thống siêu thị của Hy Lạp. Bộ trưởng cũng đề nghị Hy Lạp vận động EU sớm gỡ bỏ thẻ vàng IUU đối với hàng thủy sản Việt Nam.

Đánh giá cao những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, Bộ trưởng Nikolaos Dendias đề xuất hai bên duy trì các cơ chế hợp tác, trong đó có tham vấn chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao, khẳng định ủng hộ việc đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại Hy Lạp và thúc đẩy hợp tác giữa các địa phương hai nước.

Hai Bộ trưởng nhất trí tiếp tục tăng cường trao đổi đoàn các cấp, đặc biệt là cấp cao và phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương và quốc tế, trong đó có Liên hợp quốc và các khuôn khổ hợp tác ASEAN-EU, ASEM...

Bộ trưởng Ngoại giao Nikolaos Dendias: Hy Lạp luôn coi Việt Nam là đối tác ưu tiên, quan trọng tại khu vực và mong muốn củng cố hơn nữa quan hệ hợp tác nhiều mặt với Việt Nam.

Những điều đặc biệt

Trong chuyến thăm, bên cạnh việc nhất trí đẩy mạnh hơn nữa quan hệ song phương, Bộ trưởng Ngoại giao Nikolaos Dendias thông báo đề xuất của phía Hy Lạp về việc xây dựng tượng đài, không gian tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hy Lạp. Đề xuất này được phía Việt Nam đánh giá cao, đồng thời hai bên khẳng định sẽ để các cơ quan của liên quan làm việc cụ thể để thống nhất và triển khai.

Đặc biệt, gần như đồng thời với thời điểm diễn ra chuyến thăm của Bộ trưởng Nikolaos Dendias, trưa ngày 2/8, giữa cái nắng gắt của miền Trung, tro cốt của Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Kostas Sarantidis - Nguyễn Văn Lập, người ngoại quốc duy nhất được phong tặng danh hiệu này, đã được đặt trong nghĩa trang Quân khu 5, thành phố Đà Nẵng. Trong cuộc gặp với Bộ trưởng Hy Lạp, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ vui mừng được biết tro cốt của người chiến sĩ mang hai quốc tịch Hy Lạp và Việt Nam được trở về với đồng đội tại Việt Nam theo như di nguyện của ông.

Dấu mốc mới trong quan hệ Việt Nam-Hy Lạp
Quang cảnh lễ truy điệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Kostas Sarantidis - Nguyễn Văn Lập tại Nhà tang lễ Quân khu 5, Đà Nẵng. (Nguồn: TTXVN)

Anh hùng Kostas Nguyễn Văn Lập sinh ra tại đất nước Hy Lạp, song cả tuổi thanh xuân của ông đã sống, chiến đấu bên những đồng đội, đồng chí tại Việt Nam. Chia sẻ tại lễ viếng Anh hùng Kostas Nguyễn Văn Lập, Đại sứ Việt Nam tại Hy Lạp Lê Hồng Trường cho biết, để đưa được tro cốt của ông về Việt Nam là cả một sự cố gắng và thuận lòng của Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 và người thân của ông Lập.

“Không chỉ là người nước ngoài duy nhất tới nay được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, mà là người hiếm hoi xin đưa tro cốt tới một đất nước không phải nơi mình sinh ra. Điều đó cho thấy sức ảnh hưởng to lớn của hình ảnh đất nước, tình cảm nhân dân con người Việt Nam”, Đại sứ Lê Hồng Trường khẳng định.

***

Tổng thống Katerina Sakellaropoulou trong chuyến thăm hồi tháng 5/2022 từng nói, Hy Lạp và Việt Nam cách xa nhau về địa lý nhưng có nhiều điểm tương đồng. Hai đất nước có bề dày lịch sử, Hy Lạp có nền văn minh cổ đại, còn chiều dài lịch sử của Việt Nam kéo dài hàng ngàn năm. Cả hai nước đã trải qua giai đoạn đấu tranh giành độc lập dân tộc và đều có vị trí địa chính trị quan trọng, là cửa ngõ đến với thị trường khu vực ASEAN và EU…

Trên cơ sở những điểm tương đồng và quan hệ hữu nghị, hợp tác truyền thống, cùng quyết tâm của lãnh đạo cấp cao hai nước, chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Ngoại giao Nikolaos Dendias là một điểm nhấn quan trọng trong bức tranh tổng thể về quan hệ Việt Nam-Hy Lạp với kỳ vọng đưa quan hệ song phương đi vào thực chất, hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, chiều 1/8, Bộ trưởng Nikolaos Dendias đã tới Tổng cục Thể dục Thể thao và trao tặng 50.000 Euro cho Chương trình “Vận động viên tài năng trẻ Việt Nam”.
Dấu mốc mới trong quan hệ Việt Nam-Hy Lạp
Tiểu sử Bộ trưởng Ngoại giao Hy Lạp Nikolaos Dendias. (Nguồn: Báo TG&VN)
Hy Lạp coi trọng vai trò và vị thế của Việt Nam ở khu vực

Hy Lạp coi trọng vai trò và vị thế của Việt Nam ở khu vực

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tin tưởng chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Ngoại giao Hy Lạp sẽ góp phần quan trọng vào ...

Tạo điều kiện cho nông sản Việt thâm nhập hệ thống siêu thị của Hy Lạp

Tạo điều kiện cho nông sản Việt thâm nhập hệ thống siêu thị của Hy Lạp

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn mong muốn Hy Lạp tạo điều kiện cho các mặt hàng nông sản của Việt thâm nhập các ...

Đọc thêm

Giá heo hơi hôm nay 18/4: Giá heo hơi tăng nhanh trên toàn quốc; Cảnh báo đã có ổ dịch ASF tại Quảng Nam

Giá heo hơi hôm nay 18/4: Giá heo hơi tăng nhanh trên toàn quốc; Cảnh báo đã có ổ dịch ASF tại Quảng Nam

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng nhanh trên toàn quốc. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 59.000 - 62.000 đồng/kg.
Thử nghiệm công nghệ phủ quang học chống phản chiếu mới cho camera iPhone 16 Pro

Thử nghiệm công nghệ phủ quang học chống phản chiếu mới cho camera iPhone 16 Pro

Việc nâng cấp này sẽ chỉ xuất hiện trên bộ đôi iPhone 16 Pro và iPhone 16 Pro Max.
Dự báo thời tiết: Bắc Bộ có mưa dông rải rác, nhiệt độ mát mẻ, riêng Tây Bắc nắng nóng

Dự báo thời tiết: Bắc Bộ có mưa dông rải rác, nhiệt độ mát mẻ, riêng Tây Bắc nắng nóng

Sáng 18/4, khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 50mm; riêng khu Tây ...
Giá cà phê hôm nay 18/4/2024: Giá cà phê robusta cao không tưởng, arabica còn tăng mạnh hơn, lý do là gì?

Giá cà phê hôm nay 18/4/2024: Giá cà phê robusta cao không tưởng, arabica còn tăng mạnh hơn, lý do là gì?

Giá cà phê hôm nay 18/4/2024: Giá cà phê robusta cao không tưởng, arabica còn tăng mạnh hơn, lý do là gì?
Lệnh kìm kẹp của Mỹ đưa Trung Quốc lên vị trí thống trị thị trường chip thế hệ cũ

Lệnh kìm kẹp của Mỹ đưa Trung Quốc lên vị trí thống trị thị trường chip thế hệ cũ

Tổng sản lượng vi mạch điện tử (IC) của Trung Quốc đã tăng 40%, cho thấy nước này đang mở rộng sản xuất chip thế hệ cũ.
Chuyển đổi số đặt yêu cầu mới cho ngành xuất bản

Chuyển đổi số đặt yêu cầu mới cho ngành xuất bản

Chuyển đổi số đặt yêu cầu mới cho ngành xuất bản, muốn phát triển phải hoạt động đồng thời ở cả 2 không gian: cũ và mới.
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động