Đại hội XIII của Đảng:

ĐBQH Nguyễn Anh Trí: Covid-19 như phép thử về lòng tin của nhân dân vào Đảng

TGVN. GS. TS Nguyễn Anh Trí (Đại biểu Quốc hội, Anh hùng lao động, Thầy thuốc Nhân dân, nguyên Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương) nhận định, khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra như là phép thử về lòng tin, cho thấy nhân dân rất tin Đảng, tin vào sự điều hành đất nước của Chính phủ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
ĐBQH Nguyễn Anh Trí: 'Covid-19 như phép thử về lòng tin của nhân dân vào Đảng'
GS. TS. Nguyễn Anh Trí nhận định, khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra như là phép thử về lòng tin, cho thấy nhân dân rất tin Đảng, tin vào sự điều hành đất nước của Chính phủ. (Ảnh: Yến Nguyệt)

Biến “nguy” thành “cơ”

Là Đại biểu Quốc hội, ông đánh giá như thế nào về thành công của Việt Nam trong việc đối phó với đại dịch Covid-19 đến thời điểm hiện tại?

Đây thực sự là một thành công, một kỳ tích chưa từng có. Đại dịch Covid-19 lan tràn quá mạnh mẽ và tác động đến nhiều lĩnh vực như sức khỏe, điều kiện sống, kinh tế, chính trị. Cả thế giới bị ảnh hưởng nặng nề trong khi Việt Nam đã thành công trong phòng, chống dịch.

Cho đến bây giờ, có thể nói nước ta ít bị tác động bởi dịch về mặt sức khỏe, số người mắc bệnh tương đối ít, số bệnh nhân tử vong ít, biến được “nguy” thành “cơ” nắm được cơ hội để phát triển kinh tế.

Như vậy, qua đại dịch Covid-19 có thể khẳng định nền y tế của nước ta khá tốt về chuyên môn lẫn cách tổ chức?

Về mặt y tế, tôi nhận thấy năm 2020 vừa qua y tế nước ta phát triển vượt bậc. Cụ thể, chúng ta đã đạt được những chiến tích về phòng dịch và chống dịch, phác đồ sàng lọc và điều trị rất linh hoạt, cách chống dịch rất mềm dẻo, cách tổ chức làm xét nghiệm rất hiệu quả. Một đất nước có tiềm lực kinh tế không mạnh nhưng lại thực hiện rất thành công, qua đó, vị thế của Việt Nam đã nâng lên một bậc khác, cao hơn.

Đặc biệt, Việt Nam là một trong 30 nước đầu tiên tạo ra vaccine. Tôi cho rằng đây là một kỳ tích. Chẳng những kỳ tích về chống Covid-19 mà còn là một kỳ tích về mặt kinh tế. Mặc dù tăng trưởng kinh tế của Việt Nam xấp xỉ 3% nhưng khi cả thế giới hầu hết đều tăng trưởng âm thì đó đúng là kỳ tích.

Đây là một phép thử để chúng ta có niềm tin về nội lực cũng như càng vững tin hơn vào đường lối đúng đắn của Đảng?

Năm 2020, Việt Nam trải qua trận đại dịch Covid-19 giống như nhiều nước trên thế giới và đi kèm với đó là một trận thiên tai, bão lụt lịch sử đổ ập vào các tỉnh miền Trung với muôn vàn khó khăn, thiệt hại.

Phải thừa nhận, thiên tai và dịch bệnh như là phép thử, trước hết về lòng tin của nhân dân đối với Đảng. Chúng ta nhìn thấy rất rõ sự tuân thủ, sự chấp hành của nhân dân đối với sự lãnh đạo, tổ chức của Chính phủ.

Qua đại dịch, càng thấy rõ sự tài tình của Đảng và sự linh hoạt, quyết liệt, dám làm của Chính phủ, nhân dân càng vững tin hơn vào Đảng, vào sự điều hành của Chính phủ. Trong khi nhiều nước trên thế giới gần như “đóng băng” thì Việt Nam vẫn có thể tổ chức các trận bóng đá, các nhà khoa học tổ chức được hội nghị hàng nghìn người tham dự. Đó là may mắn, là hạnh phúc.

Dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, nếu không đồng tâm hiệp lực, không thống nhất, không tin tưởng thì không thể làm được như vậy. Những thành công ấy tạo ra được nguồn sức mạnh nội lực to lớn, để đất nước bước vào năm 2021. Dù còn nhiều khó khăn nhưng với niềm tin của nhân dân, chúng ta sẽ vượt qua.

Khi dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ trên khắp thế giới, Việt Nam là một trong những nước làm tốt việc phòng, chống và điều trị dịch bệnh Covid-19, giúp nước ta trở thành điểm đến an toàn. Ông đánh giá thế nào về tính nhân văn trong chính sách của Việt Nam thời gian chống dịch vừa qua?

Điều này thể hiện rất rõ ở việc Đảng và Nhà nước luôn đặt lợi ích, đặt sinh mạng của nhân dân lên trên hết. Dưới con mắt của người làm y tế, tôi cho rằng dù nguồn lực còn hạn chế nhưng Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến sự an toàn của nhân dân nên đã rất quyết liệt trong việc làm xét nghiệm cho người dân. Chỉ mấy tháng mà cả nước đã có hơn 100 cơ sở có thể sàng lọc được virus SARS-CoV-2.

Đồng thời, Đảng và Nhà nước quan tâm đến mọi đối tượng, với gói cứu trợ lớn trong nước dành cho những người có đời sống khó khăn, thu nhập thấp, người yếu thế, người già…

Đặc biệt, tính nhân văn còn thể hiện ở câu chuyện đưa đồng bào của ta ở nước ngoài về. Có thể nói, những thành viên sang đón công dân Việt Nam tại các nước trở về (như phi hành đoàn, y bác sĩ…) giống như những chiến sĩ đang ra mặt trận bất chấp hiểm nguy, "nhảy vào lửa" để không một ai bị bỏ lại phía sau. Câu chuyện đưa đồng bào mình về giữa bão dịch quả thật rất cảm động, vừa là phép thử vừa biểu hiện rõ tính nhân văn sâu sắc.

Cùng với đó, “cây ATM gạo” với câu “người cần thì lấy, người có thì bỏ thêm vào”, quần áo, đồ dùng… cũng xuất hiện ở nhiều tỉnh thành, tính nhân văn sâu sắc đến từ những hành động bình dị ấy.

Như vậy, trong sự dữ dội, hiểm nguy của dịch bệnh, thiên tai nhưng người Việt ta không quên tình người, thậm chí trong lúc khó khăn vì dịch bệnh gây ra càng thấm thía hơn về tình người, tình đồng bào, tình đồng đội, tình đồng chí.

Kỳ vọng những quyết sách đúng đắn

Toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân cả nước đều đang hướng về Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Ông kỳ vọng gì về chính sách của Đảng sắp tới?

Cứ mỗi kỳ Đại hội Đảng, đất nước lại có được những chính sách, những quyết sách đúng đắn để phát triển và thực tế mới có cơ đồ như ngày hôm nay. Tôi cũng như bao người dân đều kỳ vọng Đại hội Đảng sẽ đưa ra được những quyết sách hết sức đúng đắn để tiếp tục thúc đẩy đất nước phát triển trong giai đoạn tới, đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của nhân dân và cả nước.

Vậy theo ông, yêu cầu đặt ra đối với Đảng trong giai đoạn tới là gì?

Với cương vị là một công dân của đất nước này, tôi cho rằng, Đảng đã lãnh đạo nhân dân đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Đặc biệt, thời gian vừa qua Đảng đã tiến hành nhiều việc, trong đó có công cuộc chống lại tham nhũng rất mạnh mẽ, đầy hiệu quả. Qua đó đã củng cố được niềm tin của nhân dân vào Đảng.

Cá nhân tôi kỳ vọng Kỳ Đại hội lần thứ XIII của Đảng phải xây dựng được chiến lược, đưa ra được những quyết sách đúng đắn để đất nước tiếp tục phát triển ở giai đoạn mới với tầm cao hơn, nhất là trong lúc khó khăn phức tạp do đại dịch Covid-19 gây ra trên toàn cầu.

Cùng với đó, Đảng sẽ bầu chọn ra được những người lãnh đạo đất nước, đội ngũ cán bộ rường cột thực sự tốt, thực sự hay, thực sự giỏi, thực sự có tâm, thực sự có tầm để phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

TIN LIÊN QUAN
Đại hội XIII của Đảng: Khơi thông mọi nguồn lực; Khẳng định ý chí kiên cường; Quyết tâm đi tới
Các Đại sứ nước ngoài tại Việt Nam bày tỏ tin tưởng vào thắng lợi Đại hội XIII của Đảng
Trí thức người Việt kỳ vọng vào chính sách mới của Đảng
Doanh nhân Việt Nam tại Hàn Quốc hướng về Đại hội XIII của Đảng
Đại hội XIII của Đảng: Kỳ vọng những chính sách của Đảng nhằm đổi mới sáng tạo
Yến Nguyệt (thực hiện)

Đọc thêm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4 ghi nhận Yen chạm mức thấp nhất trong 34 năm so với USD và mức cao nhất trong 16 năm ...
Facebook có thể bị ‘cấm cửa’ hoàn toàn tại Hà Lan

Facebook có thể bị ‘cấm cửa’ hoàn toàn tại Hà Lan

Lo ngại về những rủi ro bảo mật dữ liệu người dùng trên Facebook, chính phủ Hà Lan đang xem xét việc cấm hoàn toàn nền tảng mạng xã hội ...
Giá cà phê hôm nay 26/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, liên tục vượt đỉnh, sắp tới tình hình có khả quan hơn?

Giá cà phê hôm nay 26/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, liên tục vượt đỉnh, sắp tới tình hình có khả quan hơn?

Giá cà phê hôm nay 26/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, liên tục vượt đỉnh, tình hình sắp tới có khả quan hơn?
Sau năm 2023 mạnh mẽ đáng kinh ngạc, kinh tế Mỹ mất đà, tăng trưởng chậm nhất gần 2 năm

Sau năm 2023 mạnh mẽ đáng kinh ngạc, kinh tế Mỹ mất đà, tăng trưởng chậm nhất gần 2 năm

GDP của nền kinh tế Mỹ tăng trưởng 1,6% trong quý I/2024, trong khi tốc độ tăng trưởng của quý trước đó là 3,4%.
Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Nga và Trung Quốc đang xích lại gần nhau hơn nữa kể từ khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hồi tháng 2/2022.
TS. Nguyễn Viết Chức: Đối thoại, hợp tác để phát triển nhìn từ Hiệp định Geneva

TS. Nguyễn Viết Chức: Đối thoại, hợp tác để phát triển nhìn từ Hiệp định Geneva

Nhìn từ Hiệp định Geneva, bài học chúng ta vận dụng đó là, chỉ có thể đối thoại, hợp tác mới có thể phát triển.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động