Di tích lịch sử Nhà Trần huyện Đông Triều nhận bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt

Tối ngày 13/9, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã đến dự và phát biểu ý kiến chỉ đạo tại Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt đối với Khu di tích lịch sử Nhà trần tại huyện Đông Triều và Công bố quyết định công nhận đô thị Đông Triều đạt chuẩn đô thị loại IV do tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức. Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương; Lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, UBND tỉnh Quảng Ninh, huyện Đông Triều và nhân dân tỉnh Quảng Ninh đến tham dự buổi Lễ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu ý kiến chỉ đạo. Ảnh: Tuấn Anh/TG&VN

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh, trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc, nhà Trần là một trong những triều đại huy hoàng, đã để lại nhiều chiến công hiển hách. Đông Triều là cội nguồn của Nhà Trần. Vì vậy, Khu di tích lịch sử nhà Trần tại Đông Triều được xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước đối với những giá trị to lớn của di tích; là sự tri ân đối với công đức to lớn của các Vua Trần và các bậc tiền nhân đã có công gây dựng đất nước.

Toàn cảnh buổi Lễ. Ảnh: Tuấn Anh/TG&VN

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh yêu cầu tỉnh Quảng Ninh và huyện Đông Triều cần tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Tích cực, chủ động phối hợp với các bộ, ngành của Trung ương để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo tồn bền vững và phát huy toàn diện các giá trị của khu di tích nhà Trần tại Đông Triều; kết nối với di tích Côn Sơn, Kiếp Bạc của tỉnh Hải Dương; di tích Tây Yên Tử của Bắc Giang; di tích - danh thắng Yên Tử, Bạch Đằng, Cửa Ông, Vân Đồn của Quảng Ninh trong chuỗi du lịch văn hóa, tâm linh, không chỉ riêng cho Quảng Ninh mà cả quốc gia, quốc tế.

Phó Thủ tướng kêu gọi nhân dân cả nước, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, các Bộ, ngành, các nhà khoa học cùng chung tay góp sức để giúp tỉnh Quảng Ninh và huyện Đông Triều thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ và phát huy giá trị to lớn của Khu di tích quốc gia đặc biệt này.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh trao Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt đối với Khu di tích lịch sử Nhà trần tại huyện Đông Triều cho ông Nguyễn Văn Đọc, Chủ tịch UBND tỉnh và Lãnh đạo huyện. Ảnh: Tuấn Anh/TG&VN

Lãnh đạo huyện Đông Triều nhận Quyết định công nhận đô thị Đông Triều đạt chuẩn đô thị loại IV. Ảnh: Tuấn Anh/TG&VN

Khu di tích lịch sử nhà Trần ở Đông Triều hiện là khu di tích Quốc gia đặc biệt được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch quy mô tổng thể là 2.206ha. Khu di tích này bao gồm 14 cụm di tích nằm ở phía Nam, dãy núi Đông Triều gồm đền An Sinh, lăng Tư Phúc, đền Thái, Thái Lăng, Mục Lăng, Ngải Sơn Lăng, Phụ Sơn Lăng, Nguyên Lăng, Đồng Hỷ Lăng, chùa Ngọc Thanh, chùa Ngọa Vân, chùa Tuyết, chùa Quỳnh Lâm và chùa Hồ Thiên... trải dài trên 4 xã An Sinh, Bình Khê, Thủy An và Tràng An.

Đông Triều có nghĩa là "Triều đình phía Đông," vùng đất cổ Đông Triều trước đó có tên gọi An Sinh hay Yên Sinh. An Sinh vốn là quê gốc của nhà Trần trước khi dời đến Thái Bình và Nam Định.

Đây là vùng thánh địa linh thiêng mang đậm yếu tố lịch sử, văn hóa đặc sắc, nơi quê gốc nhà Trần. Các di tích đời Trần trên đất Đông Triều nối liền với quần thể di tích Quốc gia đặc biệt Yên Tử ở thành phố Uông Bí (Quảng Ninh), tạo nên hệ thống di tích về hành trình tu hành và hóa Phật của Đức vua Trần Nhân Tông.

Tuấn Anh

Đọc thêm

Hành trình về Trường Sa những ngày tháng Tư lịch sử

Hành trình về Trường Sa những ngày tháng Tư lịch sử

Đoàn công tác số 9 đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm, động viên quân dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1 trên thềm lục địa phía Nam ...
‘Đáp lời’ Sudan, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lo ngại về cuộc tấn công sắp xảy ra ở Bắc Darfur

‘Đáp lời’ Sudan, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lo ngại về cuộc tấn công sắp xảy ra ở Bắc Darfur

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cảnh báo leo thang xung đột ở Sudan.
Tỷ phú Elon Musk thiết lập mặt trận mới trong cuộc chiến giữa các nền tảng mạng xã hội và các quốc gia

Tỷ phú Elon Musk thiết lập mặt trận mới trong cuộc chiến giữa các nền tảng mạng xã hội và các quốc gia

Tỷ phú Elon Musk chỉ trích Thủ tướng Australia về vụ gỡ phim tấn công khủng bố ở Sydney.
Bác sĩ Ấn Độ chia sẻ cách giảm nhiệt độ cơ thể trong những ngày nắng nóng

Bác sĩ Ấn Độ chia sẻ cách giảm nhiệt độ cơ thể trong những ngày nắng nóng

Bác sĩ Manjusha Agarwal, Bệnh viện Gleneagles Parel Mumbai Ấn Độ chia sẻ một số cách để đánh bại nắng nóng trong mùa Hè này.
Xuất khẩu ngày 22-28/4: Một loại nông sản hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD; Việt Nam 'kiếm' hơn nửa tỷ USD từ xăng dầu

Xuất khẩu ngày 22-28/4: Một loại nông sản hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD; Việt Nam 'kiếm' hơn nửa tỷ USD từ xăng dầu

Báo TG&VN cập nhật những tin tức xuất khẩu mới nhất trong tuần từ 22-28/4.
Sắp diễn ra cuộc họp đặc biệt của Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Saudi Arabia

Sắp diễn ra cuộc họp đặc biệt của Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Saudi Arabia

Cuộc họp đặc biệt của về 'Hợp tác toàn cầu, tăng trưởng và năng lượng cho phát triển' sẽ diễn ra trong hai ngày 28-29/4 tại thủ đô Riyadh của ...
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động