Địa nhiệt - Nguồn năng lượng sạch của tương lai

HOÀNG TRUNG HIẾU
Một nguồn năng lượng ổn định, đáng tin cậy, không gây phát thải là cơ hội quý giá cho bất kỳ quốc gia nào trên con đường hướng tới mục tiêu không phát thải toàn cầu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Minh họa sơ đồ hoạt động của một hệ thống khai thác năng lượng địa nhiệt. (Nguồn: WST)
Minh họa sơ đồ hoạt động của một hệ thống khai thác năng lượng địa nhiệt. (Nguồn: WST)

Trong lúc thế giới đang tìm kiếm những cách sáng tạo mới để giảm phát thải CO2 trong khí quyển, thị trấn Geretsried ở bang Bavaria (Đức) đang triển khai dự án sử dụng địa nhiệt làm nguồn năng lượng sạch.

Theo đó, bất kể ngày hay đêm, mùa Đông hay mùa Hè, người dân ở Geretsried sẽ nhận được nguồn điện liên tục nhờ công nghệ địa nhiệt “vòng kín”.

Địa nhiệt, hay nguồn nhiệt dưới lòng đất, là nguồn năng lượng tái tạo mà con người biết đến từ hàng nghìn năm, nhưng gần đây mới bắt đầu khai thác tiềm năng to lớn của nó.

Có lẽ trở ngại lớn nhất cho sự phát triển của năng lượng địa nhiệt là chi phí khoan ban đầu. Việc tìm kiếm tầng đất chứa nước ngầm nóng và khai thác nó không phải dễ dàng. Khoan một giếng sâu 4 km có thể tiêu tốn vài triệu USD và trung bình chỉ thăm dò thành công một nửa số giếng.

Một vấn đề khác là năng lượng địa nhiệt chỉ có thể khai thác ở một số nơi trên thế giới, nơi có nhiều hoạt động kiến tạo địa chất trong lòng đất.

Hệ thống vòng kín

Công ty Eavor Technologies (Canada), nhà phát triển dự án địa nhiệt tại thị trấn Geretstried, áp dụng công nghệ địa nhiệt vòng kín Eavor-Loop, lấy chất lỏng từ mặt đất và sau đó bơm khối chất lỏng này đi sâu xuống lòng đất, theo một hệ thống kín - giống như bộ tản nhiệt của ô tô giúp luân chuyển nhiệt từ động cơ của xe để làm mát động cơ.

Nhiệt độ cao trong lòng Trái đất sẽ làm nóng chất lỏng, chất lỏng nóng này được đưa trở lên mặt đất theo một vòng tròn khép kín, và sẽ được sử dụng để sản xuất nhiệt hoặc điện, cung cấp nguồn năng lượng sạch và đáng tin cậy.

Công nghệ vòng kín Eavor-Loop có thể làm chậm hoặc dừng hoàn toàn dòng chất lỏng, cho phép chất lỏng ở gần nguồn nhiệt lâu hơn, giúp tích lũy nhiệt cho chất lỏng. Lượng nhiệt đó sau này có thể được truyền đi khi cần thiết.

Dự án có sự hỗ trợ từ Quỹ Đổi mới của Liên minh châu Âu (EU) và là dự án triển khai thương mại đầu tiên của công nghệ địa nhiệt vòng kín.

Eavor-Loop cần được kết nối với công nghệ chuyển đổi nhiệt thành điện. Ở thị trấn Geretsried, công ty Eavor đã chọn hệ thống Chu trình Rankine hữu cơ (ORC) của công ty Turboden thuộc tập đoàn Mitsubishi Heavy Industries.

Hệ thống ORC rất linh hoạt - nó có thể tạo ra năng lượng điện và nhiệt từ nhiều nguồn, bao gồm năng lượng tái tạo như địa nhiệt, từ nhiên liệu truyền thống như khí tự nhiên và thậm chí cả nhiệt thải từ các nguồn công nghiệp.

Hầu hết các công nghệ địa nhiệt đều yêu cầu các điều kiện cụ thể nhưng việc kết hợp công nghệ vòng kín với hệ thống ORC có thể mở ra khả năng tiếp cận năng lượng địa nhiệt để sản xuất điện.

Chính phủ Đức cũng đang xem xét phát triển hơn nữa loại năng lượng địa nhiệt sâu ở trên để tạo ra nguồn cung cấp nhiệt trung hòa CO2 ở quy mô toàn quốc vào năm 2045. Theo nghiên cứu của họ, năng lượng địa nhiệt sâu có thể sinh ra khoảng 300 terawatt giờ nhiệt hàng năm, nhiều hơn một nửa nhu cầu sưởi ấm của tất cả các tòa nhà.

Hướng tới trung hòa CO2

Năng lượng địa nhiệt ngày càng được sử dụng nhiều trong sưởi ấm. Trên thực tế, năng lượng địa nhiệt hiện được hiện thực hóa trong khai thác từ các nguồn gần bề mặt Trái đất bằng cách sử dụng máy bơm nhiệt.

Chính quyền thành phố Munich (Đức) chọn sử dụng hệ thống sưởi địa nhiệt chi phí thấp, và đặt mục tiêu sử dụng công nghệ này để làm cho khí hậu trung hòa CO2 vào năm 2035.

Theo các chuyên gia địa chất, công nghệ để khai thác nguồn năng lượng địa nhiệt “không quá phức tạp”. Cứ xuống sâu 33m thì nhiệt độ trong lòng đất tăng 1 độ C. Ở độ sâu 60km, nhiệt độ có thể đạt tới 1.800 độ C. Muốn khai thác địa nhiệt ở vùng 200 độ C, chỉ cần khoan các giếng sâu 3-5km, sau đó đưa nước xuống, nhiệt độ trong lòng đất sẽ làm nước sôi lên, hơi nước theo ống dẫn làm quay tourbin máy phát điện. Dòng nước nóng sẽ được tuần hoàn trong một chu trình khép kín và giúp cung cấp đủ năng lượng cho một nhà máy điện công suất có thể tới hàng trăm MW.

Các nhà nghiên cứu cho rằng việc sử dụng năng lượng địa nhiệt nông này tại nước Đức mang lại tiềm năng sưởi ấm không thua kém năng lượng địa nhiệt sâu. Chỉ riêng hai công nghệ này có thể đáp ứng toàn bộ nhu cầu sưởi ấm ở Đức trong tương lai.

Ông Christian Peltl, Giám đốc năng lượng địa nhiệt của công ty SWR có trụ sở tại Munich cho biết: “Chúng tôi đang ngồi trên một mỏ vàng do Munich có vị trí địa chất hoàn hảo nằm tại khu vực nổi tiếng nhiều các bể tắm nước nóng thiên nhiên”.

Giáo sư Rolf Bracke, người đứng đầu Viện Fraunhofer về Cơ sở hạ tầng năng lượng và năng lượng địa nhiệt (IEG), nói với báo giới rằng ông tin tưởng loại năng lượng này có thể được mở rộng nhanh chóng nếu các hãng công nghiệp dầu khí chuyển sự chú ý của họ sang lĩnh vực này.

Một số quốc gia châu Âu còn khai thác nguồn năng lượng địa nhiệt từ các mỏ than bỏ hoang để làm nguồn nhiên liệu sạch, hàm lượng CO2 thấp, phục vụ cho hoạt động sưởi ấm.

Sau hàng chục năm ngừng khai thác, các mỏ than của Vương quốc Anh bị bỏ hoang và dần dần ngập nước. Nguồn nước ấm trong các hầm mỏ này có thể cung cấp nhiên liệu sạch cho khu vực. Theo ước tính, các hầm mỏ của Anh chứa khoảng 2 tỷ m3 nước ấm, tương đương hơn 1/4 thể tích hồ Loch Ness. Các nhà địa chất cho rằng, lượng nước ấm trong các hầm mỏ bị bỏ hoang của Anh là nguồn cung mới cho nhu cầu năng lượng tái tạo.

Thị trấn Gateshead của Anh hiện đang khai thác nhiên liệu từ năng lượng địa nhiệt tại một mỏ than đã đóng cửa. Đây là dự án năng lượng mới, sử dụng nguồn nước ấm do địa nhiệt trong các đường hầm ở mỏ than bỏ hoang để giúp người dân địa phương sưởi ấm nhà cửa.

Ông Gareth Farr, quan chức Cơ quan Than (cơ quan của chính phủ Anh quản lý các mỏ than), chia sẻ: “Việc tận dụng nguồn nhiệt từ nước trong hầm mỏ là cơ hội tốt để tạo ra nguồn cung nhiệt với CO2 thấp, đem lại lợi ích cho người dân sống quanh các hầm mỏ này”.

Nước Anh không phải quốc gia châu Âu duy nhất khai thác năng lượng địa nhiệt.

Nhà máy điện địa nhiệt đầu tiên trên thế giới đã hoạt động tại thành phố Heerlen (Hà Lan) năm 2008. Hiện tại, nhà máy này cung cấp nhiệt cho hơn 500 tòa nhà và cơ sở thương mại, giúp thành phố giảm gần 2/3 lượng khí thải CO2 từ hoạt động sưởi ấm.

Một dự án tương tự đang được triển khai ở vùng Asturias, miền Bắc Tây Ban Nha. Tại khu vực này, một mỏ than ngập nước đang được khai thác để sưởi ấm cho một bệnh viện, trường đại học và nhiều tòa nhà khác.

Người phụ trách cơ quan năng lượng ở Asturias, bà María Belarmina Díaz Aguado khẳng định: “Năng lượng địa nhiệt đã mang lại sức sống mới cho các mỏ than cũ của chúng tôi”.

So với việc khai thác than đá, dầu mỏ và khí đốt, địa nhiệt ít rủi ro hơn nhiều, hay có thể nói là nguồn năng lượng an toàn nhất từ Trái đất của chúng ta. Một nguồn năng lượng ổn định, đáng tin cậy, không gây phát thải CO2 là cơ hội quý giá cho bất kỳ quốc gia nào trên con đường hướng tới mục tiêu không phát thải.

Brazil: Nhiệt độ nước hồ Tefe tăng cao, lượng cá heo chết nhiều bất thường

Brazil: Nhiệt độ nước hồ Tefe tăng cao, lượng cá heo chết nhiều bất thường

Ngày 17/10, các nhà nghiên cứu cho biết, hạn hán hoành hành với nền nhiệt cao kỷ lục ước tính đã làm chết khoảng 10% ...

Thế giới bất an trước bước ngoặt sang cục diện mới

Thế giới bất an trước bước ngoặt sang cục diện mới

Tưởng chừng sau năm 2022 với nhiều diễn biến bất ngờ, nhiều sự kiện “không thể nghĩ tới” thì thế giới năm 2023 sẽ diễn ...

Kinh tế thế giới: Kỳ vọng vào năm 2024!

Kinh tế thế giới: Kỳ vọng vào năm 2024!

Nền kinh tế thế giới vừa đi qua năm 2023 trong tình trạng tốt hơn mong đợi về nhiều mặt.

Chuyên gia tiết lộ tin liên quan dự án LNG 2 ở Bắc Cực của Nga, xuất hiện nhân tố mới trên thị trường

Chuyên gia tiết lộ tin liên quan dự án LNG 2 ở Bắc Cực của Nga, xuất hiện nhân tố mới trên thị trường

Mới đây, chuyên gia Andrey Ryabov thuộc Trung tâm phân tích nhiên liệu và năng lượng Nga dự báo, thị phần của nước này trong ...

Dẹp bất đồng, Mỹ-Trung Quốc tăng cường phối hợp làm điều này

Dẹp bất đồng, Mỹ-Trung Quốc tăng cường phối hợp làm điều này

Ngày 12/1, Trung Quốc và Mỹ đã đưa vào vận hành Nhóm công tác tăng cường hành động về khí hậu từng bắt đầu trao ...

(tổng hợp)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 29/9/2024: Cự Giải tài lộc khá tốt

Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 29/9/2024: Cự Giải tài lộc khá tốt

Tử vi hôm nay 29/9/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 29/9/2024, Lịch vạn niên ngày 29 tháng 9 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 29/9/2024, Lịch vạn niên ngày 29 tháng 9 năm 2024

Lịch âm 29/9. Lịch âm hôm nay 29/9/2024? Âm lịch hôm nay 29/9. Lịch vạn niên 29/9/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 29/9/2024: Tuổi Sửu công việc vững chắc

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 29/9/2024: Tuổi Sửu công việc vững chắc

Xem tử vi 29/9 - tử vi 12 con giáp hôm nay 29/9/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Cựu chính trị gia Canada bị nghi làm việc cho nước ngoài, danh tính là ai?

Cựu chính trị gia Canada bị nghi làm việc cho nước ngoài, danh tính là ai?

Theo tài liệu từ Ủy ban can thiệp nước ngoài của Canada, một cựu chính trị gia nước này bị tình nghi cố gắng tác động tới công việc của ...
Xung đột giữa Hezbollah-Israel khiến hơn 700 người thiệt mạng, 50.000 người Lebanon lánh nạn sang Syria

Xung đột giữa Hezbollah-Israel khiến hơn 700 người thiệt mạng, 50.000 người Lebanon lánh nạn sang Syria

Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) Filippo Grandi cho biết hơn 50.000 người tại Lebanon đã chạy sang Syria.
Ngân hàng Phát triển châu Á kỳ vọng khu vực duy trì đà tăng trưởng, giảm lạm phát

Ngân hàng Phát triển châu Á kỳ vọng khu vực duy trì đà tăng trưởng, giảm lạm phát

Theo báo cáo từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày 25/09, khu vực châu Á-Thái Bình Dương vẫn luôn “kiên cường” đối mặt với các thách thức.
Trung Đông: Bên bờ vực chiến tranh

Trung Đông: Bên bờ vực chiến tranh

Trung Đông đã bên bờ vực chiến tranh. Đây là thời điểm nghiêm trọng nếu các hoạt động ngoại giao không kết quả, khu vực này sẽ trở thành một biển lửa.
Xung đột Nga-Ukraine: Đàm phán, lằn ranh đỏ và những động thái trái chiều

Xung đột Nga-Ukraine: Đàm phán, lằn ranh đỏ và những động thái trái chiều

Xung đột Nga-Ukraine đang đứng trước những bước ngoặt. Các bên liên tục có những động thái đa chiều, đối lập nhau.
Xoay xở giữa các siêu cường

Xoay xở giữa các siêu cường

Tổng thống Maldives chuẩn bị đến Ấn Độ trong chuyến thăm mà dư luận cho rằng giúp xử lý mối quan hệ vốn đang nhạy cảm giữa hai người láng giềng.
Lực hút mang tên Trung Á

Lực hút mang tên Trung Á

Chuyến thăm Uzbekistan và Kazakhstan của Thủ tướng Đức Olaf Sholz thu hút sự quan tâm bởi liên quan một địa bàn chiến lược: Trung Á.
Nước Mỹ qua lăng kính bầu cử Tổng thống năm 2024

Nước Mỹ qua lăng kính bầu cử Tổng thống năm 2024

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lần này dường như không mấy suôn sẻ, chứa đựng hầu như tất cả những điều trùng lặp, khác thường của lịch sử.
Tạo đà cho quan hệ Iran-Iraq

Tạo đà cho quan hệ Iran-Iraq

Việc Tổng thống Iran dành chuyến thăm nước ngoài đầu tiên kể từ sau khi nhậm chức đến Iraq cho thấy sự kế thừa trong chính sách ngoại giao của Tehran.
Từ thành công toàn cầu của game Wukong...

Từ thành công toàn cầu của game Wukong...

Trong bài viết đăng trên tờ Rest of World, Lizzi C. Lee - nghiên cứu viên về kinh tế Trung Quốc tại Trung tâm Phân tích Trung Quốc thuộc Viện Chính sách Xã hội châu ...
Ý nghĩa những quả sầu riêng thơm ngon mà Quốc vương Malaysia mang tới Trung Quốc

Ý nghĩa những quả sầu riêng thơm ngon mà Quốc vương Malaysia mang tới Trung Quốc

Trong chuyến thăm Trung Quốc, Quốc vương Malaysia Sultan Ibrahim mang theo sầu riêng nhằm thúc đẩy ngoại giao sầu riêng với quốc gia tỷ dân.
Ngoại giao quốc phòng Ấn Độ: Phản ứng chiến lược trước Trung Quốc dưới thời Thủ tướng Modi

Ngoại giao quốc phòng Ấn Độ: Phản ứng chiến lược trước Trung Quốc dưới thời Thủ tướng Modi

Ấn Độ chứng minh thành công ba trụ cột trong chiến lược quốc phòng với quốc gia láng giềng Trung Quốc, bao gồm năng lực, uy tín và giao tiếp.
Báo Cuba: Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ mở ra chương mới trong lịch sử quan hệ song phương

Báo Cuba: Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ mở ra chương mới trong lịch sử quan hệ song phương

Theo báo CubaDebate, chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ mở ra chương mới trong lịch sử quan hệ song phương
Chuyên gia Trung Quốc: Hội nghị thượng đỉnh Tương lai được kỳ vọng đáp ứng những thay đổi lớn của thời đại

Chuyên gia Trung Quốc: Hội nghị thượng đỉnh Tương lai được kỳ vọng đáp ứng những thay đổi lớn của thời đại

Hội nghị thượng đỉnh Tương lai là cơ hội quan trọng để đưa thế giới thoát khỏi khủng hoảng và bế tắc, đồng thời phản ánh những nỗ lực cải tổ Liên hợp quốc.
Thổ Nhĩ Kỳ trong sự 'chọn lựa Đông-Tây': Lòng tin dao động nhưng không chơi trò 'có tổng bằng 0', muốn gia nhập BRICS cũng vì một lẽ

Thổ Nhĩ Kỳ trong sự 'chọn lựa Đông-Tây': Lòng tin dao động nhưng không chơi trò 'có tổng bằng 0', muốn gia nhập BRICS cũng vì một lẽ

Có nhiều câu hỏi đặt ra khi Thổ Nhĩ Kỳ bày tỏ ý định gia nhập BRICS, đặc biệt liên quan đến sự 'lựa chọn Đông-Tây' của nước này.
Phiên bản di động