Ngoại trưởng Mỹ không cho rằng sẽ sớm có một cuộc hòa đàm Nga-Ukraine. |
Hồi tháng 12/2022, Quốc hội Mỹ đã thông qua dự luật chi tiêu ngân sách, trong đó có 45 tỷ USD viện trợ khẩn cấp mới cho Ukraine.
Hiện nay, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang đề nghị tăng 11% ngân sách dành cho Bộ Ngoại giao trong đề xuất về ngân sách tài khóa 2024.
Tại phiên điều trần về đề xuất này, một số nghị sĩ đảng Cộng hòa đã đặt câu hỏi về số tiền được chuyển đến Kiev sau 13 tháng kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine, trong bối cảnh Mỹ ngày càng thâm hụt ngân sách và các cuộc tranh cãi về cắt giảm các chương trình chi tiêu trong nước.
Một số nhà lập pháp cũng lo lắng tiền viện trợ cho Ukraine bị thất thoát vì nạn tham nhũng và các quốc gia khác không đóng góp đầy đủ.
Trả lời chất vấn, cho biết hàng tỷ USD được phê duyệt cho Kiev sẽ được giải ngân hầu hết trong năm nay, ông Blinken nhấn mạnh: "Tôi có 45 người tại Đại sứ quán ở Ukraine, họ có nhiệm vụ giám sát việc chi tiêu các khoản tiền này".
Ngoại trưởng Blinken cũng thừa nhận "sự hào phóng của những người nộp thuế ở Mỹ", đồng thời khẳng định, gánh nặng viện trợ Ukraine đã được hơn 50 quốc gia khác chia sẻ.
Theo ông, cho đến nay, Mỹ đã cam kết hỗ trợ an ninh 32 tỷ USD cho Ukraine, còn các quốc gia khác cũng cam kết 22 tỷ USD; Mỹ cung cấp khoảng 15,5 tỷ USD hỗ trợ kinh tế, trong khi các nước khác gửi 24 tỷ USD; Mỹ hỗ trợ nhân đạo 2 tỷ USD thì các nước khác gửi 3,5 tỷ USD.
Ngoài ra, ông cũng lưu ý rằng các nước châu Âu đã tiếp nhận khoảng 8 triệu người tị nạn Ukraine.
Về tương lai của Ukraine, theo Ngoại trưởng Mỹ, ngoại giao có vai trò trong việc xác định biên giới tương lai của quốc gia Đông Âu này và các quyết định sẽ do Kiev đưa ra.
Tuy vậy, ông Blinken bác bỏ triển vọng sẽ sớm diễn ra các cuộc đàm phán hòa bình, cho rằng, Nga không nghiêm túc và sẽ chỉ sử dụng lệnh ngừng bắn để tiếp tế và tái vũ trang lực lượng của mình.
Người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ nói: "Tôi nghĩ rằng sẽ có lãnh thổ mà người Ukraine quyết tâm chiến đấu trên thực địa, nhưng có thể có lãnh thổ mà họ quyết định rằng họ sẽ phải cố gắng lấy lại bằng những cách khác".
| Thượng đỉnh EU: LHQ trông chờ một việc, châu Âu tuyên bố ủng hộ hoàn toàn ICC Ngày 23/3, tại Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU), các lãnh đạo khối này và Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) ... |
| Giữa xung đột Nga-Ukraine, giá khí đốt giảm, xuất hiện ‘chồi xanh’ tươi sáng, Ba Lan, Hungary và Czech có thực sự được hưởng lợi? Theo bài viết mới đây trên schroders.com, các tác giả Andrew Rymer và Rollo Roscow nhận định, Ba Lan, Hungary và Czech là những quốc ... |
| Quan hệ Nga-Trung vào ‘cao điểm’ Tâm điểm của cộng đồng quốc tế hiện nay là chuyến công du Moscow của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từ ngày 20-22/3. ... |
| Tin thế giới 23/3: Campuchia chỉ trích báo cáo nhân quyền của Mỹ, Israel-Iran thêm ‘nóng’ Liên hợp quốc nói về ‘hòa bình công bằng’ cho Ukraine, Trung Quốc hối Mỹ ngừng khiêu khích ở Biển Đông… là một số tin ... |
| Điểm tin thế giới sáng 24/3: EU duyệt thỏa thuận đạn dược cho Ukraine, Saudi Arabia-Syria nối lại quan hệ, Quốc hội Anh 'cấm cửa' TikTok Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 24/3. |