Điểm tin thế giới sáng 18/10: EU tập trận ở Tây Ban Nha, Anh tăng viện trợ cho người Palestine, Tổng thống Mỹ thăm Israel

Hồng Phúc
Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 18/10.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Châu Á

CNA. Tuần lễ An ninh mạng quốc tế Singapore năm 2023 (SICW 2023) do Cơ quan An ninh mạng Singapore (CSA) chủ trì tổ chức với chủ đề “Xây dựng lòng tin và an ninh trong Trật tự kỹ thuật số mới nổi”.

BANGKOK POST. Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin cho biết Thái Lan sẽ tăng thời gian miễn thị thực nhập cảnh cho khách du lịch Nga từ 30 ngày lên 90 ngày, bắt đầu từ 1/11/2023 và kéo dài đến 30/4/2024.

WHO. Lào đã xóa bỏ bệnh giun chỉ bạch huyết, còn được gọi là bệnh phù chân voi, căn bệnh nhiệt đới gây đau đớn và tàn tật, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

TASS. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hội đàm gắn với Tổng thống Nga Vladimir Putin bên lề Diễn đàn cấp cao Vành đai và con đường lần thứ ba tại Bắc Kinh, đề cập các vấn đề quốc tế và khu vực.

YONHAP. Một máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ hạ cánh ở Hàn Quốc lần đầu tiên, sau khi thực hiện chuyến bay trong khuôn khổ triển lãm quốc phòng và tiến hành tập trận chung với các máy bay tiêm kích tàng hình của Hàn Quốc.

YONHAP. Hàn Quốc cùng với Mỹ và Nhật Bản thiết lập đường dây nóng liên lạc ba bên, một động thái phản ánh bước tiến trong quan hệ hợp tác giữa các nước này.

PTI. Ấn Độ đặt mục tiêu đưa một phi hành gia lên Mặt trăng vào năm 2040, trong bối cảnh Thủ tướng Narendra Modi ban hành các chỉ thị cho Bộ Vũ trụ, bao gồm các kế hoạch xây dựng trạm vũ trụ vào năm 2035.

HAMODIA. Quốc vương Jordan Abdullah II cảnh báo về tình hình khốc liệt tại khu vực Trung Đông nếu xung đột giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas lan sang các nước khác.

Quốc vương Jordan Abdullah II (trái) và Thủ tướng Đức Olaf Scholz tại cuộc họp báo ở Berlin ngày 17/10/2023. (Nguồn: Reuters)
Phát biểu sau cuộc gặp với Thủ tướng Đức Olaf Scholz tại thủ đô Berlin ngày 17/12, Quốc vương Abdullah II (trái) nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường các nỗ lực không để toàn bộ khu vực chìm trong xung đột. (Nguồn: Reuters)

Châu Âu

AFP. Khoảng 2.800 quân nhân từ 9 quốc gia thành viên EU, cùng với 25 máy bay và 6 tàu, bắt đầu cuộc tập trận kéo dài một tuần ở miền Nam Tây Ban Nha từ ngày 16/10.

TASS. Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan tuyên bố Yerevan sẵn sàng ký thỏa thuận hòa bình với Azerbaijan vào cuối năm nay và sẽ đảm bảo an toàn cho tất cả công dân Azerbaijan trên lãnh thổ.

REUTERS. Theo kết quả bầu cử chính thức được công bố ngày 17/10, các đảng đối lập của Ba Lan giành được hơn 54% số phiếu ủng hộ trong cuộc bầu cử uốc hội được tổ chức ngày 15/10.

AFP. Các quan sát viên của Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) tới Thụy Sỹ để chuẩn bị cho nhiệm vụ liên quan tới cuộc tổng tuyển cử ở quốc gia Trung Âu.

POLITICO. Nghị viện châu Âu (EP) ủng hộ việc EU cấp thêm 50 tỷ Euro (53 tỷ USD) trong 4 năm tới để giúp tái thiết một Ukraine bị chao đảo bởi chiến dịch quân sự của Nga.

AFP. Azerbaijan sẽ tổ chức cuộc tập trận chung với đồng minh thân cận Thổ Nhĩ Kỳ từ ngày 23-25/10 tại một số khu vực khác nhau như thủ đô Baku, khu vực Nakhchivan.

GUARDIAN. Anh sẽ tăng viện trợ cho người dân Palestine thêm 10 triệu Bảng Anh (12,18 triệu USD) để ứng phó với cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Dải Gaza, Thủ tướng Rishi Sunak thông báo.

TVP. Bộ trưởng Nội vụ Bỉ Annelies Verlinden cho biết nghi phạm thực hiện vụ xả súng ở thủ đô Brussels tối 16/10 khiến 2 người thiệt mạng đã bị cảnh sát tiêu diệt.

Điểm tin thế giới sáng 18/10: EU tập trận ở Tây Ban Nha, Anh tăng viện trợ cho người Palestine, Tổng thống Mỹ thăm Israel,
Bỉ đã nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất sau vụ xả súng tại sân vận động King Baudouin ở Brussels. (Nguồn: AFP)

LE PAIS. Chính phủ Italy thông báo người nước ngoài sống ở nước này sẽ được sử dụng dịch vụ y tế quốc gia sau khi đóng khoản phí hằng năm 2.000 Euro (2.109 USD).

ANADOLU. Tổng thống Gruzia Salome Zurabishvili tuyên bố sẽ không từ chức sau khi Toà án Hiến pháp nước này ra phán quyết bà vi hiến khi ra nước ngoài bất chấp lệnh cấm của chính phủ.

Châu Mỹ

CNN. Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến tới Israel trong hôm nay, 18/10 theo lời mời của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, nhằm thể hiện sự ủng hộ của Washington với Tel Aviv.

AP. Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố kế hoạch ngừng chuyển giao các loại chip trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến do Nvidia và nhiều hãng công nghệ của nước này sản xuất cho nước ngoài.

CNBC. Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo khoảng 2.000 sĩ quan quân đội Mỹ được đặt trong tình trạng sẵn sàng cao trong bối cảnh môi trường an ninh tại Trung Đông bất ổn.

RIO NEWS. Mực nước sông Amazon ở khu vực chảy qua "tâm" rừng nhiệt đới ở Brazil giảm xuống mức thấp kỷ lục trong hơn một thế kỷ qua, trong bối cảnh hạn hán nghiêm trọng.

Châu Phi

DAILY NEWS. Vườn quốc gia Serengeti tại Tanzania lần thứ 5 liên tiếp được vinh danh là Công viên quốc gia hàng đầu châu Phi tại Giải thưởng Du lịch thế giới (WTA).

FINACIAL TIMES. Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres dự kiến gặp Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah Al-Sisi tại Cairo vào 18/10, trong bối cảnh tình hình nhân đạo ở Dải Gaza trở nên tồi tệ hơn.

AHRAM. Ai Cập tổ chức hội nghị gồm lãnh đạo các nước để thảo luận về xung đột tại Gaza vào 21/10, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan đưa ra trong cuộc họp báo chung với người đồng cấp Lebanon ở Beirut.

AFRICA NEWS.Chính phủ Somalia đề ra Chương trình Định hướng chiến lược quản trị hiện đại, nhằm cải thiện việc cung cấp dịch vụ công và nâng cao tính minh bạch trong hệ thống quản trị nhà nước, theo Tổng thống Hassan Sheikh Mohamud.

AP. Phái bộ gìn giữ hòa bình của LHQ tại Mali (MINUSMA) thông báo rút lực lượng khỏi quốc gia Tây Phi, bắt đầu được triển khai tại hai doanh trại Tessalit và Aguelhok trong khu vực Kidal.

Châu Đại Dương

ABC. Quốc đảo Thái Bình Dương Fiji cho biết sẽ tăng cường hợp tác quốc phòng và an ninh với Australia khi Thủ tướng Sitiveni Rabuka đến thăm Canberra.

KYODO. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Minoru Kihara thông báo có kế hoạch gặp người đồng cấp Australia Richard Marles tại Tokyo vào cuối tuần này để thảo luận cách thức củng cố quan hệ an ninh song phương.

Điểm tin thế giới sáng 17/10: Khai mạc Diễn đàn Vành đai và con đường, Ngoại trưởng Đức thăm Israel, Nhật Bản-Australia hoãn hội đàm 2+2

Điểm tin thế giới sáng 17/10: Khai mạc Diễn đàn Vành đai và con đường, Ngoại trưởng Đức thăm Israel, Nhật Bản-Australia hoãn hội đàm 2+2

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 17/10.

Xung đột Israel-Palestine, phần nổi của tảng băng chìm và chiến sự trôi về đâu

Xung đột Israel-Palestine, phần nổi của tảng băng chìm và chiến sự trôi về đâu

Cuộc tấn công không đơn thuần là xung đột vũ trang giữa Hamas với Israel, mà là một hình thức biểu hiện cụ thể của ...

Việt Nam-Ấn Độ: Mối quan hệ ‘hình mẫu’

Việt Nam-Ấn Độ: Mối quan hệ ‘hình mẫu’

Chỉ hơn ba tháng sau cuộc gặp trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 56 (AMM-56) tại Indonesia, Bộ trưởng ...

Thủ tướng Iraq thăm Nga: Khơi lại quan hệ đồng minh

Thủ tướng Iraq thăm Nga: Khơi lại quan hệ đồng minh

Thủ tướng Iraq Mohammed Shia al-Sudani đã đến Moscow trong chuyến thăm mà cả Nga và Iraq đều trông đợi.

Điểm tin thế giới sáng 16/10: Mỹ-Nhật Bản tập trận quy mô lớn, Ngoại trưởng Trung Quốc-Saudi Arabia điện đàm, châu Phi-Bắc Âu xích lại gần nhau

Điểm tin thế giới sáng 16/10: Mỹ-Nhật Bản tập trận quy mô lớn, Ngoại trưởng Trung Quốc-Saudi Arabia điện đàm, châu Phi-Bắc Âu xích lại gần nhau

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 16/10.

Đọc thêm

Ông Trump trở lại Nhà Trắng, kinh tế Mỹ đi ngược chiều thế giới, có rất nhiều lý do để lạc quan

Ông Trump trở lại Nhà Trắng, kinh tế Mỹ đi ngược chiều thế giới, có rất nhiều lý do để lạc quan

Nhờ người tiêu dùng không ngừng chi tiêu, quá trình phục hồi của nền kinh tế Mỹ sau đại dịch Covid-19 vẫn tiếp tục diễn ra vào năm 2024.
Dự báo thời tiết ngày mai (4/1): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ sáng trời rét, sương mù nhẹ, ngày nắng; ven biển Nam Trung Bộ có gió giật cấp 6

Dự báo thời tiết ngày mai (4/1): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ sáng trời rét, sương mù nhẹ, ngày nắng; ven biển Nam Trung Bộ có gió giật cấp 6

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (4/1) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Lịch cúp điện Kiên Giang hôm nay ngày 4/1/2025

Lịch cúp điện Kiên Giang hôm nay ngày 4/1/2025

Thông tin lịch cúp điện tại Kiên Giang theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 4/1/2025.
Khủng hoảng chính trị Hàn Quốc: Lệnh bắt giữ Tổng thống bất khả thi, cơ quan điều tra đối đầu cả nghìn người biểu tình án ngữ

Khủng hoảng chính trị Hàn Quốc: Lệnh bắt giữ Tổng thống bất khả thi, cơ quan điều tra đối đầu cả nghìn người biểu tình án ngữ

Văn phòng điều tra tham nhũng đối với các quan chức cấp cao (CIO) của Hàn Quốc đã tạm dừng lệnh bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol.
Tổng thống Venezuela tỏ thiện chí với Mỹ, sẵn sàng lật mối quan hệ sang 'trang mới'

Tổng thống Venezuela tỏ thiện chí với Mỹ, sẵn sàng lật mối quan hệ sang 'trang mới'

Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro tuyên bố, ông sẵn sàng tái thiết lập quan hệ với Mỹ dựa trên đối thoại và tôn trọng.
Niềm tự hào khi được kết nạp Đảng ở đất nước triệu voi

Niềm tự hào khi được kết nạp Đảng ở đất nước triệu voi

Được kết nạp và đứng trong hàng ngũ của Đảng là một vinh dự lớn lao đối với anh Nguyễn Thành Ngọc – một giáo viên giảng dạy tiếng Việt ...
Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới. 10 vấn đề dưới đây được dự báo sẽ có tác động quan trọng đến thế giới trong năm 2025.
Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Bắt đầu làm Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1, Ba Lan có được những lợi thế nhất định, song chặng đường phía trước của Warsaw không chỉ trải hoa hồng.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Nhiều chuyên gia nhận định rằng trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay đổi căn bản nền kinh tế toàn cầu, đồng thời đe dọa thay thế con người trong một số ngành nghề.
Phát ngôn gây sốc của ông Trump về việc mua Greenland: Không phải là lần đầu tiên, tại sao lại 'chấp niệm'?

Phát ngôn gây sốc của ông Trump về việc mua Greenland: Không phải là lần đầu tiên, tại sao lại 'chấp niệm'?

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã làm dậy sóng dư luận khi nhắc lại tuyên bố gây sốc muốn mua lại Greenland.
Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Sự sắp trở lại Nhà Trắng của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ định hình đáng kể xu hướng mới trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.
120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

Israel giải mật chi tiết một chiến dịch phá hủy cơ sở sản xuất tên lửa ngầm, sâu trong lòng lãnh thổ Syria.
Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Biển Baltic đang trở thành điểm nóng của cuộc cạnh tranh địa chính trị khi liên tiếp các vụ cắt cáp quang diễn ra, dấy lên nghi ngại Nga-NATO.
Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Căng thẳng giữa Mỹ và Iran có thể là một trong những thách thức chính sách đối ngoại lớn đầu tiên đối với chính quyền Trump 2.0.
Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Cả Nga và Ukraine đều 'tung chiêu' sử dụng các vũ khí tối tân, hiện đại - những bước đi 'rắn' trên thực địa.
Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Chính sách đối ngoại hiện đang là một chủ đề nóng tại Ấn Độ, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ truyền thông, giới học thuật và toàn xã hội.
Phiên bản di động