Hội nghị năm nay có sự tham dự của khoảng 2.000 đại biểu là các chính khách, doanh nghiệp, học giả và giới truyền thông từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có hơn 10 vị đứng đầu Nhà nước, Chính phủ, Tổ chức quốc tế và khoảng 30 Bộ trưởng. Đây là Hội nghị thường niên lần thứ 11 kể từ khi Diễn đàn Bác Ngao được thành lập năm 2001. Từ đó đến nay, Diễn đàn Bác Ngao đã có những bước phát triển đáng kể, trở thành diễn đàn kinh tế quan trọng ở khu vực, là nơi giới hoạch định chính sách chia sẻ những ý tưởng nhằm tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực như thương mại, đầu tư, tài chính- ngân hàng. Giờ đây, diễn đàn đây được coi như một "Davos của châu Á", và là cơ chế quan trọng để các nhà lãnh đạo chính trị, kinh tế, giới học giả thảo luận vấn đề kinh tế và các vấn đề quan trọng khác không chỉ của châu Á mà còn của khu vực khác trên thế giới.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới đứng trước nhiều thách thức, đang trong quá trình tái cơ cấu và tái cân bằng, Hội nghị thường niên Diễn đàn Bác Ngao năm nay có chủ đề “Châu Á trong một thế giới đang chuyển đổi: Hướng đến phát triển lành mạnh và bền vững”, với hơn 40 phiên thảo luận tập trung vào ba trọng tâm: Xác định các nguyên nhân chính gây ra những bất ổn của kinh tế toàn cầu (khủng hoảng nợ công, tăng trưởng và việc làm, triển vọng kinh tế toàn cầu…); thúc đẩy sự cải cách và chuyển đổi (đổi mới giáo dục, cải cách hệ thống tài chính quốc tế, bất bình đẳng thu nhập, xác định vị trí mới của các nước mới nổi trong chuỗi giá trị toàn cầu…) và tăng trưởng bền vững thông qua đổi mới tư duy (khoa học công nghệ, máy tính và mạng xã hội, mô hình thành phố trong tương lai…).
Ngoài chủ đề chính, các đại biểu sẽ thảo luận theo 3 nhóm chủ đề lớn với gần 20 chủ đề nhỏ liên quan đến các lĩnh vực khủng hoảng nợ công, việc làm và tăng trưởng, cải cách hệ thống tiền tệ quốc tế, đột phá chiến lược ngành chế tạo châu Á. Đặc biệt, năm nay, Diễn đàn sẽ có buổi thảo luận về ASEAN với chủ đề “Khu vực thương mại tự do ASEAN và Hội nhập Kinh tế khu vực”.
Phát biểu tại phiên khai mạc, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nhấn mạnh Diễn đàn diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế đang có sự thay đổi, điều chỉnh sâu sắc và phức tạp, kinh tế toàn cầu có dấu hiệu hồi phục, nhiều quốc gia xuất hiện đà tăng trưởng tốt… Tuy nhiên, ảnh hưởng chiều sâu của khủng hoảng tài chính toàn cầu vẫn chưa được loại bỏ, khủng hoảng nợ công châu Âu vẫn tiếp tục có những diễn biến mới. Do đó, thúc đẩy kinh tế thế giới phục hồi sẽ vẫn là tiến trình vô cùng khó khăn và lâu dài. Ông Lý Khắc Cường khẳng định Trung Quốc mong muốn cùng các nước châu Á tăng cường nhận thức chung, nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế châu lục tăng trưởng lành mạnh và bền vững. Trong đó, tập trung vào một số nội dung chủ yếu như thúc đẩy tăng trưởng nội sinh, đẩy mạnh cải cách mở cửa, thực hiện hợp tác cùng thắng, đoàn kết hài hòa và kiên trì phát triển hòa bình…
Nhất Phong
Về vấn đề trên biển, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh hai bên cần thực hiện nghiêm túc nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước và Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc, để xử lý thỏa đáng các tranh chấp và vấn đề nảy sinh trên biển. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu phía Trung Quốc sớm thả vô điều kiện 2 tàu cá và 21 ngư dân Việt Nam hiện đang bị phía Trung Quốc giam giữ và không có những hành động làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông. |