Điều gì khiến WEF Davos 2022 không giống bất kỳ một Hội nghị nào trước đây

Minh Anh
Không có tuyết rơi không phải đặc điểm duy nhất khiến Hội nghị WEF Davos 2022 không giống bất kỳ một Hội nghị nào trước đây, Chủ tịch WEF Borge Brande mở đầu bài thuyết trình.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hội nghị WEF Davos 2022 diễn ra trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine và những biến động bất thường mới của kinh tế toàn cầu, hậu đại dịch Covid-19.
Hội nghị WEF Davos 2022 diễn ra trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine và những biến động bất thường mới của kinh tế toàn cầu, hậu đại dịch Covid-19.

Không chỉ là lần đầu tiên không diễn ra vào tháng Giêng, Hội nghị thường niên của Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Davos, Thụy Sỹ (WEF Davos 2022) diễn ra từ ngày 23-26/5, trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine và những biến động bất thường mới của kinh tế toàn cầu, hậu đại dịch Covid-19, cũng đủ trở thành một sự kiện chưa từng có về nhiều phương diện.

Những giá trị bị rạn nứt

Những giá trị mà nhà sáng lập WEF Klaus Schwab đặt nền móng và tinh thần của “phiên chợ ý tưởng” nhằm cải thiện thế giới trong nửa thế kỷ phát triển, bị cho là đang rạn nứt. Khát vọng về một thế giới liên kết, nơi mà sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, con người và ý tưởng chia sẻ thịnh vượng trên toàn cầu dần nhạt nhòa và trở thành một mục tiêu đầy thách thức.

Ngay tại ngày khai mạc WEF Davos 2022 (23/5), đại diện Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nhận định, nền kinh tế thế giới “dường như đang đối mặt bài kiểm tra lớn nhất kể từ sau Thế chiến II”, bị đẩy tới bờ vực của khủng hoảng chồng khủng hoảng.

Giám đốc điều hành IMF Kristalina Georgieva phân tích, cuộc xung đột Nga-Ukraine đã gây hiệu ứng làm trầm trọng thêm ảnh hưởng vốn đã rất tồi tệ của đại dịch Covid-19, đặt thêm áp lực lên sự phục hồi kinh tế, kéo tăng trưởng kinh tế toàn cầu đi xuống và thổi bùng lạm phát lên mức cao nhất trong nhiều thập kỷ.

Khi giá lương thực - thực phẩm và năng lượng đồng loạt leo thang, bóp nghẹt các hộ gia đình trên khắp thế giới; các ngân hàng trung ương buộc phải thắt chặt chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát, lãi suất tăng càng gây thêm áp lực lên các quốc gia, doanh nghiệp và những hộ gia đình với những khoản nợ chồng chất. Mức độ thách thức đối với nền kinh tế thế giới đã được nhấn mạnh trong báo cáo mới nhất của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), cho thấy GDP của các nước G7 đã giảm 0,1% trong quý I/2022 so với ba tháng trước đó.

Sự bất ổn ngày càng tăng trên thị trường tài chính và những tắc nghẽn trong chuỗi cung ứng cũng đặt ra những rủi ro không nhỏ. Chưa kể, biến đổi khí hậu vẫn là một thách thức lớn đối với toàn cầu.

Trong khi đó, khả năng ứng phó của những tổ chức như IMF đang “bị hạn chế bởi hậu quả của cuộc xung đột Nga-Ukraine làm gia tăng nguy cơ phân mảnh địa kinh tế”, Giám đốc điều hành IMF cho biết. Hiện đã có khoảng 30 quốc gia hạn chế giao dịch các mặt hàng thực phẩm, năng lượng và các loại hàng hóa chủ chốt khác...

Giai đoạn bước ngoặt

Tất nhiên, trên thực tế, ngay cả trước đại dịch và xung đột, chia rẽ nội bộ đã làm căng thẳng các siêu cường như Mỹ. Các quốc gia về cơ bản vẫn tồn tại những khác biệt, ít nhất là hệ thống chính trị, kinh tế và cả mức độ giàu có.

Nhưng trong “một thế giới toàn cầu”, dù Moscow vẫn là đối thủ chiến lược của Mỹ và châu Âu, thì mối quan hệ kinh tế giữa họ vẫn ngày càng sâu sắc. Hàng trăm tập đoàn đa quốc gia đã đến hoạt động ở Nga và ngược lại; châu Âu cũng nổi lên như một đối tác lớn về năng lượng, các loại nguyên liệu mới và cả công nghệ… của Nga.

Nhưng giờ đây, dù nhà sáng lập WEF Klaus Schwab không sử dụng từ “chiến tranh lạnh mới”, nhưng ông nói rằng, chúng ta đang đối mặt với viễn cảnh “thế giới bị phân mảnh”, nguy cơ chia tách thành một hệ thống đa quyền lực với những triết lý, hệ tư tưởng khác nhau. Trước mắt là viễn cảnh bất ổn toàn cầu lớn hơn đang ở phía trước, nguy cơ từ các lệnh trừng phạt và trả đũa, những nền kinh tế bị cô lập và những toan tính riêng.

Có lẽ như vậy, chủ đề WEF 2022-“Lịch sử ở giai đoạn bước ngoặt: Chính sách của chính phủ và Chiến lược của doanh nghiệp” được đặt kỳ vọng ở một trong số ít những nơi tập hợp các nhân vật quyền lực từ nhiều lĩnh vực và khu vực địa lý, từ người đứng đầu chính phủ cho đến các nhà quản lý tập đoàn hàng đầu thế giới, đưa chính sách công, doanh nghiệp và xã hội dân sự xích lại gần nhau, cùng đối phó với những thách thức chưa từng có.

Thực tế cho thấy, phương thức sản xuất, cách mà con người tồn tại và phát triển hiện nay đã bộc lộ khuyết điểm, thế giới trở nên mong manh trước mọi biến cố. Chẳng hạn, một yếu tố phi truyền thống như dịch Covid-19 - chưa từng được đề cập cách đây hơn hai năm, tại Davos 2020, bỗng có sức công phá kinh hoàng.

Covid-19 đánh trực diện vào hệ miễn dịch-khâu yếu nhất trong cơ thể người; cũng như chỗ “mềm” nhất trong mối liên kết toàn cầu, hạn chế sự tiếp xúc, đi lại, kết nối; buộc con người thay đổi phương thức sản xuất từ trực tiếp sang gián tiếp. Chính những yếu tố này sẽ làm thay đổi thế giới – cái mà nhà sáng lập WEF gọi là “bước ngoặt lịch sử”.

Giáo sư Klaus Schwab nói: “Câu hỏi lớn đặt ra tại Davos là làm thế nào để phát triển năng lực bền bỉ cần thiết ở mỗi cấp độ cá nhân, quốc gia và toàn cầu, để trang bị tốt hơn cho tương lai, sẵn sàng đối phó với tất cả những biến động ảnh hưởng tới cuộc sống của chúng ta”.

Hội nghị năm nay tiếp tục quy tụ giới tinh hoa thế giới, các nhà lãnh đạo quốc gia, các chính trị gia hàng đầu, các chuyên gia từ khắp các châu lục. Đặt trên bàn nghị sự cùng với vấn đề thời sự như kinh tế số, tăng trưởng xanh, bền vững…, các mối đe dọa thường xuyên như biến đổi khí hậu và an ninh mạng… đã thêm các “vấn đề nóng hổi” như xung đột Nga-Ukraine và dịch bệnh… Và khi những tác động của cuộc xung đột ở Ukraine lan rộng ra ngoài phạm vi địa lý, các chuyên gia đang cảnh báo về một cuộc khủng hoảng lương thực tiềm ẩn, có thể kéo dài từ châu Phi đến Nam Mỹ và gây ra nhiều bất ổn xã hội và di cư hàng loạt.

Trong một thế giới như đang tách rời nhau như vậy, Giáo sư Schwab vẫn tin rằng, nhu cầu hợp tác đa quốc gia ngày càng cấp thiết hơn. Hợp tác liên quan đến việc giải quyết các thách thức toàn cầu của chúng ta là hoàn toàn cần thiết, bởi vì chúng ta phụ thuộc lẫn nhau.

Bởi thực tế, toàn cầu hóa đã giúp hàng triệu triệu người thoát đói nghèo. Các số liệu thống kê cho thấy, số người sống trong cảnh nghèo cùng cực trên toàn cầu đã giảm mạnh trong những thập niên gần đây, trong khi khả năng tiếp cận điện, nước sạch và thực phẩm bổ dưỡng vẫn tăng đều, dù vẫn tồn tại những giới hạn nhất định.

Và như sự tin tưởng của Rich Lesser, Chủ tịch toàn cầu của Boston Consulting Group, một trong những ý tưởng lớn của WEF là chia sẻ sự thịnh vượng kinh tế sẽ giúp thế giới xích lại gần nhau hơn… Dù mục tiêu đó giờ sẽ khó khăn hơn nhiều.

Các hoạt động song phương của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tại WEF, Davos, Thụy Sỹ

Các hoạt động song phương của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tại WEF, Davos, Thụy Sỹ

Tiếp tục các hoạt động tại Hội nghị thường niên lần thứ 52 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sỹ, ngày ...

Kinh tế suy thoái, lạm phát phủ bóng lên WEF Davos 2022

Kinh tế suy thoái, lạm phát phủ bóng lên WEF Davos 2022

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) 2022 tại Davos (Thụy Sỹ) diễn ra trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đối mặt với nguy ...

Xem nhiều

Đọc thêm

'Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình'

'Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình'

Người thầy phải trở nên tự tin, tự chủ và tự cập nhật bản thân, để AI chỉ là một trợ lý thông thái...
Kết quả bóng đá hôm nay 22/11 (mới nhất)

Kết quả bóng đá hôm nay 22/11 (mới nhất)

Xem kết quả bóng đá đêm qua và hôm nay 22/11, Cup C1, Ngoại hạng Anh, La Liga, Serie A, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức, Italy... đều được cập ...
Diễn viên Midu nền nã, thanh lịch trong tà áo dài

Diễn viên Midu nền nã, thanh lịch trong tà áo dài

Diễn viên Midu, Hoa hậu Đỗ Thị Hà xinh đẹp, ngọt ngào trong tà áo dài, người đẹp Lý Nhã Kỳ ngày càng gợi cảm.
Đại sứ Đỗ Hoàng Long chỉ ra 5 ý nghĩa lớn từ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Đại sứ Đỗ Hoàng Long chỉ ra 5 ý nghĩa lớn từ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Theo Đại sứ Đỗ Hoàng Long, chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev diễn ra khi Việt Nam-Bulgaria có nhiều bước phát triển quan trọng
Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Ukraine kêu gọi cộng đồng quốc tế đưa ra những kết luận đúng đắn và chấm dứt xung đột ở giữa nước này và Nga trong gần 3 năm qua.
Gặp gỡ hữu nghị kỷ niệm 70 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Mông Cổ

Gặp gỡ hữu nghị kỷ niệm 70 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Mông Cổ

Quan hệ giao lưu nhân dân Việt Nam-Mông Cổ đã phát triển qua nhiều thập kỷ, trở thành nền tảng vững chắc cho tình hữu nghị giữa hai nước.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Doanh nghiệp Hàn Quốc 'mách' Việt Nam cách tăng năng suất, cải thiện hiệu quả sản xuất

Doanh nghiệp Hàn Quốc 'mách' Việt Nam cách tăng năng suất, cải thiện hiệu quả sản xuất

TS. Nguyễn Văn Thân thông tin, Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc 2024 đã thu hút hơn 500 đại biểu từ hai quốc gia.
Khát vọng về 'chân trời tăng trưởng và phát triển mới' cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam-Hàn Quốc

Khát vọng về 'chân trời tăng trưởng và phát triển mới' cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam-Hàn Quốc

Chiều nay (21/11), Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc năm 2024 đã diễn ra tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Hà Nội.
Giới thiệu hình ảnh, tiềm năng của Bình Định với nhà đầu tư, doanh nghiệp Thái Lan

Giới thiệu hình ảnh, tiềm năng của Bình Định với nhà đầu tư, doanh nghiệp Thái Lan

Từ 21-23/11, tại TP. Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định tổ chức sự kiện Gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan.
Giá cà phê hôm nay 21/11/2024: Giá cà phê bật tăng mạnh mẽ, xuất khẩu giảm sâu, hàng Việt sẽ vẫn tuân thủ EUDR

Giá cà phê hôm nay 21/11/2024: Giá cà phê bật tăng mạnh mẽ, xuất khẩu giảm sâu, hàng Việt sẽ vẫn tuân thủ EUDR

Giới phân tích dự báo sản lượng cà phê vụ 2024 - 2025 của Việt Nam có thể giảm 10-15% so với vụ 2023 - 2024. Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê ...
Thu hút vốn FDI xanh: Lợi thế nhiều, thách thức lớn

Thu hút vốn FDI xanh: Lợi thế nhiều, thách thức lớn

Baoquocte.vn. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xanh đang hòa mình cùng làn sóng phát triển kinh tế xanh của đất nước.
Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Khảo sát thị trường chung cư Hà Nội, Hải Dương đề nghị dừng thanh tra 10 dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

Theo Báo cáo của Batdongsan.com.vn nửa cuối năm 2024, 73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Căn hộ chung cư vẫn là 'điểm nóng' của thị trường, gần 4.000 căn hộ cũ tại TP.HCM sắp được sửa chữa… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Loạt dự án chung cư giá tăng vọt tại Hà Nội và TPHCM, Cần Thơ kiểm kê đất đai chuyên đề về sân golf… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Giải thưởng Nhà môi giới bất động sản Việt Nam nhằm tôn vinh các cá nhân có đóng góp tích cực, nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững.
Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Tồn kho ngày càng lớn, giá chung cư tại TPHCM chạm 80 triệu đồng/m2, Hà Nội thu hồi hơn 7.100 m2 đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11 ghi nhận Yen Nhật, đồng Franc Thụy Sỹ và đồng bạc xanh đã tăng giá.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11 tiếp tục hạ nhiệt, vẫn neo trên mức 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11 ghi nhận đồng USD giảm trong khi đồng EUR tăng 0,54%, đạt mức 1,0598 USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11 ghi nhận USD mua vào tại các thị trường tự do đang cao hơn 465 đồng so với kênh ngân hàng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11 ghi nhận đồng USD tăng giá so với các đồng tiền chính, neo ở mức đỉnh trong một năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/11: USD neo đỉnh một năm, EUR, Yen Nhật giảm mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/11: USD neo đỉnh một năm, EUR, Yen Nhật giảm mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/11 ghi nhận USD tăng lên mức cao nhất trong một năm so với các loại tiền tệ chính.
Phiên bản di động