Nhiều tập đoàn dầu khí lớn của thế giới rút khỏi dự án LNG 2 Bắc Cực do lo ngại các các lệnh trừng phạt của Mỹ. (Nguồn: Novatek) |
Tháng 11/2023, Mỹ áp đặt một lệnh trừng phạt mới lên dự án khí tự nhiên hóa lỏng Arctic LNG 2 (LNG 2 Bắc Cực) của Nga, dự án khí đốt có quy mô lớn thứ 3 của quốc gia này. Lệnh trừng phạt được đưa ra nhằm hạn chế hoạt động sản xuất năng lượng trong tương lai của Nga.
Novatek sở hữu 60% cổ phần trong dự án, TotalEnergies và 2 doanh nghiệp Trung Quốc, gồm Tập đoàn Dầu khí quốc gia (CNPC) và Tập đoàn Dầu khí ngoài khơi quốc gia (CNOOC), mỗi bên nắm giữ 10%. 10% còn lại thuộc về Công ty thương mại Nhật Bản Mitsui & Co và Tổ chức An ninh kim loại và năng lượng Nhật Bản (JOGMEC) thuộc sở hữu nhà nước.
Tin liên quan |
Nga sở hữu lượng tiền mặt chưa từng có nhờ Mỹ và một đồng minh |
Quyết định của nền kinh tế lớn nhất thế giới khiến nhiều tập đoàn dầu khí lớn rút khỏi dự án LNG 2 Bắc Cực do lo ngại các các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với cơ sở này.
Động thái này diễn ra sau lệnh cấm của Liên minh châu Âu (EU) đối với việc chuyển giao công nghệ liên quan đến LNG cho Nga vào tháng 4/2022 - sau khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
"Thử nghiệm quỳ tím"
LNG 2 ở Bắc Cực là "chìa khóa" trong chiến lược năng lượng của Nga. Thành công của dự án có thể kích thích đầu tư thêm vào các kế hoạch tương tự. Dự án minh họa vai trò ngày càng tăng của Trung Quốc với tư cách là nhà cung cấp thiết bị chính và là khách hàng LNG lớn nhất của Nga.
Công suất sản xuất của Arctic LNG 2 dự kiến là 19,8 triệu tấn mỗi năm và 1,6 triệu tấn khí ngưng tụ ổn định mỗi năm.
Ben Seligman, chuyên gia dự án phát triển dầu khí ở Bắc Cực nhận định, các biện pháp trừng phạt của Mỹ dường như chưa có tác dụng.
Ông nói: “Nga đã có thể hoàn thành dây chuyền sản xuất đầu tiên chỉ với những sửa đổi nhỏ và họ đã có giải pháp cho dây chuyền thứ hai”.
Arctic LNG 2 nằm ở bán đảo Gydan, phía Bắc Siberia, phục vụ thị trường châu Á và châu Âu.
LNG ngày càng trở nên quan trọng đối với Nga bởi đất nước này đã mất khách hàng lớn nhất mua khí đốt tự nhiên vào năm 2022, đó là châu Âu.
Khi ba dây chuyền sản xuất (hay còn gọi là chuyến tàu) LNG của Bắc Cực hoàn thành, dự án sẽ có công suất sản xuất hàng năm là 19,8 triệu tấn, đóng góp đáng kể vào mục tiêu sản lượng trước xung đột của Moscow là 80-140 triệu tấn vào năm 2035.
LNG 2 Bắc Cực là chuyến tàu đầu tiên, khởi công vào tháng 12/2023. Chuyến tàu chở hàng thứ 2 và 3 của dự án - dự kiến lần lượt vào năm 2024 và 2026.
Các nguồn tin trong ngành tiết lộ, sau khi khởi công LNG 2 Bắc Cực, dự án có thể vận chuyển lô hàng đầu tiên trong vài tuần. Theo Novatek, các tàu chở LNG đầu tiên của họ dự kiến sẽ ra khơi vào quý I/2024.
Novatek trước đó đã ký hợp đồng cung cấp LNG với Tập đoàn Khí năng lượng Chiết Giang và Tập đoàn Shenergy của Trung Quốc.
Alexander Kislov, một nhà phân tích độc lập từng làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu LNG cho một công ty năng lượng lớn của Nga cho biết, LNG 2 ở Bắc Cực là một "thử nghiệm quỳ tím". "Các quyết định đầu tư tiếp theo vào các dự án LNG khác của Nga sẽ phụ thuộc vào sự thành công của việc ra mắt dự án này”, ông nhấn mạnh.
Dự án LNG 2 ở Bắc Cực. (Nguồn: TASS) |
Yếu tố then chốt tạo thành công
Mehdy Touil, chuyên gia vận hành LNG, người làm việc trong dự án Yamal LNG của Novatek cho rằng, sau lệnh trừng phạt của EU nhắm vào việc chuyển giao công nghệ LNG, trở ngại chính là việc mua sắm tourbin để hóa lỏng khí và cung cấp năng lượng cho địa điểm này.
Theo nguồn tin đã xác nhận, một công ty của Cáp Nhĩ Tân đã vào cuộc để cung cấp số lượng cần thiết để vận hành chuyến tàu đầu tiên, sau khi một công ty Mỹ rút khỏi hợp đồng cung cấp 21 tuabin cho cả ba chuyến tàu.
Tháng 12/2023, chính quyền thành phố Cáp Nhĩ Tân thông tin, Tập đoàn đóng tàu nhà nước Trung Quốc đã bán 20 tourbin cho một công ty Nga.
Một cựu giám đốc điều hành công ty hóa dầu Nga nhận định: "Tất nhiên, tourbin của Trung Quốc kém hơn của Đức hoặc Pháp, nhưng chúng là sự thay thế có thể chấp nhận được”.
Ông Touil cũng khẳng định: "Sự hỗ trợ của Trung Quốc là yếu tố then chốt tạo nên sự thành công của dự án LNG 2 Bắc Cực".
Tài liệu của Novatek cho thấy, 5 công ty Trung Quốc chịu trách nhiệm chế tạo phần lớn chuyến tàu đầu tiên và thứ 2.
Theo công ty dữ liệu Kpler, đã có 12 chuyến hàng từ Trung Quốc đến các cảng ở khu vực Murmansk (Nga) kể từ khi EU đưa ra lệnh trừng phạt.
Malte Humpert, phóng viên của ấn phẩm High North News chuyên đưa tin về Bắc Cực cho rằng: "Các công ty phương Tây buộc phải rút lui nhưng các công ty Trung Quốc có thể bước vào. Điều đó cho thấy tầm ảnh hưởng và mức độ công nghệ thay thế mà Bắc Kinh có thể cung cấp cho Moscow”.
Khi phương Tây cắt giảm nguồn cung, Trung Quốc đã trở thành nguồn cung cấp phần cứng, điện tử và các hàng hóa khác quan trọng cho Nga. Dữ liệu thương mại cho thấy, xuất khẩu của nước này sang Nga vào năm 2023 đã tăng 47% so với năm trước lên 111 tỷ USD.
Các biện pháp trừng phạt không ngăn được sự phát triển của dự án LNG 2 Bắc Cực và các chuyên gia tin rằng, chúng có thể thành công hơn.
Tháng 12/2023, báo Kommersant đưa tin, các cổ đông nước ngoài dự định lấy LNG từ dự án đã đình chỉ tham gia vào LNG 2 ở Bắc Cực. Total lên tiếng xác nhận quyết định này vào tháng 1.
Nhà phân tích Kislov thông tin, Novatek thiếu các tàu đi trên băng chở LNG 2 Bắc Cực. Tàu này có khả năng di chuyển trên các tuyến đường ở Bắc Cực đến các thị trường xuất khẩu.
Tuy vậy, ông Seligman tin rằng, Novatek sẽ “tìm ra một giải pháp nào đó” cho phép xuất khẩu LNG 2 ở Bắc Cực. Dường như, với sự giúp đỡ của Trung Quốc, Mỹ và các đồng minh phương Tây khi đó sẽ phải tìm “những cách sáng tạo hơn” để hạn chế dự án LNG hàng đầu của Nga.
| Không còn 'liều thuốc' giúp tăng trưởng 'nhanh như chớp', kinh tế Trung Quốc sẽ đi theo hướng nào? Năm ngoái, Trung Quốc đã đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5%, một trong những mục tiêu thấp nhất trong nhiều thập niên. Giới ... |
| Kinh tế Nga: Ngược chiều dự báo, phát triển tốt nhờ ba lý do; lệnh trừng phạt vẫn đang 'cản đường' Đã gần hai năm kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, có một điều mà các nhà kinh ... |
| Từ thiếu lao động trầm trọng đến cắt giảm hàng loạt việc làm, nghịch lý khó tin tại đầu tầu kinh tế của châu Âu Các tập đoàn lớn của Đức hiện đang cắt giảm hàng chục nghìn việc làm. Ngay cả các chuyên gia phần mềm, vốn được săn ... |
| Nga sở hữu lượng tiền mặt chưa từng có nhờ Mỹ và một đồng minh Theo phân tích của Trung tâm nghiên cứu năng lượng và không khí sạch (CREA), Nga đang bước vào năm thứ ba của chiến dịch ... |
| Hơn 500 mục tiêu của Nga vào 'tầm ngắm' của Mỹ, Moscow tuyên bố đáp trả bằng hành động Ngày 22/2, trả lời báo chí tại Hội nghị Ngoại trưởng G20, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov bày tỏ, nước này sẽ "đáp trả bằng ... |