Nhỏ Bình thường Lớn

Định kiến giới cản trở tiềm năng của phụ nữ

Chia sẻ tại diễn đàn đa phương “Thúc đẩy bình đẳng giới trong kỷ nguyên số và hội nhập” (18/7), Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội Nguyễn Thị Hà cho rằng, Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá là quốc gia xóa bỏ khoảng cách giới nhanh nhất trong 20 năm qua. 
TIN LIÊN QUAN
tin nhap 20180719152826 Bình đẳng giới thời kỷ nguyên số vẫn tồn tại nhiều thách thức
tin nhap 20180719152826 "Bình quyền cho nữ giới" là từ khóa của năm

Bất bình đẳng giới đến từ định kiến

Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà cho biết, tỉ lệ phụ nữ tham gia trong thị trường lao động khá cao, đạt trên 70%. Phụ nữ làm chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở kinh doanh đạt hơn 31%. Các chỉ số về phát triển giới, khoảng cách giới đều đạt ở mức trung bình cao. Theo báo cáo Phát triển con người (năm 2016), Việt Nam là 1 trong 5 nhóm xếp hạng thuộc các quốc gia có tình trạng bình đẳng giới tốt nhất trên thế giới.

Mặc dù đạt được nhiều thành tựu quan trọng, song Việt Nam vẫn đang đối mặt với không ít thách thức. Trong đó, sự tham gia của phụ nữ về mặt quản lý và lãnh đạo các cấp vẫn còn thấp, trình độ chuyên môn kỹ thuật của nữ thấp hơn nhiều so với nam giới. Lao động nữ có thu nhập bình quân thấp hơn nam giới khoảng 10%. Đặc biệt, lao động nữ là đối tượng dễ bị rủi ro, tổn thương hơn trong kinh doanh.

Một trong những nguyên nhân của tình trạng bất bình đẳng giới hiện nay được xác định là những định kiến về giá trị, cách suy nghĩ truyền thống của xã hội về ứng xử cũng như vai trò của nam giới và phụ nữ. Những suy nghĩ và định kiến này đang cản trở những tiềm năng phát triển của phụ nữ.

“Tại thời điểm hiện nay, nam giới cần tự giác thay đổi quan điểm đối xử với nữ giới. Cùng với đó, nữ giới cũng tự mình nâng cao trình độ, hiểu biết để tự bảo vệ mình, vừa tích cực tham gia vào các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa”, bà Nguyễn Thị Hà nói.

tin nhap 20180719152826
Các đại biểu tham dự Diễn đàn ngày 18/7 tại Hà Nội. (ảnh YN)

Chia sẻ về những thách thức của vấn đề bình đẳng giới, ông Bùi Sỹ Lợi (Phó Chủ nhiệm Các vấn đề xã hội của Quốc hội) cho rằng, vấn đề bất bình đẳng giới đang còn diễn ra ở tất cả các lĩnh vực. Trong đó, khía cạnh vị thế của người phụ nữ còn nhiều hạn chế. Thực tế, sự tiến bộ về vị thế của người phụ nữ có phát triển nhưng chưa đạt được mục đích.

“Chủ lao động bao giờ cũng muốn sử dụng lao động có chuyên môn, có sức khỏe tốt, lao động trẻ và lao động không bị vướng mắc với các điều kiện khác về gia đình. Vì thế, chúng ta cần phải có những giải pháp đi trước đón đầu trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để bảo đảm cơ hội việc làm cho người phụ nữ nói chung”, ông Bùi Sỹ Lợi nhấn mạnh.

Cần thay đổi nhận thức

Trả lời cho câu hỏi những phát sinh do kỷ nguyên số mang lại, ông Đào Quang Vinh (Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội) cho rằng, cơ hội dành cho cả nam và nữ. Nhưng quan trọng là phụ nữ có thể tận dụng được các cơ hội đó không khi mà rào cản, nhận thức, định kiến còn tồn tại?

“Những vấn đề về kiến thức, khoa học công nghệ có thể thay đổi rất nhanh. Tuy nhiên, những vấn đề về nhận thức, định kiến phải mất rất nhiều thời gian. Có những định kiến về giới còn ăn sâu, bó chặt trong suy nghĩ của phụ nữ. Bởi thế, tôi nghĩ cần thời gian để thay đổi những định kiến này”, ông Đào Quang Vinh nhận định.

Đưa ra giải pháp, ông Vinh cho rằng, cần phải có dự báo về lao động mất việc, sự tác động của công nghệ đến việc làm của người lao động. Để điều chỉnh được thực trạng ấy cần phải có chính sách luật pháp căn cơ và cơ bản để bảo vệ lao động nữ. Đồng thời, cần chuẩn bị cho người lao động có khả năng học tập suốt đời, tham gia đào tạo nghề, chuyển đổi nghề nghiệp một cách linh hoạt để tiếp cận thị trường lao động khi lâm vào tình huống bị mất việc làm. So với nam giới, phụ nữ đang chịu tác động tiêu cực nhiều hơn trong trong kỷ nguyên số. Để hạn chế những tác động tiêu cực này, không còn cách nào khác, cần phải tăng cường tri thức, đòi hỏi về hiểu biết, kỹ năng, nâng cao chất lượng nguồn năng lực cho phụ nữ.

“Thực tế, dù cơ hội nhiều nhưng vị thế và tiếng nói của người phụ nữ vẫn còn hạn chế ở không gian nhất định, ở trong quản lý kinh tế, xã hội. Nếu chúng ta không tháo gỡ được thực trạng này, hẳn việc thúc đẩy bình đẳng giới chắc chắn còn gian nan”, ông Vinh khẳng định.

Chia sẻ về những băn khoăn của mình, bà Trần Thị Minh Thi (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Gia đình & Giới – Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội và Công nghệ Việt Nam) cho rằng, cần có sự thay đổi về mặt nhận thức và thái độ từ tất cả lĩnh vực.

“Làm sao để người phụ nữ cân bằng được giữa công việc và gia đình? Chúng ta vẫn nói rằng, gia đình là cái van an toàn của cả phụ nữ và nam giới. Nhưng làm thế nào để cân bằng cuộc sống, giảm bớt những chuẩn mực và định kiến của xã hội đối với phụ nữ? Làm thế nào để tạo môi trường làm việc thân thiện đối với phụ nữ hiện nay?”, bà Trần Thị Minh Thi đặt vấn đề.

Ở khía cạnh khác, bà Trần Thị Minh Thi cũng cho rằng, việc tăng tuổi nghỉ hưu là tất yếu trong quá trình tăng tuổi thọ dân số. “Nhưng nếu chúng ta tăng tuổi nghỉ hưu cho cả nam và nữ thì một vấn đề lớn là làm thế nào để đảm bảo việc làm? Từ đó, sẽ tạo thách thức không nhỏ về cơ hội việc làm cho những người trẻ tuổi. Thực tế, nếu xã hội không tạo ra đầy đủ công ăn việc làm cho cả người lớn tuổi lẫn trẻ tuổi sẽ đối mặt với những vấn đề xã hội rối ren hơn”, bà Trần Thị Minh Thi trăn trở.

tin nhap 20180719152826
Bình đẳng giới từ ngay trong mỗi gia đình

“Bình đẳng giới thực chất, quyền trẻ em, phụ nữ cần được tôn trọng ngay trong gia đình là nền tảng để thúc đẩy bình ...

tin nhap 20180719152826
Chuyện bé gái thích tự cắt tay và vấn đề bình đẳng giới ở Việt Nam

Chia sẻ với TG&VN, chuyên gia tâm lý, Tiến sĩ Trần Thành Nam (giảng viên Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia ...

tin nhap 20180719152826
Khi nam giới cũng đòi quyền bình đẳng

Vấn đề bình đẳng giới chưa bao giờ hết "nóng" tại Thung lũng Silicon - thánh địa công nghệ vốn được xem chỉ dành cho ...

Yến Nguyệt