Đoàn Văn Hậu - Bước ngoặt xuất ngoại, chấn thương và hành trình gian nan trở lại đỉnh cao

An Chu
TGVN. Đoàn Văn Hậu là tài năng hiếm có của bóng đá Việt Nam. Ở tuổi 22, hậu vệ này đang có tất cả, nhưng bảng thành tích và sự thăng tiến đang chững lại bởi bước ngoặt xuất ngoại cùng chấn thương.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hành trình gian nan trở lại đỉnh cao của cầu thủ Đoàn Văn Hậu
Cầu thủ Đoàn Văn Hậu.

Đoàn Văn Hậu đã có bảng thành tích đồ sộ mà bất kỳ cầu thủ nào cũng mơ ước. Đó thậm chí là câu chuyện được nhắc tới từ 2-3 năm trước, khi hậu vệ cánh đội tuyển Việt Nam là "em út" ở cả U22, U23, đội tuyển quốc gia cũng như CLB Hà Nội.

Cầu thủ sinh năm 1999 từng đánh dấu cột mốc đáng nhớ nhất trong sự nghiệp, giúp anh xác lập kỷ lục mà không bất kì cầu thủ nào của bóng đá Việt Nam làm được, đó là chơi trong màu áo 4 đội tuyển quốc gia trong 1 năm (năm 2017).

Dĩ nhiên, trong sự nghiệp của Văn Hậu không thể không nhắc tới chuyến xuất ngoại Hà Lan. Anh trở thành cầu thủ Việt Nam đầu tiên chơi bóng ở xứ sở hoa Tulip theo bản hợp đồng cho mượn kéo dài 1 năm.

Bước ngoặt lớn với Văn Hậu, nhưng đáng tiếc cuộc phiêu lưu tới Hà Lan đã không thành công như mong đợi. Văn Hậu phát triển mạnh về hình thể, học hỏi được nhiều về bóng đá chuyên nghiệp, nhưng chuyên môn lại đi xuống nếu so với khi anh còn thi đấu trong nước.

Với nhiều người, thất bại của Văn Hậu ở Hà Lan là chuyện bình thường. Người hâm mộ mong chờ Văn Hậu sẽ làm được một "điều gì đó" ở châu Âu, nhưng chúng ta phải chấp nhận thực tế là cầu thủ này không nhận được sự trọng dụng, tin tưởng. Thực tế Văn Hậu có rất ít cơ hội ra sân, kể cả ở những giải đấu cúp.

Sự khắc nghiệt của bóng đá nằm ở chỗ, ngay cả khi bạn là một ngôi sao hàng đầu, thì sự chênh lệch về đẳng cấp vẫn là điều không thể chối cãi. Hãy nhìn Công Phượng từng phải phát tờ rơi khi sang Nhật Bản thi đấu, rồi dự bị dài ở Bỉ. Hãy nhìn nhiều tài năng ở các nền bóng đá cao hơn Việt Nam như Hàn Quốc, Nhật Bản cũng gặp thất bại khi thi đấu ở châu Âu. Đó là một quy luật không thể khác.

Nhưng điều đáng tiếc hơn cả là Văn Hậu vẫn chưa thể lấy lại những gì đã mất kể từ sau chuyến xuất ngoại tốn nhiều giấy mực đó. Tháng 9/2020, Văn Hậu sau trận đá tập với CLB Viettel đã bị chấn thương sụn chêm đầu gối, và từ đó cơn ác mộng của anh tiếp tục kéo dài cho đến bây giờ.

Là tài năng hiếm có và còn rất trẻ, nên không khó hiểu khi chấn thương của Văn Hậu luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt. Trong lịch sử bóng đá Việt Nam, có lẽ chưa có cầu thủ nào được nhiều chuyên gia, bác sĩ cùng hội chẩn đến thế.

Gần nhất, 5 bên gồm đại diện ban Y học VFF, phòng Khoa học và Y học thể thao Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội, các bác sĩ đội tuyển Việt Nam, bộ phận Y tế Trung tâm PVF và nhóm chuyên gia, bác sĩ về y học thể thao, cơ xương khớp và chấn thương chỉnh hỉnh của bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Việt Đức, cùng hội chẩn để kiểm tra khả năng phục hồi của Văn Hậu.

Văn Hậu không cần làm thêm phẫu thuật. Hậu vệ sinh năm 1999 tiếp tục tập hồi phục, làm theo phác đồ điều trị đang thực hiện tại Trung tâm PVF. Trong thời gian này, Văn Hậu sẽ được làm các bài kiểm tra chỉ số cơ lực, biên độ vận động… để các bác sĩ, chuyên gia theo dõi tốc độ hồi phục.

Văn Hậu được quan tâm khiến người hâm mộ vừa mừng, vừa lo. Mừng vì anh sẽ có một lộ trình điều trị chuẩn nhất, nhưng lo chính là cuộc hội chẩn chưa từng có chỉ ra chấn thương ở đầu gối phải của Văn Hậu dường như phức tạp hơn dự kiến.

Chưa ai trả lời chắc chắn về thời điểm nào Văn Hậu sẽ trở lại, chỉ biết rằng cầu thủ CLB Hà Nội sẽ mất thêm nhiều thời gian mới có thể tập luyện và thi đấu. Điều này khiến hậu vệ sinh năm 1999 rất khó có thể lên đội tuyển Việt Nam dự vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á vào tháng 6 tới.

Các chuyên gia bóng đá nhận định HLV Park Hang Seo có thể không có Công Phượng, Đặng Văn Lâm hay kể cả Quang Hải, nhưng mất Văn Hậu là một tổn thất cực lớn. Tấm HCV SEA Games 30 của U22 Việt Nam đã cho thấy rõ điều đó.

Vì thế, nếu không thể dự vòng loại World Cup 2022 tới đây, HLV Park Hang Seo sẽ phải đau đầu với vị trí cánh trái mà Văn Hậu để lại. Đội tuyển Việt Nam sẽ "gãy" cả hai cánh bởi ở hành lang phải, Trọng Hoàng cũng vắng mặt vì án thẻ phạt.

Ngay cả khi Văn Hậu kịp hồi phục, thì việc sử dụng anh ở thời điểm tháng 6 tới là rất mạo hiểm. Thầy Park từng có bài học xương máu với Đình Trọng ở VCK U23 châu Á 2020.

Nói tóm lại, dù có thế nào thì Văn Hậu cần được đảm bảo phải hồi phục 100% mới trở lại sân. Hành trình trở lại của cầu thủ người Thái Bình rõ ràng là rất gian nan ở phía trước, nhưng cũng không thể khác, bởi anh là quân bài chiến lược cho cả CLB Hà Nội lẫn đội tuyển trong nhiều năm tới.

TIN LIÊN QUAN
Sao Việt tuần qua: Không có Hoa khôi Du lịch 2020, Đoàn Văn Hậu xem Doãn Hải My trình diễn thời trang, lộ diện bạn gái Huỳnh Anh
Sát cánh cùng Doãn Hải My tại Hoa hậu Việt Nam 2020, Đoàn Văn Hậu lại phủ sóng bên 'bạn gái tin đồn' ở show diễn
Thử áo cô dâu, có phải Doãn Hải My sắp theo Đoàn Văn Hậu về dinh?
Soi 'bạn gái tin đồn' Doãn Hải My của cầu thủ Đoàn Văn Hậu, tài sắc chuẩn 'con nhà người ta'
Đoàn Văn Hậu 'kè kè' bên 'bạn gái tin đồn' Doãn Hải My sau khi công bố kết quả Hoa hậu Việt Nam 2020

(theo Dân trí)

Đọc thêm

Chiến sự Trung Đông: Pháp bàn cách tránh xung đột Hezbollah-Israel

Chiến sự Trung Đông: Pháp bàn cách tránh xung đột Hezbollah-Israel

Ngoại trưởng Pháp xác nhận ông sẽ đưa ra đề xuất với các quan chức Lebanon nhằm xoa dịu căng thẳng giữa Hezbollah và Israel và ngăn chặn xung đột ...
Tỷ phú Ấn Độ dành toàn bộ khối tài sản trị giá 24 triệu USD làm từ thiện để trở thành tu sĩ

Tỷ phú Ấn Độ dành toàn bộ khối tài sản trị giá 24 triệu USD làm từ thiện để trở thành tu sĩ

Cặp vợ chồng tỷ phú ở bang Gujarat đã chính thức từ bỏ mọi tài sản, cắt đứt quan hệ với gia đình và bắt đầu hành trình đi chân ...
Nga là quốc gia đầu tiên trên thế giới xây dựng hệ thống không gian giám sát khu vực Bắc Cực

Nga là quốc gia đầu tiên trên thế giới xây dựng hệ thống không gian giám sát khu vực Bắc Cực

Đài Sputnik đưa tin Nga đã công bố phát triển một hệ thống khí tượng thủy văn trên không gian cho phép quan sát liên tục khu vực Bắc Cực.
Trung Quốc quyết 'mạnh tay' dẹp bỏ vấn nạn bắt nạt học đường

Trung Quốc quyết 'mạnh tay' dẹp bỏ vấn nạn bắt nạt học đường

Nỗ lực dẹp bỏ vấn nạn bắt nạt học đường được thúc đẩy trong bối cảnh Trung Quốc ghi nhận số vụ tự tử gia tăng ở các trường tiểu ...
Thái Lan cải tổ nội các, nhiều vị trí thay đổi

Thái Lan cải tổ nội các, nhiều vị trí thay đổi

Công báo Hoàng gia Royal Gazette của Thái Lan ngày 28/4 công bố nội các mới của Thủ tướng Srettha Thavisin đã được nhà vua Rama X ký phê chuẩn.
Lịch cúp điện Long An hôm nay ngày 29/4/2024

Lịch cúp điện Long An hôm nay ngày 29/4/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Long An theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 29/4/2024.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động