Nhỏ Bình thường Lớn

Doanh nghiệp Đức quan tâm tới phát triển xanh tại TP. Hồ Chí Minh

Đại diện của doanh nghiệp Đức khẳng định sẽ tích cực đóng góp vào quá trình phát triển xanh của TP. Hồ Chí Minh và Việt Nam.
(10.03) Ông Alexander Ziehe, CEO của Văn phòng Đông Nam Á, châu Đại Dương của Tập đoàn Viessmann (Đức), CEO Viessmann Việt Nam, khẳng định doanh nghiệp sẽ tiếp tục đóng góp vào quá trình phát triển xanh của TP. Hồ Chí Minh. (Ảnh: Bến Thành)
Ông Alexander Ziehe, CEO Viessmann Việt Nam, khẳng định sẽ tiếp tục đóng góp vào quá trình phát triển xanh của TP. Hồ Chí Minh. (Ảnh: Bến Thành)

Đóng góp toàn diện

Phát biểu bên lề Diễn đàn CEO 100 TeaConnect giữa tháng 9 vừa qua tại TP. Hồ Chí Minh, ông Alexander Ziehe, CEO của Văn phòng Đông Nam Á, châu Đại Dương của Tập đoàn Viessmann (Đức), CEO Viessmann Việt Nam cho biết công ty của ông có chiến lược rõ ràng để loại bỏ lượng khí thải carbon trong vài năm cũng như những thập kỷ tới.

Ông cho biết: “Công ty chúng tôi đã nghĩ ra chiến lược mang tên ‘LEAP’ để hướng tới phát thải bằng 0. LEAP có nghĩa là Sự lãnh đạo (Leadership), Trao quyền cho người tiêu dùng (Empowering consumers), Ủng hộ những ý tưởng hay (Advocating ideas) và Hợp tác với các bên liên quan khác nhau (Partnership). Điều này bao gồm từ khách hàng, cho đến chuỗi cung ứng, chính phủ và tất cả các tầng lớp khác nhau mà chúng tôi có thể hành động”.

Ông cho biết hiện công ty cũng đang sử dụng và thực hiện chiến lược tương tự ở Việt Nam, hướng tới các ý tưởng mới về giải pháp sử dụng sản phẩm xanh, cũng như trao quyền cho khách hàng để hiểu rõ yếu tố “xanh” trong hợp tác với các đối tác. Đồng thời, công ty cũng ủng hộ các ý tưởng tích cực.

Là một trong những công ty lớn nhất toàn cầu về sưởi ấm, làm mát, với các sản phẩm liên quan mật thiết tới thúc đẩy quá trình phát thải ròng bằng 0, ông cho biết Viessmann hướng tới tạo ra không gian sống cho các thế hệ mai sau. Trong bối cảnh đó, công ty đang tìm kiếm những điểm đến có thể theo đuổi mục đích này và Việt Nam, đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh, là “một nơi thú vị để đầu tư” vì lý do sau.

Đầu tiên, TP. Hồ Chí Minh là một thành phố đang phát triển, nằm ở trung tâm Đông Nam Á và có nhiều công trình cần bình nóng lạnh, các sản phẩm về sưởi ấm, làm mát. Đây là cơ hội lớn để tạo ra sự khác biệt trên thị trường.

Các sản phẩm của Viessmann tại Đông Nam Á đã được phát triển với công nghệ mới, ví dụ như vật liệu cách nhiệt mới, thân thiện với môi trường trong máy nước nóng, hay việc sử dụng bộ phận làm nóng kép để tăng hiệu quả của thiết bị. Ngoài ra, công ty đã chuyển sang sử dụng bao bì xanh như giấy và bìa carton.

Vì vậy, nếu người tiêu dùng mua sản phẩm Viessmann từ các nhà máy ở Đồng Nai, các sản phẩm đó đã ẩn chứa yếu tố bền vững. Người dân TP. Hồ Chí Minh đang sử dụng nó đều có cơ hội trở thành một phần của hành trình xanh.

Thứ hai, quan trọng không kém là sự hợp tác với đối tác. Hiện tại, Viessmann có rất nhiều đối tác mới và đang hướng dẫn họ ứng dụng các sáng kiến ý, về cách trở nên xanh hơn và kinh nghiệm từ các quốc gia khác. Yếu tố “xanh” đó có thể nằm trong công tác vận chuyển, đóng gói hay xả thải. Vì vậy, kiến thức về chiến lược xanh của công ty cũng được chuyển giao đến đối tác và người tiêu dùng trong nước, đặc biệt là tại TP. Hồ Chí Minh.

Thứ ba, Viessmann cũng hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác nhau, không chỉ với doanh nghiệp mà còn với chính phủ. Một điểm thú vị khác ở đây là trách nhiệm xã hội. Viesmann đang hỗ trợ và đầu tư vào giáo dục cho các trẻ em kém may mắn trong Tổ chức phi chính phủ mang tên “Maison Chance” với mong muốn tạo ra một thế hệ tương lai cho TP. Hồ Chí Minh.

Cuối cùng, "chúng tôi cũng trò chuyện với các chuyên gia từ các ngành, trường đại học để chia sẻ ý tưởng và tìm hiểu phản hồi của họ từ đối thoại liên quan tới phát triển xanh", ông cho biết.

Tin liên quan
TP. Hồ Chí Minh đẩy mạnh tuyên truyền một số quy định pháp luật hiện hành cho đối tượng là người Việt Nam ở nước ngoài TP. Hồ Chí Minh đẩy mạnh tuyên truyền một số quy định pháp luật hiện hành cho đối tượng là người Việt Nam ở nước ngoài

Xây dựng mối liên kết Đức - TP. Hồ Chí Minh

Trong khi đó, ông Ludwig Graf Westarp, đại diện của Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Đức (BVMW) tại Việt Nam với nhiều năm kinh nghiệm, đánh giá Việt Nam đã có một quá trình phát triển xanh đầy ấn tượng.

Ông bày tỏ sự vui mừng khi chứng kiến hội nghị do TP. Hồ Chí Minh tổ chức về phát triển xanh đã thu hút nhiều quan chức, học giả từ các quốc gia khác nhau tham gia học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm. Theo ông, kinh tế tuần hoàn rất quan trọng và mang tính toàn cầu. Chỉ 8% nền kinh tế là tuần hoàn, và cần được phát triển hơn nữa. Vì thế, ông hoan nghênh việc những hội nghị tương tự được tổ chức để nâng cao nhận thức.

Về thúc đẩy hợp tác phát triển xanh giữa Việt Nam và Đức, ông cho rằng lĩnh vực xây dựng là một lĩnh vực rất quan trọng, khi nền kinh tế Việt Nam đang phát triển bùng nổ và rất nhanh. Theo ông, điều quan trọng là tìm chiến lược đúng đắn, phù hợp với thời điểm hiện nay. Trong bối cảnh đó, phát triển năng lượng xanh, xử lý chất thải và kiểm soát phát thải khí carbon là những chủ đề lớn. Kỹ thuật xanh là lĩnh vực thế mạnh tại Đức, và doanh nghiệp Đức có thể kết nối với phía Việt Nam để chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác và tìm ra giải pháp tốt nhất.

Ông cho biết nước Đức đã phát triển rất nhiều năng lượng xanh và năng lượng mặt trời và Việt Nam cũng đang thực hiện điều đó một cách rất ấn tượng. Cách đây vài năm, Việt Nam hầu như chưa có có một dự án năng lượng mặt trời nào. Tuy nhiên, chỉ sau một quãng thời gian ngắn, Việt Nam đã sản xuất được rất nhiều năng lượng mặt trời, tương đương với khoảng 3 lò phản ứng hạt nhân.

Về sáng liến kiên quan tới kinh tế tuần hoàn, ông Westarp cho rằng yếu tố đặc biệt quan trọng là thiết lập mối liên kết giữa chính phủ và các công ty khởi nghiệp. Một khi Việt Nam xây dựng được một trung tâm đổi mới sáng tạo, ông tin rằng ý tưởng mới sẽ sớm xuất hiện. Ông chia sẻ: “Tại Berlin, tôi đặc biệt thích một cửa hàng cà phê nhỏ, bởi họ thu thập phụ phẩm trong quả trình sản xuất, chế biến hạt cà phê và biến chúng thành những chiếc cốc. Với tôi, đó là một sáng kiến khá là thú vị và nó sẽ góp phần khuyến khích công chúng trong phát triển xanh”.

Đồng thời, ông cũng chia sẻ: “Ở các thành phố lớn như Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh, người dân sở hữu nhiều thiết bị điện tử. Đến một lúc nào đó, họ không muốn dùng chúng nữa. Tôi cho rằng các bạn có thể lập một khu chợ nhỏ, nơi mọi người có thể bán hoặc tặng lại cho những người khác các thiết bị mình không sử dụng nữa. Qua đó, Thành phố có thể thúc đẩy tăng trưởng xanh, bền vững hơn nữa”.

(10.03) ông Marko Walde - Trưởng Đại diện Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam (AHK) nêu sáng kiến phát triển xanh cho TP. Hồ Chí Minh. (Ảnh: Bến Thành)
Ông Marko Walde, Trưởng Đại diện Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam (AHK), cho rằng phát triển xanh là chủ đề lớn cho cả doanh nghiệp Đức và Việt Nam. (Ảnh: Bến Thành)

TP. Hồ Chí Minh ở vị trí thuận lợi

Về phần mình, phát biểu bên lề Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (HEF) năm 2023, ông Marko Walde, Trưởng Đại diện Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam (AHK), cho rằng kinh tế tuần hoàn là chủ đề lớn, không chỉ cho doanh nghiệp Việt Nam mà còn dành cho doanh nghiệp Đức.

Theo ông, với doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách Đức, đây là một chủ đề quan trọng. Đức là một trong những ngọn cờ đầu ở Châu Âu, có nền tảng công nghiệp mạnh và các chính sách, chiến lược ổn định. Đức đã đưa ra các chính sách khắt khe về tái chế, quản lý chất thải, hay những vấn đề tương tự. Ông cho biết hiện các doanh nghiệp Đức muốn đầu tư vào Việt Nam, và vài doanh nghiệp Việt Nam muốn tham gia vào quá trình phát triển kinh tế tuần hoàn.

Chia sẻ về kinh nghiệm phát triển xanh ở Đức, ông Marko Walde cho biết: “Chúng tôi có luật lệ rất khắt khe trong tái chế, đặc biệt là thị trường xe điện. Chúng tôi cũng khắt khe trong việc thu gom và đặt ra mức tối thiểu cho việc tái chế các vật liệu. Chúng tôi cũng có các quy định của pháp luật về các vật liệu phải được tái chế thành pin mới. Và tất nhiên, chúng tôi kiến tạo nên môi trường, chúng tôi có một hệ thống ký gửi cho chai nhựa và chai thủy tinh. Chúng tôi đã triển khai toàn bộ hệ thống để quản lý chất thải. Tất cả mọi thứ đều nhằm tạo ra một hệ thống chuỗi cung ứng”.

Liên quan tới hợp tác với TP. Hồ Chí Minh, ông cho biết Thành phố đang ở vị trí thuận lợi khi là trung tâm kinh tế của cả nước. Do đó, TP. Hồ Chí Minh cần phối hợp, giữ vai trò chủ đạo để tập hợp với Hà Nội, để thúc đẩy, quá trình phát triển.

Về phát triển xanh cho Thành phố, ông nói: “Tôi sẽ bắt đầu từ người dân. Tôi nghĩ điều quan trọng nhất là người dân cần phải thay đổi nhận thức. Bên cạnh đó, khi các chính sách của chính phủ trở nên hiệu quả và bền vững, các công ty sẽ có một nền tảng vững chắc để đầu tư, tôi nghĩ đó là một điều rất quan trọng”.

TP. Hồ Chí Minh lần đâu tiên tổ chức liên hoan phim quốc tế

TP. Hồ Chí Minh lần đâu tiên tổ chức liên hoan phim quốc tế

Liên hoan Phim Quốc tế TP. Hồ Chí Minh (HIFF) lần thứ nhất sẽ diễn ra từ ngày 6-13/4/2024 với nhiều hoạt động hấp dẫn ...

Cứu nạn thành công 7 người trong vụ sập nhà dân tại TP. Hồ Chí Minh

Cứu nạn thành công 7 người trong vụ sập nhà dân tại TP. Hồ Chí Minh

Ngày 24/9, Phòng Cảnh sát Phòng cháy Chữa cháy và Cứu nạn Cứu hộ - PC07 Công an TP. Hồ Chí Minh đã thông tin ...

Vụ sập nhà bốn tầng tại TP. Hồ Chí Minh: Hai nạn nhân được cấp cứu kịp thời, tạm ổn định

Vụ sập nhà bốn tầng tại TP. Hồ Chí Minh: Hai nạn nhân được cấp cứu kịp thời, tạm ổn định

Vào khoảng 12h30 ngày 24/9, căn nhà 4 tầng tại hẻm 133 đường Bình Quới (phường 27, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh) đang ...

TP. Hồ Chí Minh khởi động 'hành trình vạn dặm' tới tăng trưởng xanh

TP. Hồ Chí Minh khởi động 'hành trình vạn dặm' tới tăng trưởng xanh

Sau thành công của Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh lần thứ 4 năm 2023 (HEF 2023) với chủ đề “Tăng trưởng xanh ...

Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh trả lời về vấn đề thu tiền cơ sở vật chất lớp học

Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh trả lời về vấn đề thu tiền cơ sở vật chất lớp học

Đại diện Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh đã chia sẻ về thắc mắc của nhiều phụ huynh trước vấn đề năm nào cũng thu ...