TIN LIÊN QUAN | |
Sức mạnh phụ nữ ASEAN | |
Khi doanh nhân nữ đứng vững, AEC phát triển |
Diễn đàn được tổ chức bởi Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên hợp quốc (ESCAP), phối hợp với Viện Lãnh đạo Xã hội Singapore, Chương trình Shirin Fozdar của Đại học Quản trị Singapore và Dự án 10.000 Phụ nữ của ngân hàng đầu tư Goldman Sachs. Sự kiện này nhằm hỗ trợ các nỗ lực đa phương để tạo ra môi trường phù hợp, tạo thuận lợi về pháp lý và chính sách để thúc đẩy việc phụ nữ làm kinh tế.
Các thành viên tham gia diễn đàn đã trao đổi những kinh nghiệm tại nước mình, đồng thời chia sẻ các khó khăn, thách thức và giải pháp trong giải quyết những rào cản đối với sự tiến bộ của phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế.
Theo diễn đàn, việc có nhiều phụ nữ lên nắm quyền làm chủ các doanh nghiệp là cực kì quan trọng. |
Thời đại của doanh nhân nữ
Theo diễn đàn, việc có nhiều phụ nữ lên nắm quyền làm chủ các doanh nghiệp là cực kì quan trọng để thực hiện thành công Các Mục tiêu Toàn cầu về Phát triển Bền vững 2030 của Liên hợp quốc và Kế hoạch 2025 của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC).
Nghiên cứu tại 3 nước ASEAN cho thấy, những công ty có nữ làm chủ thuê nhiều nhân viên nữ hơn 17% so với các chủ doanh nghiệp là nam. Phụ nữ có khuynh hướng sử dụng thu nhập của họ hiệu quả hơn, cứ 1 USD họ kiếm được thì 90 xu dành cho gia đình và xã hội bao gồm giáo dục, sức khỏe và dinh dưỡng cho con trẻ. Trong khi đó, đàn ông chỉ để dành khoảng 30-40 xu.
Theo ông Nagesh Kumar, Giám đốc Phòng Phát triển Xã hội của ESCAP cho biết: “Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế ASEAN. Việc đẩy mạnh khả năng kinh doanh của hơn 60 triệu phụ nữ đang sở hữu và vận hành các doanh nghiệp ở 10 nước ASEAN sẽ có những tác động đáng kể nhằm tạo ra một tương lai toàn vẹn và bền vững cho tất cả mọi người".
Lễ vinh danh doanh nhân nữ ASEAN tiêu biểu năm 2016. (Nguồn: DĐDN) |
Phụ nữ cần được ủng hộ hơn nữa
Một nghiên cứu của ESCAP về chủ đề Tăng cường Năng lực Doanh nhân nữ tại ASEAN cũng được công bố tại diễn đàn này. Nghiên cứu đề xuất những hành động chính để khối ASEAN có thể giải quyết những khó khăn các nữ doanh nhân gặp phải như việc tiếp cận và sử dụng các công nghệ tiên tiến, tiếp cận các dịch vụ tài chính và tín dụng.
Bà Sheila Patel, Giám đốc điều hành của International Goldman Sachs Asset Management cho biết: “Goldman Sachs rất vui lòng khi được làm đối tác lâu dài với ESCAP trong nỗ lực thúc đẩy tinh thần kinh doanh của phụ nữ. Nghiên cứu của ESCAP, Goldman Sachs và các bên khác đều cho thấy việc phụ nữ nắm quyền trong kinh doanh rất quan trọng để xây dựng cộng đồng giàu có và thịnh vượng hơn.
Chủ tịch Chương trình Shirin Fozdar tại Đại học Quản lý Singapore, bà Claire Chang phát biểu thêm, “Chúng tôi rất vui mừng vì sự hỗ trợ của ESCAP trong dự án này để thay đổi các chuẩn mực xã hội tại các nước ASEAN, và giúp phụ nữ tại khu vực này lên nắm quyền lãnh đạo trong cộng đồng của họ. Diễn đàn này có cùng mục tiêu với những gì Chương trình Shirin Fozdar đang theo đuổi nhằm kết nối các nhà hoạch định chính sách quốc tế, các doanh nghiệp và các tổ chức để nuôi dưỡng phát triển các nữ doanh nhân nhằm thay đổi cuộc sống của phụ nữ trong khu vực ASEAN.
Toàn cầu hóa mở ra nhiều cơ hội cho nữ doanh nhân Với chủ đề “Lãnh đạo không biên giới”, Diễn đàn nữ lãnh đạo quốc tế 2017 đã gợi mở, cung cấp thêm những kinh nghiệm ... |
Tạo thuận lợi cho doanh nhân nữ thúc đẩy phát triển AEC Diễn đàn Doanh nhân nữ ASEAN lần thứ hai diễn ra ngày 4-5/3 với chủ đề “Tạo thuận lợi cho Doanh nhân Nữ nhằm thúc ... |
Singapore: Cửa ngõ cho các doanh nhân nữ tiến vào châu Á Singapore đã và đang thu hút ngày càng nhiều các doanh nhân nữ với các chính sách ủng hộ kinh doanh và các khoản trợ ... |