Đối mặt với 'chiến dịch' phi USD hóa của BRICS, vị trí thống trị của đồng USD đang lung lay?

Minh Anh
Dự trữ đồng USD trên toàn cầu đã giảm 14% kể từ năm 2002, khi BRICS và vàng công khai thách thức quyền bá chủ của đồng bạc xanh.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

“Chiến dịch” phi USD hóa hiện đang diễn ra trên toàn thế giới. Đồng bạc xanh hiện đang chứng kiến ​​sự gia tăng đối thủ, khi liên tục xuất hiện nhiều “bạn đồng hành mới” ra mặt tuyên bố làm chệch hướng giá trị toàn cầu của nó.

Vị thế thống trị của đồng USD liệu có đang ở ngưỡng bấp bênh?

Tốc độ phi USD hóa tăng nhanh

Thế giới thực sự đang sử dụng đồng USD của Mỹ ít hơn đáng kể so với đầu thế kỷ, trong khi các thành viên nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS công khai đẩy nhanh nỗ lực lật đổ vị trí thống trị của đồng bạc xanh.

Hội đồng Đại Tây Dương: Tốc độ phi USD hóa tăng nhanh, vị trí thống trị của đồng bạc xanh lung lay
Tốc độ phi USD hóa tăng nhanh, vị trí thống trị của đồng bạc xanh lung lay? (Nguồn: watcher.guru)

Sự suy giảm của đồng USD của Mỹ với tư cách là đồng tiền dự trữ của thế giới đã là chủ đề thảo luận sôi nổi trong nhiều năm - đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007-2008. Và trong khi, không ít ý kiến bảo vệ vị thế số 1 của đồng bạc xanh, với quan điểm cho rằng, các cuộc thảo luận về sự sụp đổ sắp xảy ra của đồng USD chỉ là do bị thổi phồng, dữ liệu do Hội đồng Đại Tây Dương cung cấp cho thấy, thế giới thực sự đang sử dụng đồng USD ít hơn đáng kể so với đầu thế kỷ.

Theo Hệ thống giám sát sự thống trị của đồng USD từ Hội đồng Đại Tây Dương, tỷ trọng đồng USD trong dự trữ toàn cầu là 58% vào năm 2024, đã giảm 14% so với năm 2002 - khi nó chiếm tới 72% dự trữ toàn cầu.

Báo cáo cho biết, "Đồng USD đã đóng vai trò là đồng tiền dự trữ hàng đầu thế giới kể từ Thế chiến thứ II. Hiện nay, đồng USD chiếm 58% giá trị dự trữ ngoại hối trên toàn thế giới. Đồng Euro - đồng tiền được sử dụng nhiều thứ hai, chỉ chiếm 20% dự trữ ngoại hối".

“Trong những năm gần đây, đặc biệt kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine và Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) tiếp tục leo thang trong việc sử dụng các biện pháp trừng phạt tài chính, ngày càng nhiều quốc gia đã phát đi tín hiệu về ý định đa dạng hóa nguồn dự trữ khỏi đồng USD”, các nhà nghiên cứu tại Hội đồng Đại Tây Dương cho biết.

Tin liên quan
Sức mạnh BRICS được ‘đảm bảo bằng tiền’, khả năng tái thiết hệ thống tiền tệ phi USD hóa toàn cầu Sức mạnh BRICS được ‘đảm bảo bằng tiền’, khả năng tái thiết hệ thống tiền tệ phi USD hóa toàn cầu

Tốc độ phi USD hóa đã tăng lên trong những năm gần đây và các nhà nghiên cứu chỉ ra một diễn biến đã thúc đẩy xu hướng này - đó là sự lớn mạnh của BRICS.

"Trong 2 năm qua, các thành viên của nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS (ban đầu gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, gần đây đã bổ sung thêm Ai Cập, Ethiopia, Iran và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất; Saudi Arabia đang cân nhắc gia nhập) đã tích cực thúc đẩy việc sử dụng tiền tệ quốc gia trong thương mại và giao dịch", theo báo cáo của Hội đồng Đại Tây Dương.

Trong cùng thời gian này, Trung Quốc đã mở rộng hệ thống thanh toán thay thế cho các đối tác thương mại của mình và tìm cách tăng cường sử dụng đồng Nhân dân tệ trên phạm vi quốc tế. Trên thực tế, trong số các loại tiền tệ của BRICS, Nhân dân tệ có tiềm năng cạnh tranh cao nhất với đồng USD - như một loại tiền tệ thương mại và dự trữ".

"BRICS là một thách thức tiềm tàng đối với vị thế của đồng USD, do nó có khả năng tăng cường giao dịch nhiều hơn bằng nội tệ của các nền kinh tế thành viên, đồng thời tỷ trọng GDP của BRICS không ngừng tăng nhanh trong tổng GDP toàn cầu", theo dữ liệu do Hội đồng Đại Tây Dương công bố.

Dẫn chứng thực tế, Báo cáo của Hội đồng Đại Tây Dương đã chỉ ra hai yếu tố chính làm nổi bật khả năng cạnh tranh ngày càng gia tăng của cơ sở hạ tầng tài chính thay thế đồng USD, mà Trung Quốc đang nỗ lực xây dựng - là "tăng cường các quan hệ hoán đổi song phương của Bắc Kinh với các đối tác trong BRICS và kết nạp thêm thành viên vào Hệ thống thanh toán liên ngân hàng xuyên biên giới (CIPS) - chuyên cung cấp dịch vụ thanh toán cho các giao dịch bằng đồng Nhân dân tệ".

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, từ tháng 6/2023 đến tháng 5/2024, “CIPS đã bổ sung thêm 62 thành viên (là cá nhân hoặc tổ chức) tham gia giao dịch trực tiếp, đưa số lượng lên 142 thành viên tham gia trực tiếp và 1.394 thành viên tham gia gián tiếp”.

Tất nhiên, SWIFT vẫn đang chiếm ưu thế khi là hệ thống thanh toán quốc tế có hơn 11.000 thành viên. Nhưng vì các bên tham gia CIPS trực tiếp có thể thanh toán giao dịch với nhau mà không cần phụ thuộc SWIFT hoặc đồng USD, nên các chỉ số truyền thống về việc sử dụng đồng Nhân dân tệ có thể đang bị tính thấp hơn thực tế.

Nhưng dù có như vậy và Trung Quốc thực sự đã đạt được những bước tiến đáng kể trong việc bổ sung các đối tác vào CIPS, các nhà nghiên cứu cho biết “Vai trò của đồng USD là đồng tiền dự trữ toàn cầu chính vẫn an toàn trong ngắn hạn và trung hạn”.

Vị thế đồng USD đang ở ngưỡng bấp bênh?

“Đồng USD tiếp tục thống trị các khoản dự trữ ngoại hối, hóa đơn thương mại và giao dịch tiền tệ trên toàn cầu. Tất cả các đối thủ tiềm năng, bao gồm cả đồng Euro, đều chỉ có khả năng hạn chế thách thức đồng USD trong tương lai gần”, theo các chuyên gia của Hội đồng Đại Tây Dương.

Đối với sự phát triển của một hệ thống thanh toán nội khối BRICS, Hội đồng Đại Tây Dương nhận thấy, các cuộc đàm phán xung quanh một hệ thống như vậy "đang trong giai đoạn đầu, nhưng các thành viên đã đạt được các thỏa thuận song phương và đa phương với nhau, tập trung vào tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương bán buôn xuyên biên giới (CBDC) và các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ".

Theo các nhà nghiên cứu, những thỏa thuận nói trên có thể khó mở rộng do các vấn đề về quy định và thanh khoản, nhưng theo thời gian, nó có thể hình thành cơ sở cho một nền tảng trao đổi tiền tệ không thể coi thường.

Tin liên quan
BRICS, Nhân dân tệ BRICS, Nhân dân tệ 'tổng tấn công', đồng USD có còn là vua?

Mặc dù, Bắc Kinh là mối đe dọa lớn nhất đối với vị thế của USD, nhưng những khó khăn gần đây của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, bao gồm cả vấn đề của thị trường bất động sản, đã khiến đồng Nhân dân tệ mất đi một phần vị thế mà nó đã đạt được so với USD trong dự trữ ngoại tệ.

Dữ liệu thực tế cho thấy, "Mặc dù Bắc Kinh tích cực hỗ trợ thanh khoản cho đồng Nhân dân tệ thông qua các hạn mức hoán đổi, trong quý IV/2023, tỷ trọng của đồng Nhân dân tệ trong dự trữ ngoại tệ toàn cầu đã giảm xuống còn 2,3% từ mức đỉnh 2,8% vào năm 2022".

Theo các nhà phân tích tại Hội đồng Đại Tây Dương, các nhà quản lý dự trữ có thể vẫn còn lo ngại nội tệ của Trung Quốc là một loại tiền tệ rủi ro về mặt địa chính trị, do lo ngại về nền kinh tế Trung Quốc, lập trường của Bắc Kinh đối với cuộc xung đột Nga-Ukraine, hay căng thẳng gia tăng với Mỹ và G7”.

Dựa trên 6 “yếu tố thiết yếu của một loại tiền tệ dự trữ” do Hội đồng Đại Tây Dương xác định, Nhân dân tệ vẫn còn "xếp hàng" sau đồng Euro trong xếp hạng các loại tiền tệ phù hợp nhất để trở thành một loại tiền tệ dự trữ sau đồng USD.

Đồng bạc xanh vẫn chiếm "9 trong số 10 giao dịch tiền tệ" trên thị trường quốc tế, điều này "phản ánh vai trò trung gian vững chắc của đồng USD trên thị trường ngoại hối, vì nó giúp giảm thiểu chi phí giao dịch cho các nhà giao dịch, nhưng đồng thời đã củng cố vị thế trung tâm của đồng USD trong các mạng lưới tài chính.

Ngoài ra, trong bối cảnh rối ren của tình hình địa chính trị và nền kinh tế toàn cầu có xu hướng suy giảm, theo các nhà phân tích tại Morgan Stanley, không thể chối cãi rằng, đồng USD vẫn đứng vững giữa mọi sự hỗn loạn bởi độ tin cậy nhất định mà nó có được từ lâu.

Ngoài đồng tiền của Trung Quốc công khai lần lướt vai trò dự trữ của đồng USD, trong nghiên cứu của Hội đồng Đại Tây Dương còn chỉ ra - vàng cũng xuất hiện là một mặt hàng được các thành viên BRICS ưa chuộng. "Các thị trường mới nổi đã thúc đẩy sự gia tăng hoạt động mua vàng gần đây. Kể từ năm 2018, tất cả các thành viên BRICS đều tăng lượng vàng nắm giữ với tốc độ nhanh hơn so với phần còn lại của thế giới, mặc dù giá vàng ở mức cao kỷ lục".

Tuy nhiên, do các thế mạnh không thể phủ nhận, cùng với sự hậu thuẫn đáng kể của nền kinh tế lớn nhất thế giới (Mỹ), "đồng USD vẫn là vua của các loại tiền tệ, thực sự chưa thật sự có đối thủ nào "đạt chuẩn - ngang sức, ngang tài", theo Giám đốc Chính sách công tại Morgan Stanley Michael Zezas.

Giá vàng hôm nay 19/8/2024: Giá vàng 'phá vỡ' ngưỡng 2.500 USD và còn tăng cao hơn nữa trong tuần này?

Giá vàng hôm nay 19/8/2024: Giá vàng 'phá vỡ' ngưỡng 2.500 USD và còn tăng cao hơn nữa trong tuần này?

Giá vàng hôm nay 19/8/2024, giá vàng thế giới liên tục vọt qua nhiều mức kháng cự và bùng nổ ở đỉnh cao lịch sử ...

BRICS 'chuyển kế hoạch B' thách thức sự thống trị của đồng USD, Mỹ có phải lo lắng?

BRICS 'chuyển kế hoạch B' thách thức sự thống trị của đồng USD, Mỹ có phải lo lắng?

Xu hướng phi USD hóa tiếp tục được chú ý, với cuộc phản công mới nhất từ các thành viên nhóm BRICS, bất chấp nhiều ...

Giá cà phê hôm nay 19/8/2024: Giá cà phê thế giới tăng mạnh, trong nước ảm đạm; 'lời nhắc nhở quan trọng' về tình hình thị trường thời điểm này

Giá cà phê hôm nay 19/8/2024: Giá cà phê thế giới tăng mạnh, trong nước ảm đạm; 'lời nhắc nhở quan trọng' về tình hình thị trường thời điểm này

Giá cà phê robusta toàn cầu sẽ biến động theo xu hướng tăng mạnh và kéo dài, do lo ngại nguồn cung khan hiếm từ ...

Kinh tế Đức 'bị bỏ lại phía sau', đầu tàu tăng trưởng châu Âu đang kéo lùi

Kinh tế Đức 'bị bỏ lại phía sau', đầu tàu tăng trưởng châu Âu đang kéo lùi

Tâm lý thất vọng phản ánh sự bi quan ngày càng tăng về triển vọng nền kinh tế đầu tàu châu Âu và làm nổi ...

‘Cuộc đua tiếp sức’ của kinh tế Trung Quốc

‘Cuộc đua tiếp sức’ của kinh tế Trung Quốc

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa XX của BCH Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc phác thảo hơn 300 cải cách sẽ ...

(theo Kitco news, Watcher.Guru)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thư ký Đảng Hành động Nhân dân, Thủ tướng Singapore Lawrence Wong

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thư ký Đảng Hành động Nhân dân, Thủ tướng Singapore Lawrence Wong

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược với Singapore phát triển ngày càng mạnh ...
Châu Âu nghiêm túc tính việc đưa quân đến Ukraine? EU hứa làm 'chỗ dựa' lớn nhưng Kiev nói không đủ, muốn phải có Mỹ

Châu Âu nghiêm túc tính việc đưa quân đến Ukraine? EU hứa làm 'chỗ dựa' lớn nhưng Kiev nói không đủ, muốn phải có Mỹ

Các nước EU đang thảo luận nghiêm túc về khả năng điều quân tới Ukraine trong trường hợp đạt được thỏa thuận hòa bình giữa nước này và Nga.
Tù nhân xả súng, đốt phá nhà tù ở Mexico

Tù nhân xả súng, đốt phá nhà tù ở Mexico

Nhà chức trách Mexico ngày 19/12 cho biết bạo loạn đã xảy ra tại một nhà tù ở bang Tabasco, Đông Nam nước này, khiến 7 tù nhân thiệt mạng ...
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam

Chiều 20/12, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã làm việc với Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài ...
Quảng Ninh đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác nhân quyền trên địa bàn tỉnh

Quảng Ninh đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác nhân quyền trên địa bàn tỉnh

Ngày 20/12, Văn phòng Thường trực nhân quyền Chính phủ và Ban chỉ đạo nhân quyền tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền 2024
Chuyển đổi số nâng cao chất lượng cuộc sống người dân Quảng Ninh

Chuyển đổi số nâng cao chất lượng cuộc sống người dân Quảng Ninh

Quảng Ninh phấn đấu đứng trong top 5 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số toàn diện từ nay đến năm 2025 và giai đoạn tới.
Nông sản chế biến của Đắk Lắk đã vươn đến hơn 70 quốc gia, vùng lãnh thổ

Nông sản chế biến của Đắk Lắk đã vươn đến hơn 70 quốc gia, vùng lãnh thổ

Kim ngạch xuất khẩu của Đắk Lắk năm 2024 tăng trưởng ấn tượng, ước đạt 1,675 tỷ USD, bằng 104,7% kế hoạch năm, tăng 10,47% so với năm trước.
Giá cà phê hôm nay 20/12/2024: Giá cà phê trong nước còn tăng, đồng USD cao nhất 2 năm, thông tin cập nhật về EUDR

Giá cà phê hôm nay 20/12/2024: Giá cà phê trong nước còn tăng, đồng USD cao nhất 2 năm, thông tin cập nhật về EUDR

Giá cà phê hôm nay 20/12/2024: Giá cà phê 'hạ nhiệt', đồng USD cao nhất 2 năm, thông tin cập nhật về EUDR...
Giá xăng dầu hôm nay 20/12: Thế giới lao dốc; trong nước đồng loạt tăng

Giá xăng dầu hôm nay 20/12: Thế giới lao dốc; trong nước đồng loạt tăng

Giá xăng dầu hôm nay 20/12, thế giới tiếp tục lao dốc, trong nước giá xăng đồng loạt tăng.
Giá heo hơi hôm nay 20/12: Tăng giảm trái chiều, Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu thịt heo trọng điểm của Nga

Giá heo hơi hôm nay 20/12: Tăng giảm trái chiều, Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu thịt heo trọng điểm của Nga

Thị trường heo hơi hôm nay biến động trên toàn quốc. Khảo sát mới nhất cho thấy heo hơi tại ba miền đang có giá dao động từ 62.000 - 67.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 20/12/2024: Nguồn cung suy yếu, thị trường tăng, hơn 30% tiêu Việt Nam xuất khẩu sang nền kinh tế lớn nhất thế giới

Giá tiêu hôm nay 20/12/2024: Nguồn cung suy yếu, thị trường tăng, hơn 30% tiêu Việt Nam xuất khẩu sang nền kinh tế lớn nhất thế giới

Giá tiêu hôm nay 20/12/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 – 147.200 đồng/kg.
Nhiều sản phẩm OCOP, đặc sản tiêu biểu các vùng miền được giới thiệu tại Lễ hội mua sắm năm 2024

Nhiều sản phẩm OCOP, đặc sản tiêu biểu các vùng miền được giới thiệu tại Lễ hội mua sắm năm 2024

Lễ hội mua sắm năm 2024 diễn ra từ 20–24/12 tại huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội với quy mô khoảng 120 gian hàng, trên 1.000 dòng sản phẩm được trưng bày, giới thiệu.
Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội vẫn giữ vị trí nổi bật. Trong 3 năm tới, sẽ có khoảng hơn 2.000 căn hộ dịch vụ được đưa ra phục vụ thị trường Thủ ...
Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Thủ tướng ban hành Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, người trẻ gặp khó khi mua nhà… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Hơn 130 chủ đầu tư, đơn vị thiết kế hàng đầu đã hội tụ tại đêm chung kết Giải thưởng Bất động sản châu Á Propertyguru 2024 tổ chức tại Bangkok (Thái Lan).
Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Nên rót tiền vào đầu tư chung cư hay đất nền? Người thuê địa ốc ưa thích phân khúc dưới 10 triệu đồng/tháng… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Nhóm người có thu nhập cao nhất cũng khó mua nhà; cửa hàng trên 'đất vàng' Hà Nội ế khách thuê… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Dòng tiền đang ‘Nam tiến’, Bộ Tài chính ý kiến về đánh thuế khi sở hữu nhiều nhà đất, Hà Nội giao 30.000m2 đất để đấu giá

Bất động sản mới nhất: Dòng tiền đang ‘Nam tiến’, Bộ Tài chính ý kiến về đánh thuế khi sở hữu nhiều nhà đất, Hà Nội giao 30.000m2 đất để đấu giá

Bộ Tài chính có ý kiến về đánh thuế trường hợp sở hữu nhiều nhà đất, dòng tiền đang dịch chuyển vào phía Nam… là tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12 ghi nhận đồng USD tăng trên mốc 108, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ khác, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12 ghi nhận đồng USD giảm nhẹ so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12 ghi nhận đồng USD hướng đến tuần tăng tốt nhất trong một tháng.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Ngày 14/12, thị trường tài chính châu Âu chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của lợi suất trái phiếu chính phủ Đức (Bund), đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong vòng 8 tháng qua.
Phiên bản di động