TIN LIÊN QUAN | |
Lãnh đạo Bộ Ngoại giao trao quyết định điều động và phân công cán bộ lãnh đạo, quản lý | |
Ngoại giao văn hóa - Con đường thành công mới của đối ngoại Việt Nam |
Thứ trưởng Thường trực Bùi Thanh Sơn chủ trì Tọa đàm “Đổi mới sáng tạo công tác đào tạo, bồi dưỡng, góp phần hiện đại hóa nguồn nhân lực ngành Ngoại giao trong giai đoạn hội nhập sâu rộng”. (Ảnh: Tuấn Anh) |
Buổi Tọa đàm do Thứ trưởng Thường trực Bùi Thanh Sơn chủ trì, khách mời có nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, một số đồng chí nguyên Lãnh đạo Bộ, các Đại sứ, chuyên gia kỳ cựu, có nhiều tâm huyết, đã gắn bó với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và sự tham dự của một số đơn vị có liên quan của Bộ Ngoại giao.
Phát biểu định hướng cho buổi Tọa đàm, Thứ trưởng Thường trực Bùi Thanh Sơn khẳng định công tác đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ cán bộ ngoại giao luôn được Bộ hết sức quan tâm, chú trọng và đã đạt nhiều kết quả tích cực. Những thành tựu đối ngoại vẻ vang ngành Ngoại giao đạt được trong suốt 75 năm hình thành và phát triển luôn gắn liền với sự đóng góp của các thế hệ cán bộ ngoại giao cha anh đi trước.
Thứ trưởng Thường trực Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh tình hình thế giới, khu vực và đất nước cũng đặt ra nhiều yêu cầu mới cho ngành ngoại giao nói chung và công tác xây dựng đội ngũ nói riêng, nhất là trong bối cảnh chúng ta đang chuẩn bị tổ chức Đại hội Đảng lần thứ XIII, đề ra mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội đất nước đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045, tiếp tục đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển đất nước.
Tình hình mới đã đặt ra yêu cầu cả về khách quan và chủ quan phải xây dựng một nền ngoại giao hiện đại, trong đó bao gồm trụ cột hết sức quan trọng là hiện đại hóa nguồn nhân lực ngoại giao.
Đồng chí Phạm Quang Hiệu, Trợ lý Bộ trưởng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ phát biểu tại Tọa đàm. (Ảnh: Tuấn Anh) |
Tại buổi Tọa đàm, đồng chí Phạm Quang Hiệu, Trợ lý Bộ trưởng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ, đã nhấn mạnh về tính cấp thiết của việc xây dựng Đề án tổng thể về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngoại giao giai đoạn 10 năm tới, chia sẻ một số kết quả đạt được trong thời gian qua cũng như một số ưu tiên, mục tiêu trong công tác xây dựng nguồn nhân lực ngành Ngoại giao, phục vụ các mục tiêu phát triển và đối ngoại của Đảng và Nhà nước và của ngành Ngoại giao giai đoạn 2021-2030.
Các khách mời, chuyên gia đã có những trao đổi, chia sẻ và đánh giá thẳng thắn, trên tinh thần xây dựng đối với dự thảo Đề án tổng thể về đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2021-2030 và công tác xây dựng nguồn nhân lực ngành Ngoại giao trong giai đoạn mới.
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan đóng góp ý kiến tại Tọa đàm. (Ảnh: Tuấn Anh) |
Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga đóng góp ý kiến. (Ảnh: Tuấn Anh) |
Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được trong giai đoạn 2011-2020, các chuyên gia gợi mở nhiều nhiệm vụ cần thực hiện trong thời gian tới, nhất là làm thế nào để xây dựng đội ngũ cán bộ ngành Ngoại giao trung thành với Đảng và lợi ích dân tộc, “vừa hồng vừa chuyên”, được đào tạo cơ bản, thành thạo những kỹ năng hiện đại, luôn tâm huyết và ý thức trách nhiệm với ngành, tự tin thể hiện trí tuệ, giá trị truyền thống ngoại giao Việt Nam và tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh.
Với kinh nghiệm thực tế của mình, các chuyên gia đã đề xuất một số yêu cầu mới về phẩm chất, kiến thức, kỹ năng cán bộ ngoại giao hiện đại cần có như chú trọng rèn luyện nâng cao phẩm chất, bản lĩnh chính trị, các kỹ năng ngoại giao mới như nghiên cứu chiến lược, nghiên cứu dự báo, đàm phán, tổ chức sự kiện, xử lý khủng hoảng, ngoại giao số...
Trên cơ sở đó, các chuyên gia đã đóng góp, gợi ý một số giải pháp, nhấn mạnh một số đòn bẩy, đột phá chính để tạo chuyển biến về chất trong công tác đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian tới.
Các vị nguyên Lãnh đạo Bộ và chuyên gia đóng góp ý kiến tại Tọa đàm. (Ảnh: Tuấn Anh) |
Kết thúc buổi Tọa đàm, Thứ trưởng Thường trực Bùi Thanh Sơn đã cảm ơn các đồng chí chuyên gia tham dự, đóng góp ý kiến, giao Vụ Tổ chức Cán bộ cùng Học viện Ngoại giao tiếp thu, tổng hợp tất cả các ý kiến đóng góp kèm theo những kiến nghị đối với Bộ về kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ ngoại giao trong giai đoạn 10 năm tới.
Trong thời gian tới, Vụ Tổ chức Cán bộ và Học viện Ngoại giao sẽ tiếp tục tổ chức các cuộc thảo luận, tọa đàm để tham khảo thêm ý kiến từ các đơn vị trong Bộ và các chuyên gia để xây dựng Đề án tổng thể đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngoại giao giai đoạn 2021-2030 chất lượng và hiệu quả, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ ngoại giao thời đại mới, vừa có bản lĩnh, năng lực, kế thừa truyền thống ngoại giao của các thế hệ cha anh, tiếp tục giữ lửa yêu nghề, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
| Ngoại giao kinh tế - Một trụ cột của nền ngoại giao toàn diện hiện đại TGVN. Ngoại giao Việt Nam 75 năm qua luôn coi kinh tế đối ngoại và sau này là ngoại giao kinh tế như một trọng ... |
| Ngoại giao góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ TGVN. Từ lâu, công tác biên giới lãnh thổ là một phần quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, góp phần thực ... |
| Không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đối ngoại cho địa phương LTS. TG&VN trân trọng giới thiệu bài viết của Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn về ... |