Đối ngoại Việt Nam đóng góp to lớn vào thành tựu chung của đất nước

Uch Leang (*)
Thành tựu đối ngoại là kết tinh nỗ lực của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân Việt Nam, là điểm sáng trong thành tựu chung của đất nước Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị đối ngoại toàn quốc. (Ảnh: Tuấn Anh)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị đối ngoại toàn quốc, tháng 12/2021. (Ảnh: Tuấn Anh)

Trước tình hình thế giới và khu vực có những diễn biến nhanh chóng, phức tạp, Việt Nam đã coi trọng củng cố, tăng cường sức mạnh quốc phòng và an ninh, chủ động xử lý thành công các tình huống, không để bị động, bất ngờ. An ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và trật tự, an toàn xã hội được giữ vững.

Hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh, không ngừng mở rộng và đi vào chiều sâu; kiên quyết, kiên trì bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia-dân tộc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, đồng thời đóng góp tích cực, có trách nhiệm cho hòa bình, hợp tác, phát triển của thế giới và khu vực, được cộng đồng quốc tế đồng tình ủng hộ, đánh giá cao; uy tín, vị thế của Đảng, Nhà nước, thế và lực của đất nước không ngừng được nâng cao trên trường quốc tế.

Những thành tựu đó là sản phẩm kết tinh sức sáng tạo, là kết quả của cả một quá trình nỗ lực phấn đấu bền bỉ, liên tục qua nhiều nhiệm kỳ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân; tiếp tục khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam là đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan, với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại; đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam là đúng đắn. Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Thực tiễn 37 năm Đổi mới cho thấy, 32 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh 1991), lý luận về đường lối đổi mới, việc thực hiện đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng đã góp phần rất quan trọng giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, thuận lợi cho công cuộc đổi mới, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, nâng cao vị thế đất nước.

Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 189 trong 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, trong đó có 30 Đối tác chiến lược, Đối tác toàn diện gồm tất cả 5 nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, 14 nước Ủy viên không thường trực, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025, 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu (G7) và 17 trong 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20)…

Từ một nền kinh tế kế hoạch tập trung và khép kín, đến nay Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có liên kết kinh tế sâu rộng, đã ký và tham gia 17 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có các FTA thế hệ mới; kim ngạch xuất nhập khẩu tương đương khoảng 200% GDP, thu hút khoảng 400 tỷ USD vốn FDI đăng ký,…

Việt Nam là thành viên của hầu hết tổ chức quốc tế và diễn đàn đa phương quan trọng, đã tổ chức thành công nhiều hội nghị quốc tế lớn cũng như hoàn thành nhiều trọng trách quốc tế như Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc (2008-2009 và 2020-2021), Hội nghị cấp cao ASEAN (1998, 2010 và 2020), Hội nghị cấp cao ASEM (2004), Hội nghị thượng đỉnh APEC (2006, 2017), Diễn đàn kinh tế giới về ASEAN (2018), Hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ-Triều Tiên (2019), cử hàng trăm lượt cán bộ, chiến six tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, Việt Nam được thế giới ghi nhận, coi là điểm sáng trong việc thực hiện thắng lợi "mục tiêu kép" vừa khống chế, ngăn chặn đại dịch Covid-19 thành công; vừa phục hồi, phát triển kinh tế, bảo đảm đời sống và an toàn cho người dân…

Những thành tựu đối ngoại nói trên là kết tinh nỗ lực của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân Việt Nam, là điểm sáng trong thành tựu chung của đất nước Việt Nam.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Đất nước Việt Nam chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Trong thành tựu chung đó, có đóng góp rất quan trọng của đối ngoại, bao gồm đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại Nhân dân. Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện so với những năm trước đổi mới.

Nhìn lại đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam trong 37 năm Đổi mới, sự phát huy mạnh mẽ tư duy đổi mới được khởi xướng từ Đại hội VI (năm 1986), đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, vì lợi ích quốc gia- dân tộc là sợi chỉ đỏ xuyên suốt đối ngoại thời kỳ đổi mới và được nhận thức ngày càng sâu sắc.

Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh và phát huy truyền thống, bản sắc ngoại giao hòa hiếu, giàu tính nhân văn của dân tộc, đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam luôn được phát triển và hoàn thiện trong các giai đoạn cách mạng.

Nền ngoại giao Việt Nam với ba trụ cột là đối ngoại Đảng, ngoại giao nhà Nước và đối ngoại nhân dân luôn đặt dưới lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của Đảng và sự quản lý tập trung của Nhà nước. Dù có vị trí, chức năng, vai trò và lợi thế khác nhau, nhưng ba trụ cột đối ngoại có quan hệ rất chặt chẽ và bổ trợ lẫn nhau bởi cùng thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng với mục tiêu chung vì lợi ích quốc gia - dân tộc.

Nhìn lại trong bài phát biểu ngày 14/12/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ ra, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng về công tác đối ngoại, trong 35 năm qua, đặc biệt là trong nhiệm kỳ khoá XII gần đây, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả, thành tích rất tốt đẹp.

Qua 38 năm tiến hành công cuộc đổi mới, thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ngày càng được hoàn thiện và từng bước được hiện thực hóa.

Thành tựu Việt Nam đạt được ngoài sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự đồng lòng, chung sức của toàn thể người dân Việt Nam, nhân tố nội tại cùng nhiều nhân tố khác, cũng cần nói đến những đóng góp to lớn của ngành đối ngoại Việt Nam và sự hỗ trợ ủng hộ của cộng đồng quốc tế.

Việt Nam đã từng bước hội nhập sâu rộng, toàn diện với khu vực và thế giới. Hoạt động đối ngoại mạnh mẽ, hiệu quả của Việt Nam và việc mở rộng quan hệ hợp tác toàn diện, bình đẳng, cùng có lợi với tất cả các nước đã góp phần rất lớn vào những thành tựu phát triển của Việt Nam ngày nay thông qua việc xây dựng nên một trường phái đối ngoại và ngoại giao rất đặc sắc và độc đáo của thời đại Hồ Chí Minh, mang đậm bản sắc dân tộc “cây tre Việt Nam”, “gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển”, thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam.


(*) Học giả, Phó Vụ trưởng, Vụ Nghiên cứu châu Á-châu Phi-Trung Đông, Viện Quan hệ quốc tế, Viện hàn lâm Hoàng gia Campuchia Uch Leang.

Hội nghị triển khai công tác đối ngoại của Quốc hội năm 2023

Hội nghị triển khai công tác đối ngoại của Quốc hội năm 2023

Công tác đối ngoại của Quốc hội từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đã được triển khai toàn diện, thể hiện được hình ảnh một ...

Đối ngoại Quốc hội hòa nhịp sức sống mãnh liệt của đất nước

Đối ngoại Quốc hội hòa nhịp sức sống mãnh liệt của đất nước

Những năm qua, dấu ấn đối ngoại Quốc hội đóng góp vào thành tựu đối ngoại chung của đất nước ngày càng rõ nét, từ ...

Xây dựng đường lối đối ngoại Việt Nam đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ trong tình hình mới

Xây dựng đường lối đối ngoại Việt Nam đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ trong tình hình mới

Chiều ngày 29/3, Ban Đối ngoại Trung ương đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa ...

Nghị quyết số 22-NQ/TW: Đột phá về tư duy chiến lược và thực tiễn, xung lực để vững bước vào tương lai

Nghị quyết số 22-NQ/TW: Đột phá về tư duy chiến lược và thực tiễn, xung lực để vững bước vào tương lai

Có nhiều điều để nói khi nhìn lại hành trình 10 năm thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế, với nguyên ...

Đối ngoại và hội nhập quốc tế nửa đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng

Đối ngoại và hội nhập quốc tế nửa đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng

Nhìn lại nửa nhiệm kỳ qua, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, công tác đối ngoại đã được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ, ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Zirkzee bị cổ động viên MU chỉ trích vô liêm sỉ vì khoe mẽ

Zirkzee bị cổ động viên MU chỉ trích vô liêm sỉ vì khoe mẽ

Tiền đạo Joshua Zirkzee bị CĐV MU chỉ trích dữ dội vì một bài đăng trên trang mạng xã hội Instagram.
Giá heo hơi hôm nay 5/11: Tăng nhẹ cả 3 miền; chỉ còn 4 tỉnh miền Trung giao dịch dưới 60.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 5/11: Tăng nhẹ cả 3 miền; chỉ còn 4 tỉnh miền Trung giao dịch dưới 60.000 đồng/kg

Giá heo hơi ghi nhận tăng nhẹ tại cả 3 miền trong phiên sáng nay. Hiện tại, chỉ còn 4 tỉnh miền Trung giao dịch dưới 60.000 đồng/kg.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 6/11/2024, Lịch vạn niên ngày 6 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 6/11/2024, Lịch vạn niên ngày 6 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 6/11. Lịch âm hôm nay 6/11/2024? Âm lịch hôm nay 6/11. Lịch vạn niên 6/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 6/11/2024: Tuổi Tỵ áp lực tài chính

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 6/11/2024: Tuổi Tỵ áp lực tài chính

Xem tử vi 6/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 6/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Arsenal sắp chia tay nhân vật quan trọng bậc nhất

Arsenal sắp chia tay nhân vật quan trọng bậc nhất

HLV Mikel Arteta sắp mất một cộng sự đắc lực khi Giám đốc thể thao Arsenal Edu Gaspar đã lên kế hoạch chia tay sân Emirates.
Hôm nay 5/11, Quốc hội thảo luận tình hình thực hiện ngân sách nhà nước, đầu tư công và 2 dự án luật

Hôm nay 5/11, Quốc hội thảo luận tình hình thực hiện ngân sách nhà nước, đầu tư công và 2 dự án luật

Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước, đầu tư công và 2 dự án luật: Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam; Địa ...
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động