Đối tác chiến lược ASEAN-Ấn Độ: Phát triển trên nền tảng vững chắc

Hà Phương
Nhìn lại lịch sử ba thập kỷ qua, quan hệ ASEAN-Ấn Độ đã có những bước phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. ASEAN có vai trò quan trọng trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ và ngược lại, Ấn Độ cũng là đối tác then chốt, một trọng điểm trong chính sách của ASEAN.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hội nghị cấp cao ASEAN - Ấn Độ lần thứ 18 tháng 10/2021. (Ảnh: Tuấn Anh)
Hội nghị cấp cao ASEAN - Ấn Độ lần thứ 18 tháng 10/2021. (Ảnh: Tuấn Anh)

Ấn Độ đăng cai Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao đặc biệt Ấn Độ-ASEAN (SAIFMM) từ ngày 16-17/6 để kỷ niệm 30 năm quan hệ Đối thoại và kỷ niệm 10 năm quan hệ Đối tác chiến lược. Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự hội nghị và dự các hoạt động song phương tại Ấn Độ.

Trong khi Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Ấn Độ (FMM) do Chủ tịch ASEAN đăng cai là sự kiện thường niên, SAIFMM sẽ là cuộc họp cấp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - Ấn Độ đầu tiên do Ấn Độ đăng cai tổ chức tại New Delhi.

Việc Bộ trưởng ngoại giao 10 nước ASEAN đến Ấn Độ để dự hội nghị này, qua đó kiểm điểm lại tình hình hợp tác giữa ASEAN và Ấn Độ, thể hiện quan tâm mong muốn thúc đẩy quan hệ của cả hai bên Ấn Độ và ASEAN.

“Trưởng thành” theo từng giai đoạn

Tại lễ kỷ niệm Năm hữu nghị ASEAN - Ấn Độ 2022 được tổ chức vừa qua ở Jakarta (Indonesia), Đại sứ Ấn Độ tại ASEAN Jayant N. Khobragade cho rằng mối quan hệ ASEAN - Ấn Độ đã trưởng thành theo từng giai đoạn, từ hợp tác theo lĩnh vực đến hợp tác toàn diện, từ quan hệ đối tác Đối thoại lên Đối tác chiến lược.

Sự “trưởng thành” đó đã được minh chứng qua những dấu mốc quan trọng, bắt đầu bằng việc thiết lập quan hệ Đối tác vào năm 1992, tiến tới quan hệ Đối tác toàn diện tháng 12/1995, Đối tác cấp cao năm 2002 và Đối tác chiến lược năm 2012. Ngày nay, quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN-Ấn Độ đang phát triển trên nền tảng vững chắc.

Hợp tác ASEAN-Ấn Độ được triển khai chủ yếu thông qua Kế hoạch hành động năm năm. Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao (PMC) ASEAN - Ấn Độ tháng 9/2020 đã thông qua Kế hoạch hành động giai đoạn 2021-2025.

Các dự án hợp tác ASEAN-Ấn Độ được tài trợ triển khai chủ yếu thông qua ba quỹ, gồm Quỹ hợp tác ASEAN - Ấn Độ (Ấn Độ đã cấp hơn 11 triệu USD trong giai đoạn 1994-2010), Quỹ Phát triển Khoa học Công nghệ ASEAN - Ấn Độ (quy mô 1 triệu USD), Quỹ Xanh ASEAN - Ấn Độ (quy mô 5 triệu USD).

Cho đến nay, hai bên đã thiết lập 30 cơ chế đối thoại, bao gồm cấp cao, bảy cuộc họp cấp Bộ trưởng. Bên cạnh đó, hai bên cũng hợp tác trong các khuôn khổ đối thoại và hợp tác do ASEAN dẫn dắt như Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Cấp cao Đông Á (EAS), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) cũng như các khuôn khổ hợp tác tiểu vùng như Hợp tác Mekong-Sông Hằng…

ASEAN là trung tâm trong chính sách “Hành động hướng Đông” và tầm nhìn về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương rộng lớn hơn của Ấn Độ. Sự gắn kết của Ấn Độ và ASEAN hoàn toàn “tự nhiên”, như Tổng thư ký ASEAN Dato Lim Jock Hoi từng khẳng định. Ấn Độ là láng giềng của ASEAN và có mối giao thoa văn minh hàng nghìn năm với một số quốc gia thành viên ASEAN. Ấn Độ đã là nước ủng hộ mạnh mẽ vai trò trung tâm của ASEAN trong giải quyết vấn đề khu vực và thế giới, đồng thời đóng vai trò ngày càng tích cực trong cấu trúc an ninh khu vực.

Đối tác chiến lược ASEAN-Ấn Độ: Phát triển trên nền tảng vững chắc
Ấn Độ đăng cai Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao đặc biệt Ấn Độ-ASEAN từ ngày 16-17/6 để kỷ niệm 30 năm quan hệ Đối thoại và kỷ niệm 10 năm quan hệ Đối tác chiến lược. Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự hội nghị và dự các hoạt động song phương tại Ấn Độ.

Hành lang thương mại hấp dẫn

Ngoại trưởng Ấn Độ Jaishankar tại Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh ASEAN-Ấn Độ vào tháng 10 năm ngoái đã khẳng định ASEAN là một trong những trung tâm chính cho sự tham gia kinh tế toàn cầu của Ấn Độ và New Delhi muốn làm mới lại mức độ tham vọng đã đặt ra cho quan hệ với ASEAN.

Nhìn nhận được tiềm năng to lớn trong thị trường của nhau, ASEAN và Ấn Độ đều đang hướng tới đẩy mạnh hợp tác kinh tế. Hoạt động hợp tác thương mại giữa ASEAN và Ấn Độ đang gia tăng nhanh bất chấp đại dịch Covid-19. Thương mại song phương tăng từ chỉ 5,8 tỷ USD năm 1996 lên 84,39 tỷ USD vào năm 2021.

Các doanh nghiệp Ấn Độ quan tâm tới khu vực ASEAN rất lạc quan về tiềm năng tăng trưởng trong khu vực. Hơn 90% các doanh nghiệp này dự đoán doanh thu sẽ tăng trưởng trong vòng 12 tháng tới.

Về khía cạnh các thị trường mục tiêu trong ASEAN, 61% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết họ đang tập trung vào việc mở rộng hoạt động tại Indonesia bởi đây là thị trường mang đến các tiềm năng tốt nhất cho phát triển, theo sau là Việt Nam (49%), Malaysia và Singapore (46%).

Ông Gaurav Bhatnagar, Giám đốc khối Thương mại và Thị trường Nguồn vốn, khu vực Ấn Độ và Nam Á, ngân hàng Standard Chartered chia sẻ: “ASEAN là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ. Với chính sách Hành động hướng Đông, Ấn Độ hướng tới mục tiêu mở rộng thương mại với các nước phương Đông láng giềng, khẳng định vị thế quan trọng của quốc gia này trong việc thúc đẩy tăng trưởng trong tương lai tại khu vực ASEAN”.

Theo ông Gaurav Bhatnagar, dịch vụ công nghệ thông tin, thương mại, dược phẩm, ô tô (đặc biệt là xe điện) và năng lượng tái tạo là những lĩnh vực mang đến cơ hội xuất khẩu đáng kể cho các công ty Ấn Độ.

Đặc biệt, ASEAN mong muốn Ấn Độ tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) bất cứ khi nào nước này sẵn sàng. Khảo sát các giám đốc điều hành cấp cao của 41 công ty có trụ sở tại Ấn Độ, 63% trong số đó cho biết công ty của họ dự định sẽ tăng cường đầu tư vào ASEAN trong vòng từ 3-5 năm tới, sau khi Hiệp định RCEP được phê chuẩn.

Trong bối cảnh phục hồi hậu đại dịch Covid-19, ASEAN và Ấn Độ cảm nhận rõ sự cần thiết phải tăng cường hợp tác trong y tế, vaccine, biến đổi khí hậu và khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng. Từ đây tiếp tục mở ra những “chân trời” hợp tác mới cho doanh nghiệp hai bên.

Như vậy, rất kỳ vọng ASEAN - Ấn Độ có thể cùng nhau tạo ra một “chương vàng” trong hợp tác kinh tế, góp phần tạo dựng sự tiến bộ, thịnh vượng cho 30% dân số thế giới.

Đối tác chiến lược ASEAN-Ấn Độ: Phát triển trên nền tảng vững chắc
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Ấn Độ.

Việt Nam-vai trò cầu nối

Các lãnh đạo cấp cao Ấn Độ trong nhiều lần gặp gỡ các lãnh đạo cấp cao Việt Nam đều nhấn mạnh Ấn Độ đặc biệt coi trọng vai trò ngày càng được nâng cao của Việt Nam trong ASEAN. Ấn Độ mong Việt Nam làm cầu nối thúc đẩy liên kết nhiều mặt với ASEAN.

Đáp lại, các lãnh đạo Việt Nam đánh giá cao vai trò của hợp tác ASEAN-Ấn Độ, bày tỏ rằng ASEAN và Ấn Độ là đối tác lâu đời và láng giềng gần gũi, chia sẻ lợi ích và trách nhiệm đóng góp cho hòa bình, ổn định, thịnh vượng ở khu vực.

Việt Nam có vị trí tương đối thuận lợi trong kết nối giữa Ấn Độ với các nước còn lại của ASEAN. Trong nhiệm kỳ giữ vị trí điều phối viên quan hệ giữa ASEAN - Ấn Độ, Việt Nam đã tổ chức được hội nghị thượng đỉnh đặc biệt giữa lãnh đạo của Ấn Độ và lãnh đạo của 10 nước ASEAN. Cũng trong thời kỳ này, Việt Nam đã tích cực góp phần thúc đẩy được quan hệ giữa ASEAN-Ấn Độ lên tầm cao mới.

Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam mong muốn đẩy mạnh hợp tác hai bên trên lĩnh vực thiết yếu cho phục hồi như chuyển đổi số và thu hẹp khoảng cách số, tận dụng hiệu quả cơ hội và tiềm năng lớn cho các doanh nghiệp công nghệ của ASEAN cũng như của Ấn Độ; tiếp tục ủng hộ nỗ lực thu hẹp khoảng cách phát triển của ASEAN thông qua Sáng kiến Hội nhập ASEAN và khuôn khổ hợp tác Mekong-Sông Hằng đóng vai trò quan trọng giúp ASEAN thúc đẩy phát triển đồng đều, bền vững và bao trùm, nhất là trước các tác động phức tạp của dịch bệnh và các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên, già hóa dân số, ô nhiễm môi trường.

Bên cạnh đó, Việt Nam đề nghị Ấn Độ tiếp tục ủng hộ và đóng góp tích cực cho nỗ lực của ASEAN duy trì hòa bình, an ninh, ổn định trên Biển Đông, đề cao luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), giải quyết các tranh chấp, khác biệt bằng biện pháp hòa bình, thông qua đối thoại và quy trình ngoại giao nhằm bảo đảm Biển Đông là vùng biển của hòa bình, hợp tác và phát triển.

Thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN-Ấn Độ phát triển thực chất và mạnh mẽ hơn

Thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN-Ấn Độ phát triển thực chất và mạnh mẽ hơn

Chiều ngày 16/6, tại thủ đô New Dehli, Ấn Độ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tham dự Phiên thảo luận cấp Bộ ...

Việt Nam-Ấn Độ: Vượt qua thách thức chung, phát triển bền vững và tăng trưởng bao trùm

Việt Nam-Ấn Độ: Vượt qua thách thức chung, phát triển bền vững và tăng trưởng bao trùm

Sáng 26/5, Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Hội đồng về các vấn đề thế giới của Ấn Độ phối hợp ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Gia đình nhỏ hạnh phúc của tiền đạo Nguyễn Xuân Son

Gia đình nhỏ hạnh phúc của tiền đạo Nguyễn Xuân Son

Tiền đạo Nguyễn Xuân Son chia sẻ về vợ mình, Marcele Seippel rằng: 'Cô ấy giống tôi, thích các món ăn Việt Nam'.
ASEAN Cup 2024: Đè bẹp Myanmar, đội tuyển Việt Nam thiệt quân

ASEAN Cup 2024: Đè bẹp Myanmar, đội tuyển Việt Nam thiệt quân

Với chấn thương ở trận gặp Myanmar tối qua, tiền đạo Văn Toàn gần như chắc chắn sẽ bỏ lỡ vòng bán kết ASEAN Cup 2024.
Thúc đẩy hợp tác bền chặt Việt-Lào qua Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Thúc đẩy hợp tác bền chặt Việt-Lào qua Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Thiếu tướng Khamven Laboumahaxay, Chánh Văn phòng Tổng cục Hậu cần Lào đánh giá cao công tác tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024.
Dân Trung Quốc đổ xô đến đầu tư, thị trường bất động sản một quốc gia Đông Nam Á tăng trưởng nóng

Dân Trung Quốc đổ xô đến đầu tư, thị trường bất động sản một quốc gia Đông Nam Á tăng trưởng nóng

Khi thị trường bất động sản trong nước chìm sâu trong suy thoái, ngày càng có nhiều nhà đầu tư Trung Quốc chuyển hướng sang Thái Lan để tìm kiếm ...
Albania cấm TikTok ít nhất 1 năm nhằm đề phòng những tác động tiêu cực

Albania cấm TikTok ít nhất 1 năm nhằm đề phòng những tác động tiêu cực

Ngày 21/12, Thủ tướng Albania Edi Rama cho biết chính phủ nước này sẽ cấm mạng xã hội TikTok trong ít nhất 1 năm kể từ năm 2025.
Thái Lan: Siết chặt quản lý viễn thông và ngân hàng để chống lừa đảo trực tuyến

Thái Lan: Siết chặt quản lý viễn thông và ngân hàng để chống lừa đảo trực tuyến

Bộ Kinh tế và Xã hội Số (DES) của Thái Lan vừa trình dự luật nhằm bảo vệ người dân tốt hơn khỏi những kẻ lừa đảo trực tuyến.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động