Đòn bẩy khí đốt của Nga mất dần sức nặng, châu Âu liệu có thể 'lật ngược thế cờ'?

Linh Chi
Châu Âu có vẻ như đã 'cai nghiện' thành công khí đốt của Nga, dù giá khí đốt tại châu Âu vẫn ở mức cao hơn trung bình 10 năm qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Một nhà máy nhiệt điện ở Garzweiler, Đức. Ảnh: AFP.
Hơn một năm qua, EU đã làm nhiều cách để thoát ly khí đốt Nga. (Nguồn: AFP)

Tác giả Borys Dodonov, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu năng lượng và khí hậu tại Viện Kinh tế Trường Đại học Quốc gia Kiev nhận định trên trang Barron's rằng, việc Nga sử dụng nguồn cung cấp khí đốt như một "vũ khí" chống lại các nước láng giềng và Liên minh châu Âu (EU) có thể khiến nước này mất vị thế như một nhà cuang cấp đáng tin cậy.

Theo tác giả này, sau khi tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Nga đã dần dần siết chặt nguồn cung khí đốt của châu Âu bằng cách yêu cầu các quốc gia trong khu vực thanh toán bằng đồng Ruble, chấm dứt hợp đồng với nhiều quốc gia và đơn phương đóng cửa các đường ống Yamal và Nord Stream (Dòng chảy phương Bắc).

Sự siết chặt của Nga đã có một tác động bất lợi lớn và ngay lập tức. Tại EU, giá xăng tăng hơn 10 lần so với giá bình thường, gây ra lạm phát, giảm thu nhập và lợi nhuận, cũng như ảnh hưởng tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó, Nga vẫn đạt doanh thu khí đốt kỷ lục - tăng 55,7% vào năm 2022 - ngay cả khi xuất khẩu khí đốt tự nhiên sang châu Âu giảm 56,1%.

Dư dả khí đốt

Tuy nhiên, nỗ lực "vũ khí hóa" khí đốt của Điện Kremlin đã dẫn đến một sự điều chỉnh khác thường tại khối 27 thành viên.

Hãng tin Euro News nhận định, châu Âu đang cố gắng thoát khỏi sự phụ thuộc vào khí đốt Nga bằng cách đẩy mạnh ngành năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng mặt trời.

Việc lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời trên khắp châu Âu đã khiến công suất quang điện của châu lục này đạt con số kỉ lục 40 gigawatt vào năm 2022, tăng 35% so với năm 2021.

Lý do cho kết quả trên là bởi người tiêu dùng cho rằng, các tấm pin năng lượng mặt trời giá rẻ sẽ là cách hiệu quả để họ cắt giảm hóa đơn năng lượng. Về cơ bản, điều này đã đẩy nhanh tiến độ của việc triển khai khai thác năng lượng mặt trời ở châu Âu.

Nguồn cung cấp khí đốt qua đường ống đến châu Âu giảm 85% so với mức trước chiến dịch quân sự. Thay vào đó, khối 27 thành viên tăng mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) vận chuyển bằng tàu. Châu Âu là khách hàng lớn nhất trên thị trường khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) toàn cầu trong năm 2022.

Dữ liệu từ Refinitiv cho thấy, các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã nhập khẩu 101 triệu tấn LNG trong năm 2022, nhiều hơn 58% so với năm trước đó. Khối này chiếm 24% lượng nhập khẩu LNG toàn cầu trong năm ngoái.

Dữ liệu từ tổ chức tư vấn kinh tế Bruegel ở Brussels (Bỉ) cũng chứng minh, LNG hiện chiếm khoảng 35% nguồn cung cấp khí đốt của châu Âu, tăng từ 20% vào năm 2021.

Song song với đó, dự trữ khí đốt của châu Âu cũng luôn ở mức cao kỷ lục. Theo Cơ quan Hạ tầng Khí đốt châu Âu, kho dự trữ khí đốt của EU đã đạt 55,7% công suất vào đầu tháng 4/2023, mức cao nhất vào cùng thời điểm kể từ năm 2011. Mức này cao hơn khoảng 20% so với trung bình 5 năm trước.

Thành công này dẫn đến giá khí đốt giảm nhanh.

Ủy viên năng lượng EU Kadri Simson nói: "Các kho chứa khí đốt của EU đã được lấp đầy hơn một nửa, điều đó có nghĩa chúng tôi đã kết thúc mùa cần sưởi ấm mà vẫn duy trì được trạng thái tốt".

Nhà phân tích Henning Gloystein tại công ty tư vấn Eurasia Group đánh giá, châu Âu có vẻ như đã "cai nghiện" thành công khí đốt của Nga. Giá khí đốt tại châu Âu vẫn ở mức cao hơn trung bình 10 năm qua, nhưng không còn cần phải định giá trước nguy cơ thiếu hụt hoàn toàn.

Tin liên quan
Giữa lúc Mỹ loay hoay giải quyết bế tắc về trần nợ, Trung Quốc có thể giáng Giữa lúc Mỹ loay hoay giải quyết bế tắc về trần nợ, Trung Quốc có thể giáng 'cú đấm bồi'

Còn ông Natasha Fielding, người đứng đầu bộ phận định giá khí đốt của châu Âu tại công ty dữ liệu công nghiệp Argus Media thì nhận thấy: "Thay vì thiếu khí đốt, EU có vẻ sẽ dư dả vào mùa Hè này".

Vào tháng 1/2023, đại diện cấp cao của EU về chính sách đối ngoại Josep Borrell nói rằng khối này đã hoàn toàn "thoát phụ thuộc vào năng lượng Nga".

Ông khẳng định: "Trong vài tháng, chúng tôi đã xóa bỏ sự phụ thuộc năng lượng vào Nga trong nhiều năm qua. Chúng tôi đã trải qua giai đoạn năng lượng tăng giá cực kỳ căng thẳng, nhưng giá năng lượng đang quay trở lại như thời kỳ trước chiến dịch quân sự đặc biệt".

Cơ hội của châu Âu

Theo tác giả Borys Dodonov, hiện Nga đã mất đòn bẩy trong việc sử dụng "vũ khí" khí đốt, châu Âu có một cơ hội tuyệt vời để "trả đũa". Dưới đây là bốn bước mà tác giả Borys Dodonov cho rằng EU có thể thực hiện trong thời gian tới.

Thứ nhất, để tăng cường khả năng phục hồi khí đốt của EU và thoát ly Nga, khối 27 thành viên này nên nâng cao mục tiêu lưu trữ khí đốt. Kế hoạch hiện tại là lấp đầy 90% các cơ sở lưu trữ trước ngày 1/11.

Thứ hai, EU nên chấm dứt mọi hoạt động mua khí đốt qua đường ống dẫn của Nga ngoại trừ qua Ukraine. Làm như vậy sẽ chấm dứt dòng chảy hiện tại khoảng 10 tỷ mét khối (bcm) một năm qua Thổ Nhĩ Kỳ.

Thứ ba, khối nên chấm dứt việc mua LNG của Nga. Trong báo cáo mới đây, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho rằng, nhập khẩu LNG tại các nền kinh tế tiên tiến của châu Âu được dự báo sẽ giảm trong thời gian còn lại của năm 2023, sau khi đạt mức tăng trưởng mạnh trong quý đầu tiên. Sự thay đổi này là do nhu cầu lưu trữ thấp hơn và nhu cầu khí đốt giảm.

Thứ tư, vì châu Âu không còn phụ thuộc vào khí đốt của Nga, đã đến lúc áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các công ty khí đốt chủ chốt của Nga, bao gồm cả Gazprom và Gazprombank.

Khó khăn không phải đã hết

Nga mất vị thế là nhà cung cấp khí đốt hàng đầu cho châu Âu. Tỷ trọng khí đốt của nước này trong tổng nhập khẩu của EU đã giảm xuống chỉ còn 8% trong những tháng đầu năm 2023. Đồng thời, kho dự trữ khí đốt của châu Âu đang ở mức cao kỷ lục và giá đã giảm mạnh kể từ mức đỉnh vào quý III năm ngoái.

Tuy nhiên, giá năng lượng cao vào năm 2022 đã gây ra tổn thất phúc lợi cho người tiêu dùng. Do đó, theo tác giả Borys Dodonov, các biện pháp trừng phạt là cần thiết để ngăn chặn hành vi tương tự từ bất kỳ quốc gia nào khác trong tương lai.

Tác giả Borys Dodonov nhấn mạnh: "Trong năm tới, các biện pháp này sẽ làm giảm 8 tỷ USD thu nhập xuất khẩu của Nga. Kế hoạch này có thể giúp 'lật ngược thế cờ' với Nga, từ việc châu Âu phụ thuộc vào khí đốt của Nga sang Moscow phụ thuộc vào Ukraine để tiếp cận thị trường châu Âu".

Dù vậy, theo hãng tin Reuters, châu Âu vẫn còn gặp nhiều khó khăn trên thị trường năng lượng.

Khối đã không đạt được đủ tiến bộ trong việc chốt các hợp đồng dài hạn đối với LNG - một giải pháp thay thế cho nguồn cung cấp khí đốt qua đường ống của Nga. Điều này có thể gây tốn kém vào mùa Đông tới do nhu cầu từ Trung Quốc phục hồi có thể thắt chặt thị trường.

Các mục tiêu khí hậu của khu vực (như cắt giảm lượng khí thải ròng ít nhất 55% vào năm 2030 và đạt mức 0 vào năm 2050) có nghĩa là những người mua LNG ở châu lục này rơi vào thế "tiến thoái lưỡng nan" giữa việc cam kết khung thời gian cần thiết để hạn chế nhập LNG với việc tìm kiếm giá rẻ hơn theo hợp đồng dài hạn.

Ông Morten Frisch, nhà tư vấn cấp cao của Morten Frisch Consulting (tổ chức tư vấn về khí đốt) nhận định: "Châu Âu cần khoảng 70-75% nguồn cung LNG của mình theo các thỏa thuận mua bán dài hạn (SPA). Nhưng hiện tại, khu vực trở nên quá phụ thuộc vào việc mua LNG tại chỗ và ngắn hạn".

'Mở lòng' đón khí đốt từ Nga, 'ngoại lệ' Hungary tại EU bị Ukraine chỉ trích

'Mở lòng' đón khí đốt từ Nga, 'ngoại lệ' Hungary tại EU bị Ukraine chỉ trích

Oleg Ustenko, cố vấn kinh tế của Tổng thống Volodymyr Zelenskyy cảnh báo, loạt thỏa thuận mới mà Hungary mới ký với Nga về năng ...

Nga hướng về Trung Quốc, Bắc Kinh tận hưởng 'thời gian ngọt ngào', Moscow chưa thấy lợi?

Nga hướng về Trung Quốc, Bắc Kinh tận hưởng 'thời gian ngọt ngào', Moscow chưa thấy lợi?

Nền kinh tế Nga phụ thuộc vào năng lượng và đất nước này không còn lựa chọn nào khác ngoài cách càng hướng về Trung ...

EU hân hoan vượt qua ‘vũ khí’ khí đốt của Nga, có chiêu cao tay hơn hay đơn giản chỉ nhờ may mắn?

EU hân hoan vượt qua ‘vũ khí’ khí đốt của Nga, có chiêu cao tay hơn hay đơn giản chỉ nhờ may mắn?

Các quan chức cấp cao của EU tự tin khẳng định rằng, Nga đã thất bại khi dùng chiêu bài cắt nguồn cung khí đốt ...

Châu Âu đang ở vị thế thuận lợi nhưng 'rời xa' khí đốt Nga có phải việc dễ dàng?

Châu Âu đang ở vị thế thuận lợi nhưng 'rời xa' khí đốt Nga có phải việc dễ dàng?

Theo Hiệp hội Cơ sở hạ tầng khí đốt châu Âu, tổng dung lượng dự trữ khí đốt của EU đạt 55,7% công suất vào ...

Vụ nổ đường ống Nord Stream: Lý do danh tính thủ phạm không thể tiết lộ, châu Âu có động thái mới

Vụ nổ đường ống Nord Stream: Lý do danh tính thủ phạm không thể tiết lộ, châu Âu có động thái mới

“Chúng tôi biết rằng, cơ sở hạ tầng năng lượng quan trọng của chúng tôi đang bị đe dọa”, Chủ tịch Ủy ban châu Âu ...

(theo Barron's, Bloomberg)

Bài viết cùng chủ đề

Khủng hoảng năng lượng

Đọc thêm

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/4 và sáng 21/4: Lịch thi đấu VCK U23 châu Á 2024 - U23 Malaysia vs U23 Việt Nam; Cup FA - Man City vs Chelsea

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/4 và sáng 21/4: Lịch thi đấu VCK U23 châu Á 2024 - U23 Malaysia vs U23 Việt Nam; Cup FA - Man City vs Chelsea

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/4 và sáng 21/4: Lịch thi đấu VCK U23 châu Á 2024 - U23 Malaysia vs U23 Việt Nam; Serie A - Empoli ...
Diễn viên Midu đăng ảnh đẹp như nàng thơ

Diễn viên Midu đăng ảnh đẹp như nàng thơ

Bước sang tuổi 35, diễn viên Midu chuộng phong cách thời trang sang trọng, thanh lịch nhưng vẫn trẻ trung.
Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot

Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot

Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot.
Kinh tế Ukraine: Lộ số tiền cần để tái thiết trong năm nay, EIB cam kết 'bắn' 560 triệu Euro

Kinh tế Ukraine: Lộ số tiền cần để tái thiết trong năm nay, EIB cam kết 'bắn' 560 triệu Euro

Ngày 19/4, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal cho biết, nước này sẽ nhận được khoản tài trợ 560 triệu Euro từ Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB).
Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế

Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế

Tổng Thư ký LHQ kêu gọi chấm dứt chu kỳ trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế...
Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 đang 'ủ mưu' tiêu tiền của Moscow, Mỹ nêu quan điểm, Pháp nói phải làm điều này

Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 đang 'ủ mưu' tiêu tiền của Moscow, Mỹ nêu quan điểm, Pháp nói phải làm điều này

G7 sẽ tiếp tục tìm kiếm các phương thức sử dụng tài sản công của Nga bị đóng băng để hỗ trợ tài chính cho Ukraine.
Giá tiêu hôm nay 20/4/2024, nối dài đà tăng, xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh, thị trường vắng bóng thương lái, đi ngược thông lệ

Giá tiêu hôm nay 20/4/2024, nối dài đà tăng, xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh, thị trường vắng bóng thương lái, đi ngược thông lệ

Giá tiêu hôm nay 20/4/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục tăng mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 92.000 – 95.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh

Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh

Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh.
Giá heo hơi hôm nay 19/4: Giá heo hơi tiếp tục tăng rải rác ở phía Bắc, đi ngang ở miền Trung và Nam

Giá heo hơi hôm nay 19/4: Giá heo hơi tiếp tục tăng rải rác ở phía Bắc, đi ngang ở miền Trung và Nam

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng rải rác ở phía Bắc. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 59.000 - 62.000 đồng/kg.
Việt Nam cần chuẩn bị gì để ‘hóa giải’ cơ chế CBAM?

Việt Nam cần chuẩn bị gì để ‘hóa giải’ cơ chế CBAM?

Cơ chế CBAM của Liên minh châu Âu (EU) là thuế carbon đánh vào hàng hóa nhập khẩu. Việt Nam cần chuẩn bị gì để ‘hóa giải’?
Giá xăng dầu hôm nay 19/4: Thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay 19/4: Thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay 19/4 ghi nhận thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần trong bối cảnh các nhà đầu tư xem xét số liệu kinh tế của Mỹ.
Giá tiêu hôm nay 19/4/2024, nguyên nhân đẩy giá tăng trở lại, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu ngoại khối lớn nhất cho EU

Giá tiêu hôm nay 19/4/2024, nguyên nhân đẩy giá tăng trở lại, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu ngoại khối lớn nhất cho EU

Giá tiêu hôm nay 19/4/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà tăng mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 90.000 – 93.000 đồng/kg.
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Thị trường sẽ được khơi thông nhờ Luật Đất đai, đất nền đang ‘ấm dần’, Hà Nội sắp đấu giá nhiều thửa đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

'Băng' đất nền đã tan, thị trường đón dòng tiền lớn, giá chung cư Hà Nội tăng vùn vụt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, đất nền hút quan tâm, giá nhà ở xã hội cũ tăng chóng mặt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Đã tới thời điểm để xuống tiền đầu tư, quy định cụ thể điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường khởi sắc nhờ tổng lực ‘giải cứu’, nhà ngõ Hà Nội tăng cao, tác động từ quy định bỏ khung giá đất

Bất động sản mới nhất: Thị trường khởi sắc nhờ tổng lực ‘giải cứu’, nhà ngõ Hà Nội tăng cao, tác động từ quy định bỏ khung giá đất

Thị trường có tín hiệu vui nhưng chưa thể khởi sắc, nhà trong ngõ Hà Nội ngày một tăng cao… là những tin bất động sản mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4 giảm lần đầu tiên sau chuỗi tăng 6 ngày liên tiếp, trong khi đó, đồng Euro tăng 0,5%.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4 ghi nhận đồng USD đạt đỉnh 5 tháng so với đồng Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4 ghi nhận chỉ số Dollar Index bứt phá mạnh mẽ lên trên mốc 105, tiến thẳng lên vùng 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4 ghi nhận đồng USD tiếp tục tăng do giá sản xuất tháng 3 của Mỹ thấp hơn dự kiến.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4 ghi nhận USD tăng và đạt đỉnh 34 năm so với Yen, sau khi dữ liệu mới công bố về lạm phát ở Mỹ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4 ghi nhận tiệm cận trở lại với mức cao nhất trong 34 năm là 151,975 USD/Yen hồi tháng 3.
Phiên bản di động