Tên lửa JASSM của Mỹ. (Nguồn: Getty Images) |
JASSM có khả năng tàng hình và có thể tấn công xa hơn hầu hết các tên lửa khác hiện có trong kho vũ khí của Kiev.
Theo giới chức Mỹ, việc cung cấp tên lửa JASSM có thể thay đổi đáng kể “cục diện chiến lược của cuộc xung đột”, vì một phần khá lớn lãnh thổ Nga nằm trong tầm bắn của các loại vũ khí dẫn đường chính xác cực mạnh này.
Các nhà phân tích quân sự cho rằng, việc sử dụng tên lửa JASSM, có thể đẩy các khu vực tập kết và kho tiếp tế của Nga ra xa hàng trăm km.
Nếu được phóng gần biên giới miền Bắc Ukraine và Nga, chúng có thể tấn công các mục tiêu quân sự xa như Voronezh và Bryansk. Ở phía Nam, chúng có thể được sử dụng để tấn công các sân bay hoặc cơ sở hải quân ở bán đảo Crimea.
Tuy nhiên, hiện tại, tên lửa JASSM chỉ được tích hợp trên các máy bay do Mỹ chế tạo. Ukraine có thể sử dụng máy bay F-16, mỗi chiếc có thể mang theo 2 tên lửa hành trình.
JASSM
Các nguồn tin lưu ý, hiện tại, chính quyền Mỹ vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng về JASSM, song nếu được thông qua, Ukraine cũng sẽ phải đợi vài tháng cho đến khi Washington “giải quyết các vấn đề kỹ thuật”.
Cả phía Nga, Mỹ và Ukraine đều chưa đưa ra bình luận về thông tin trên của Reuters. Trước đó, h
Động thái này đã gây ra phản ứng dữ dội từ Nga. Moscow đã dùng tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik mới để tấn công mục tiêu quân sự ở Dnipro của Ukraine vào ngày 21/11, nhằm đáp trả cuộc tấn công đầu tiên của Kiev bằng ATACMS.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 24/11, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev tuyên bố, nước này có thể chuyển giao công nghệ hạt nhân cho các nước thù địch với Mỹ, trong bối cảnh truyền thông phương Tây đề xuất về việc cung cấp vũ khí hạt nhân cho Ukraine.
Ông lưu ý: "Truyền thông phương Tây đang tranh nhau đề xuất Mỹ cung cấp vũ khí hạt nhân cho Ukraine. Một ý tưởng tuyệt vời, đặc biệt là trong bối cảnh học thuyết mới về răn đe hạt nhân của Nga. Chúng ta vẫn phải suy nghĩ xem ai là kẻ thù tiềm tàng của Mỹ, các quốc gia mà chúng ta có thể chuyển giao công nghệ hạt nhân của mình".