Đồng minh Mỹ sẽ vào BRICS, đặt 'phi USD hóa' sang một bên, quay ngoắt về vấn đề đồng tiền chung, Nga đang 'ủ mưu'?

Minh Anh
Gia nhập BRICS, sẽ có người được mời, có những người được săn đón, nhưng cũng sẽ có những lá đơn bị từ chối; Không phải một đồng tiền chung BRICS, mà là các đồng tiền trong khối sẽ được dùng chung... Nga sẽ đảm nhận đảm nhận vai trò lãnh đạo khối trong năm tới, Moscow đang có quan điểm thế nào về các vấn đề quan trọng này?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
qqqq
Đồng minh Mỹ sẽ vào BRICS, không chống lại đồng USD, quay ngoắt về vấn đề đồng tiền chung, Nga đang 'ủ mưu' gì?

Hội nghị thượng đỉnh BRICS đã kết thúc vào cuối tuần trước tại Johannesburg, Nam Phi, với thông báo rằng, họ đã chấp nhận thêm 6 thành viên mới. Dự đoán về những "cuộc cách mạng" của BRICS, với những chuyển biến mới về cục diện thế giới, giới quan sát đang tiếp tục dõi theo các tác động từ "nhất cử, nhất động" của khối này.

Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva ca ngợi việc mở rộng, lưu ý rằng việc bổ sung thêm Saudi Arabia, Iran, Ethiopia, Ai Cập, Argentina và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) sẽ chứng kiến tổng GDP của BRICS tăng lên 36% GDP toàn cầu (tính theo sức mua) và 46% dân số thế giới.

Trong đó, Saudi Arabia - đồng minh truyền thống của Mỹ, được đánh giá là thành viên tiềm năng, có ý nghĩa kinh tế và chiến lược nhất đối với BRICS. Tuy nhiên, những kỳ vọng về thành viên mới này dường như đang được "kiềm chế", khi Ngoại trưởng Saudi Arabia, Hoàng tử Faisal Bin Farhan đưa ra ý kiến thận trọng trong buổi gặp gỡ báo chí, sau khi BRICS thông báo về việc kết nạp các thành viên mới vào ngày 24/8.

Ngoại trưởng Bin Farhan nói: “Trong chính sách đối ngoại của mình, Vương quốc tập trung vào việc xây dựng quan hệ đối tác kinh tế, chúng tôi đánh giá cao lời mời làm thành viên của BRICS và đang nghiên cứu đề nghị đó”.

“Chúng tôi đang chờ thêm thông tin chi tiết về bản chất và tiêu chí của tư cách thành viên. Dựa trên thông tin này và theo quy trình nội bộ, Riyadh sẽ đưa ra quyết định phù hợp”.

"Saudi Arabia coi BRICS là một kênh có lợi và quan trọng để tăng cường hợp tác kinh tế", Ngoại trưởng Farhan nói thêm.

Trong khi đó, Tổng thống Brazil Lula, người được đánh giá có phát ngôn thẳng thắn nhất trong số các nhà lãnh đạo BRICS trong suốt Hội nghị thượng đỉnh vừa qua, đã làm sáng tỏ các tiêu chí kết nạp mà khối này hướng tới khi lựa chọn thành viên mới. “Điều quan trọng là tầm quan trọng của đất nước đó” - ông Lula tiết lộ với báo giới trước khi rời Nam Phi.

“Chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng địa chính trị của Iran và các quốc gia khác sẽ tham gia BRICS”. Ông cho biết thêm, trong tương lai, Brazil sẽ hỗ trợ Nigeria, Angola, Mozambique và Congo gia nhập khối.

Việc BRICS tính toán đến yếu tố kinh tế và địa chính trị, rõ ràng đã mang lại lợi thế cho các ứng viên giàu tài nguyên như Saudi Arabia, UAE và Argentina..., và tất nhiên, nó có thể khiến cơ hội của các ứng viên khác ít đi. Bởi vậy, trong các lá đơn xin gia nhập BRICS, sẽ có những người được 'trải thảm đỏ" như Saudi Arabia, nhưng cũng có quốc gia bị từ chối, như trường hợp của Bangladesh hay Algeria.

Trong bối cảnh này, tất nhiên Nga không thể lãng phí thời gian để đẩy các đồng minh và ưu tiên của mình lên hàng đầu trong chương trình nghị sự của khối. Với việc Nga sẽ đảm nhận chức Chủ tịch BRICS vào ngày 1/1/2024, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cho biết, Moscow đang tìm cách "bổ sung" thêm các đồng minh khu vực thân cận nhất của mình khi đảm nhận vai trò lãnh đạo khối.

"Tất nhiên, Kazakhstan và Belarus là những đối tác thân thiết nhất của chúng tôi. Và không quốc gia nào ủng hộ các biện pháp trừng phạt chống lại Nga sẽ trở thành thành viên của BRICS", ông Ryabkov nói.

Tuy nhiên, “nếu ai đó từ nhóm phương Tây đột nhiên nhận thấy BRICS rất hấp dẫn, quyết định phá vỡ hàng ngũ và... từ chối áp dụng chính sách trừng phạt đối với bất kỳ quốc gia nào có trong khối và nộp đơn, thì theo thủ tục, chúng tôi vẫn sẽ xem xét”, ông Sergey Ryabkov cho biết.

Ông Ryabkov nói thêm: “Điều quan trọng là tất cả họ không chỉ ủng hộ mà còn chia sẻ các giá trị cơ bản của BRICS, bao gồm tinh thần đoàn kết, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, cởi mở, toàn diện và hợp tác cùng có lợi”.

Với mục tiêu tăng cường vai trò và quyền lực của BRICS, Nga rất tập trung vào việc thúc đẩy các sáng kiến phi USD hóa của khối. Về vấn đề tiền tệ trong BRICS, “các cuộc tham vấn đang tiếp tục nhằm tạo ra các công cụ thanh toán hiệu quả trong khuôn khổ khối, độc lập với phương Tây, cũng như một nền tảng an toàn cho các giải pháp đa phương xuyên biên giới”, Thứ trưởng Ngoại giao Nga cho biết.

Bộ trưởng Tài chính Nam Phi Enoch Godongwana cũng tiết lộ, “chưa có ai thảo luận về vấn đề đồng tiền chung BRICS, ngay cả trong các cuộc họp không chính thức”. Theo quan điểm của ông, việc thiết lập một đồng tiền chung đòi hỏi phải thành lập một ngân hàng trung ương và điều đó đồng nghĩa với việc mất đi sự độc lập về chính sách tiền tệ. "Tôi không nghĩ có quốc gia nào sẵn sàng cho điều đó”.

“Đây không phải là giải pháp thay thế cho SWIFT. Đây là một hệ thống thanh toán tạo điều kiện cho việc sử dụng đồng tiền địa phương ngày càng thuận tiện và rộng rãi hơn”, Bộ trưởng Tài chính Nam Phi cho biết.

Theo đó, các nhà lãnh đạo BRICS đã thông báo rằng, các bộ trưởng tài chính của họ sẽ được giao nhiệm vụ nghiên cứu thêm các vấn đề về tiền tệ của các thành viên, công cụ và nền tảng thanh toán. Họ sẽ báo cáo lại kết quả tìm hiểu được sau một năm.

Đại sứ Nam Phi tại BRICS Anil Sooklal, cũng nhanh chóng chuyển hướng các cuộc nói chuyện sang đề tài tiền tệ quốc gia và tránh xa ý tưởng về một đồng tiền chung, như ông từng đề cập trước hội nghị thượng đỉnh.

“Vấn đề tiền tệ đang được thảo luận nhưng hãy để tôi đính chính, đây không phải là về một loại tiền tệ chung của BRICS. Còn quá sớm để nói về đồng tiền BRICS", ông Sooklal khẳng định với giới truyền thông.

Cụ thể, “những gì chúng tôi đang nói đến là tạo ra nhiều sự hòa nhập tài chính hơn trong các giao dịch tài chính toàn cầu, thương mại tài chính quốc tế và cách chúng tôi thực hiện các khoản thanh toán của mình”.

Ông Sooklal cũng nói với THX rằng, mục tiêu là “một hệ thống tiền tệ toàn cầu đa dạng, hệ thống thanh toán của riêng chúng ta, sẽ không bị bắt làm con tin cho một hoặc hai loại tiền tệ mà qua đó chúng ta phải giao dịch để gây thiệt hại cho chính mình”. Ông Anil Sooklal, tái khẳng định vấn đề tiền tệ của BRICS, mà Bộ trưởng Tài chính Nam Phi Enoch Godongwana đã thông báo trước đó.

Nhiệm vụ được giao cho các bộ trưởng tài chính BRICS nói trên (về tìm hiểu các đồng nội tệ của các thành viên trong khối) dường như đã đặt vai trò có tính quyết định cho Tổng thống Nga Putin - phải đưa ra một thông báo về vấn đề phi USD hóa trong khối, khi Nga tổ chức Hội nghị thượng đỉnh BRICS tiếp theo vào tháng 10/2024. Hoặc thậm chí có thể là một tuyên bố về một loại tiền tệ thương mại chung mới cho BRICS.

Những động thái mới này của BRICS cho thấy, chắc chắn Nga cũng như các nhà lãnh đạo khối đều biết rõ rằng, con đường để các nước kinh tế mới nổi thực hiện kế hoạch thay thế đồng USD không hề dễ dàng. Chưa có lựa chọn thay thế nào cho đồng USD có thể đạt đến mức "thống trị toàn cầu" và việc tạo ra một loại tiền tệ BRICS mới nằm ngoài tầm ảnh hưởng của đồng USD cần có rất nhiều thời gian, cần niềm tin và con đường gập ghềnh sẽ rất dài.

Trên thực tế, việc BRICS tích cực xem xét giao dịch nội khối bằng đồng tiền riêng, không chỉ thúc đẩy thương mại nội khối mà còn loại bỏ được chi phí chuyển đổi USD cao trong các giao dịch quốc tế.

Nga và Trung Quốc đang đi đầu trong động thái phi USD hóa vì lợi ích chính trị và kinh tế của họ. Nga đang nỗ lực tránh các lệnh trừng phạt của Mỹ bằng cách thách thức hệ thống tài chính do đồng USD thống trị, trong khi Trung Quốc đang thúc đẩy và quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ (NDT) như một giải pháp thay thế.

Và bất kỳ sự phát triển nào trên mặt trận này cũng đã là thắng lợi, cho dù nó chỉ mới là một hình thức thanh toán trung gian giữa các đồng nội tệ, hoặc tốt hơn là tạo ra một đồng tiền thương mại mới. Mỗi thành quả quan trọng mà BRICS đạt được sẽ được nhân lên vào năm tới, sau khi BRICS tăng hơn gấp đôi số thành viên. Và trong đó, Nhóm các cường quốc mới nổi sẽ còn được bổ sung thêm sức mạnh từ các nhà xuất khẩu dầu mỏ lớn như Saudi Arabica, UAE và Iran.

Giá cà phê hôm nay 29/8/2023: Giá cà phê arabica điều chỉnh nhẹ, tồn kho robusta tiếp tục giảm sâu; chứng nhận cà phê cần hay không?

Giá cà phê hôm nay 29/8/2023: Giá cà phê arabica điều chỉnh nhẹ, tồn kho robusta tiếp tục giảm sâu; chứng nhận cà phê cần hay không?

Các lợi ích cơ bản nhất từ việc đạt được các chứng nhận cà phê là khả năng tiếp cận thị trường. Cà phê có ...

Giá vàng hôm nay 28/8/2023: Giá vàng bất ngờ vọt lên, cuộc suy thoái kinh tế Mỹ đang tới gần, dự báo giá vàng 'chia rẽ'

Giá vàng hôm nay 28/8/2023: Giá vàng bất ngờ vọt lên, cuộc suy thoái kinh tế Mỹ đang tới gần, dự báo giá vàng 'chia rẽ'

Giá vàng hôm nay 28/8/2023 đang cao nhất hai tuần, nhưng vẫn thấp hơn 6% so với mức cao nhất của năm nay. Giới đầu ...

'Cha đẻ' của BRICS: Đừng chờ G7 thể hiện vai trò lãnh đạo kinh tế toàn cầu, các 'cường quốc mới nổi' sẽ làm điều đó

'Cha đẻ' của BRICS: Đừng chờ G7 thể hiện vai trò lãnh đạo kinh tế toàn cầu, các 'cường quốc mới nổi' sẽ làm điều đó

Dù phải đối mặt với những thách thức địa chính trị, các nền kinh tế mới nổi BRICS chắc chắn sẽ có tiếng nói lớn ...

Tổng thống Ukraine Zelensky 'tính kế' phát triển kinh tế Crimea, kỳ vọng ‘một câu chuyện hoàn toàn khác’ với EU

Tổng thống Ukraine Zelensky 'tính kế' phát triển kinh tế Crimea, kỳ vọng ‘một câu chuyện hoàn toàn khác’ với EU

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vừa tuyên bố sẽ ký biên bản ghi nhớ với khoảng 10 công ty đầu tiên, sẵn sàng “cập bến”, ...

BRICS: Cực mới trong thế giới đa cực?

BRICS: Cực mới trong thế giới đa cực?

Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) vừa diễn ra ở Nam Phi được quan tâm đặc biệt bởi tác ...

(theo Kitco News, THX)

Đọc thêm

Cảnh báo hành vi mạo danh cơ quan Thuế để lừa đảo

Cảnh báo hành vi mạo danh cơ quan Thuế để lừa đảo

Thủ đoạn lừa đảo chính của các đối tượng là giả mạo công chức Thuế gọi điện thoại, nhắn tin, kết bạn zalo, cung cấp đường link.
Vùng 5 Hải quân tổ chức thăm, động viên, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ và nhân dân vùng biển Tây Nam

Vùng 5 Hải quân tổ chức thăm, động viên, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ và nhân dân vùng biển Tây Nam

Tối ngày 4/1, đoàn đại biểu đã lên Tàu 526, 527 Vùng 5 Hải quân đi thăm, chúc Tết quân và dân các đảo thuộc vùng biển Tây Nam của ...
Israel tiếp tục không kích Gaza, thương vong gia tăng mạnh; UNRWA bác tin đồn đóng cửa hoạt động

Israel tiếp tục không kích Gaza, thương vong gia tăng mạnh; UNRWA bác tin đồn đóng cửa hoạt động

Truyền thông Palestine ngày 4/1 đưa tin, các cuộc không kích của Israel trong 24 giờ qua đã khiến 77 người thiệt mạng và 145 người bị thương tại Dải ...
Chung kết lượt về AFF Cup 2024 (5/1): Các 'chiến binh sao vàng' tự tin thay đổi lịch sử

Chung kết lượt về AFF Cup 2024 (5/1): Các 'chiến binh sao vàng' tự tin thay đổi lịch sử

Trận chung kết lượt về Thái Lan-Việt Nam diễn ra trên sân vận động Rajamangala (Bangkok), vào lúc 20 giờ hôm nay (5/1), quyết định ngôi vương AFF Cup 2024.
Giá tiêu hôm nay 5/1/2025: Thị trường diễn biến bất ngờ, hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu duy trì vị thế số 1 thế giới

Giá tiêu hôm nay 5/1/2025: Thị trường diễn biến bất ngờ, hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu duy trì vị thế số 1 thế giới

Giá tiêu hôm nay 5/1/2025 tại thị trường trong nước bất ngờ tăng mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 147.000 – 149.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 5/1/2025: Giá vàng giảm, triển vọng 2025 rực rỡ vì hành động này của BRICS, lạc quan thẳng tiến mốc cao nhất mọi thời đại

Giá vàng hôm nay 5/1/2025: Giá vàng giảm, triển vọng 2025 rực rỡ vì hành động này của BRICS, lạc quan thẳng tiến mốc cao nhất mọi thời đại

Giá vàng hôm nay 5/1/2025, giá vàng giảm. BRICS thích vàng hơn sau hành động của Mỹ và châu Âu.
Giá tiêu hôm nay 5/1/2025: Thị trường diễn biến bất ngờ, hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu duy trì vị thế số 1 thế giới

Giá tiêu hôm nay 5/1/2025: Thị trường diễn biến bất ngờ, hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu duy trì vị thế số 1 thế giới

Giá tiêu hôm nay 5/1/2025 tại thị trường trong nước bất ngờ tăng mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 147.000 – 149.500 đồng/kg.
Thúc đẩy nguồn lực kinh tế, hoàn thiện kinh tế thị trường

Thúc đẩy nguồn lực kinh tế, hoàn thiện kinh tế thị trường

Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, bối cảnh thay đổi của thế giới và khu vực đem lại nhiều cơ hội phát triển cho nền kinh tế Việt Nam trong kỷ nguyên mới.
Giá cà phê hôm nay 4/1/2025: Giá cà phê trong nước tăng vọt, lượng xuất khẩu sẽ cải thiện, cơ hội thay đổi vị thế hàng Việt trên thị trường quốc tế

Giá cà phê hôm nay 4/1/2025: Giá cà phê trong nước tăng vọt, lượng xuất khẩu sẽ cải thiện, cơ hội thay đổi vị thế hàng Việt trên thị trường quốc tế

Giá cà phê hôm nay 4/1/2025: Giá cà phê trong nước tăng vọt, lượng xuất khẩu sẽ cải thiện, cơ hội thay đổi vị thế hàng Việt trên thị trường quốc tế.
Việt Nam là cửa ngõ để doanh nghiệp Canada chinh phục thị trường châu Á-Thái Bình Dương

Việt Nam là cửa ngõ để doanh nghiệp Canada chinh phục thị trường châu Á-Thái Bình Dương

Trong chiến lược tìm kiếm thị trường ngoài Mỹ, Việt Nam nổi lên được các doanh nghiệp Canada coi là cửa ngõ để vào ASEAN và châu Á-Thái Bình Dương.
Hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh có giá trị dưới 1 triệu đồng phải nộp thuế

Hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh có giá trị dưới 1 triệu đồng phải nộp thuế

Với quy định trước, hiện hàng ngày có khoảng 4-5 triệu đơn hàng giá trị từ 1 triệu đồng trở xuống được miễn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng.
Giá tiêu hôm nay 4/1/2025: Thị trường biến động không đồng nhất, giá hồ tiêu xuất khẩu tăng mạnh

Giá tiêu hôm nay 4/1/2025: Thị trường biến động không đồng nhất, giá hồ tiêu xuất khẩu tăng mạnh

Giá tiêu hôm nay 4/1/2025 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 - 147.000 đồng/kg.
Bất động sản: Giá chung cư tăng chóng mặt, vượt xa giá trị thực, nhận định phân khúc sẽ mang lại lợi nhuận tốt nhất năm 2025

Bất động sản: Giá chung cư tăng chóng mặt, vượt xa giá trị thực, nhận định phân khúc sẽ mang lại lợi nhuận tốt nhất năm 2025

Giá chung cư vượt xa giá trị thực, giao dịch vượt nhà phố, căn hộ trung tâm Hà Nội sẽ có lợi nhuận tốt nhất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Giá địa ốc dễ tăng khó giảm, dự báo 2 kịch bản thị trường năm 2025, bảng giá đất mới ở Hà Nội sẽ có tác động dây chuyền

Bất động sản: Giá địa ốc dễ tăng khó giảm, dự báo 2 kịch bản thị trường năm 2025, bảng giá đất mới ở Hà Nội sẽ có tác động dây chuyền

Giá nhà đất khó giảm, chuyên gia dự báo 2 kịch bản thị trường năm 2025… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản đã qua giai đoạn khó khăn nhất, nhà ở xã hội sẽ bứt phá

Bất động sản đã qua giai đoạn khó khăn nhất, nhà ở xã hội sẽ bứt phá

Bộ Xây dựng đánh giá thị trường bất động sản đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, phát triển nhà ở xã hội trong cả nước thời gian tới sẽ bứt phá...
Bất động sản: Thị trường chuyển mình, thời điểm vàng để đầu tư? Chung cư phía Nam ‘ngấm ngầm’ tăng giá, nơi giá đất cao nhất Hà Nội

Bất động sản: Thị trường chuyển mình, thời điểm vàng để đầu tư? Chung cư phía Nam ‘ngấm ngầm’ tăng giá, nơi giá đất cao nhất Hà Nội

Thị trường chuyển mình, thời điểm vàng để đầu tư, chung cư phía Nam 'âm thầm' tăng giá… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Thị trường chứng kiến ‘nghịch lý’ thú vị, nhiều dự án chung cư ‘cháy hàng’, phân khúc giá 50 triệu đồng/m2 sẽ biến mất

Bất động sản: Thị trường chứng kiến ‘nghịch lý’ thú vị, nhiều dự án chung cư ‘cháy hàng’, phân khúc giá 50 triệu đồng/m2 sẽ biến mất

Thị trường chứng kiến 'nghịch lý' thú vị, các dự án chung cư ở Hà Nội giao dịch tốt, thậm chí 'cháy hàng'… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Thị trường địa ốc Thủ đô hạ nhiệt, Hà Nội ban hành bảng giá đất mới, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ… là tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/1: USD 'phá đỉnh' 2 năm, neo trên mốc 109

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/1: USD 'phá đỉnh' 2 năm, neo trên mốc 109

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/1 ghi nhận đồng USD đã tăng vọt lên mức cao nhất trong 2 năm trong ngày đầu tiên của năm 2025.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/1: Báo hiệu sức mạnh của đồng bạc xanh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/1: Báo hiệu sức mạnh của đồng bạc xanh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/1 ghi nhận USD tiếp tục duy trì đà tăng trước đó.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/1/2025: USD chiếm ưu thế nhờ Fed, Yen Nhật thua lỗ lớn nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/1/2025: USD chiếm ưu thế nhờ Fed, Yen Nhật thua lỗ lớn nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/1/2025 ghi nhận đồng USD đạt mức cao nhất trong hai năm.
Thị trường chứng khoán Việt Nam tăng 12%, khối ngoại bán ròng kỷ lục, phiên cuối năm 'đỏ rực'

Thị trường chứng khoán Việt Nam tăng 12%, khối ngoại bán ròng kỷ lục, phiên cuối năm 'đỏ rực'

Tính cả năm 2024, chỉ số VN-Index của thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn tăng hơn 12%.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 31/12: USD 'tạo sóng', Yen Nhật nhích nhẹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 31/12: USD 'tạo sóng', Yen Nhật nhích nhẹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 31/12 ghi nhận đồng USD đang trên đà tăng 11,4% so với đồng Yen Nhật trong năm nay.
Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Vĩnh Phúc: Phấn đấu trở thành tổ chức tài chính vững mạnh, chuyên nghiệp, tin cậy

Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Vĩnh Phúc: Phấn đấu trở thành tổ chức tài chính vững mạnh, chuyên nghiệp, tin cậy

Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Vĩnh Phúc không ngừng phát triển lớn mạnh, trở thành một trong những kênh hỗ trợ tài chính quan trọng.
Phiên bản di động