TIN LIÊN QUAN | |
EU chia rẽ vì vấn đề ngân sách hậu Brexit | |
Anh khẳng định duy trì quan hệ đặc biệt với EU |
Trong giai đoạn thử nghiệm này, Indonesia đang được coi là một trong những đích đến đầu tiên tại Đông Nam Á của các doanh nghiệp Anh trong chiến lược "Nước Anh Toàn cầu", một chiến lược để London khẳng định với dư luận trong nước và thế giới về ảnh hưởng kinh tế, thương mại và đầu tư của "xứ sở sương mù" sau Brexit.
Thủ đô Jakarta, Indonesia. (Nguồn: The Telegraph) |
Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã cam kết mở cửa nền kinh tế lâu nay được thế giới đánh giá có chủ nghĩa bảo hộ lớn hơn so với các nước láng giềng như Malaysia, Singapore và Thái Lan.
"Đất nước vạn đảo" này có tầng lớp trung lưu đang ngày một tăng nhanh và nhu cầu hàng hóa tiêu dùng lớn. Theo dự báo của công ty tư vấn PwC, Indonesia sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới vào năm 2050, chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ.
Các công ty trong lĩnh vực cơ khí của Anh hứa hẹn có thể giành được các hợp đồng “béo bở” trong lĩnh vực xây dựng đường sá và hệ thống đường sắt với Indonesia.
Bộ Thương mại Quốc tế Anh tin tưởng rằng, sự tái hiện thành công của nhà ga quốc tế St Pancras International và tuyến tàu điện ngầm Jubilee sẽ mang lại lợi thế lớn trong việc đảm bảo đầu tư vào Indonesia.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp Anh cũng sẽ phải cạnh tranh quyết liệt với các doanh nghiệp sừng sỏ của Trung Quốc và Nhật Bản để giành được lợi ích từ nền kinh tế tăng trưởng nhanh của Indonesia.
Theo các chuyên gia, các nước khác trong khu vực Đông Nam Á được đánh giá là có môi trường kinh doanh dễ dàng hơn, tuy rằng thị trường không lớn bằng Indonesia, hiện có 260 triệu dân.
Chuyên gia luật và thương mại thuộc trường Đại học kinh tế London (LSE), Giáo sư Damian Chalmers, cho rằng tại Đông Nam Á, hai nước Việt Nam và Malaysia hiện được nhìn nhận là địa chỉ kinh doanh tốt hơn so với Indonesia, song Indonesia lại có lợi thế lớn trong dài hạn, phù hợp với mục tiêu đầy tham vọng của nước Anh là thiết lập ảnh hưởng kinh tế và thương mại trên phạm vi toàn cầu sau khi rời khỏi EU.
Kể từ sau cuộc trưng cầu Brexit, số cuộc gặp song phương giữa Indonesia và Anh tăng mạnh. Đầu tháng này đã có 7 thành viên nội các Indonesia đến London để thảo luận vấn đề thương mại và dự kiến sẽ có nhiều chuyến thăm nữa trong tháng 3 tới để hai bên thảo luận các cơ hội đầu tư ở Indonesia.
Phía Anh cũng vừa bổ nhiệm ông Richard Michael, nhà đàm phán thương mại với 30 năm kinh nghiệm, làm đặc phái viên đầu tiên của cơ quan tín dụng xuất khẩu của Anh Export Finance (UKEF) tại Indonesia.
Năm 2017, UKEF đã tăng nguồn vốn cho các dự án ở Indonesia từ 1,75 tỷ Bảng (khoảng 2,44 tỷ USD) lên 3,5 tỷ Bảng (khoảng 4,89 tỷ USD) và con số này dự báo sẽ tiếp tục gia tăng trong năm 2018.
UKEF dự kiến sẽ cung cấp các giải pháp tài chính hấp dẫn tại Indonesia, chẳng hạn như các khoản cho vay bằng đồng tiền của nước sở tại.
Nếu dự án thành công, nó sẽ mở đường cho thỏa thuận thương mại giữa Anh và Indonesia trong tương lai, một trong những mục tiêu mà Bộ trưởng thương mại quốc tế của Anh, Liam Fox theo đuổi, bên cạnh các thỏa thuận với Trung Quốc, Mỹ và Ấn Độ.
ECJ xem xét quy chế của công dân Anh tại các nước EU Ngày 7/2, Hà Lan đã gửi lên Tòa án Công lý châu Âu (ECJ) vấn đề đang được quan tâm liên quan đến quy chế ... |
Vấn đề Brexit: EU cảnh báo đã đến lúc Anh phải lựa chọn Ngày 5/2, trưởng đoàn đàm phán của Liên minh châu Âu (EU) Michel Barnier tuyên bố hiện đã đến lúc nước Anh đưa ra lựa ... |
Một cuộc trưng cầu ý dân nữa về Brexit? Gần hai năm sau khi người Anh bỏ phiếu ủng hộ rời khỏi Liên minh châu Âu, hay còn gọi là Brexit, một vài người ... |