TIN LIÊN QUAN | |
IS tiếp tục vươn “vòi bạch tuộc” tới Đông Nam Á | |
Đông Nam Á có thể trở thành “cứ địa” mới của IS |
Theo trang tin "Stratfor", Diễn đàn Kinh tế Hồi giáo thế giới 2016 vừa diễn ra tại Jakarta (Indonesia). Đây là một diễn đàn mang tính toàn cầu, với sự tham dự của khoảng 4.200 đại biểu đến từ 73 quốc gia (trong đó 63% đến từ Indonesia và 24% đến từ Malaysia). Diễn đàn năm nay đã tập trung thảo luận về việc Đông Nam Á là khu vực trọng điểm của nền kinh tế Hồi giáo trên thế giới.
Diễn đàn Kinh tế Hồi giáo thế giới (WIEF) lần thứ 12. (Nguồn: Jakarta Post) |
Tốc độ phát triển nhanh
Nền kinh tế Hồi giáo toàn cầu là một khái niệm vô định hình, nội hàm đề cập đến tất cả các cách thức của thương mại và dịch vụ tài chính mà luật Hồi giáo cho phép, chẳng hạn như nguyên tắc "sukuk" - phát hành các trái phiếu Hồi giáo theo nguyên tắc "không trả lãi". Ở góc độ nào đó, nền kinh tế Hồi giáo bao gồm tất cả các giao dịch trong đó tiền được trao đổi theo các quy định của hệ thống luật Sharia (hệ thống luật của Hồi giáo).
Nền kinh tế Hồi giáo toàn cầu đang chứng minh được tính hấp dẫn của nó. Đặc biệt, tài chính Hồi giáo đang có sự phát triển trên phạm vi toàn thế giới, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính có giá trị so sánh với những các sản phẩm, dịch vụ hiện có ở các thị trường truyền thống và vẫn phù hợp với giáo lý đạo Hồi.
Thay vì tích hợp với hệ thống tài chính toàn cầu, tài chính Hồi giáo lại có tác dụng bổ sung, cung cấp thêm các hoạt động dịch vụ tài chính và thu hút được sự tham gia của đông đảo người Hồi giáo. Tài chính Hồi giáo ước tính khoảng 2.000 tỷ USD, chỉ chiếm khoảng 1-2% trong hệ thống tài chính toàn cầu nhưng lại đang có tốc độ phát triển nhanh chóng.
Phần lớn chứng khoán niêm yết theo luật Sharia
Nói đến sự phát triển của kinh tế Hồi giáo, trước hết phải nói đến Malaysia, quốc gia có hệ thống tài chính Hồi giáo lớn hàng đầu thế giới. Nước này đã phát triển một hệ thống ngân hàng kép, theo đó lĩnh vực tài chính thông thường vẫn được vận hành bình thường cùng với hệ thống tài chính Hồi giáo. Trong hệ thống tài chính của Malaysia, có tới 52% là các loại trái phiếu Hồi giáo toàn cầu nổi bật hiện nay. Malaysia cũng là quốc gia duy nhất có thị trường trái phiếu Hồi giáo nội địa mạnh, sử dụng đơn vị tiền tệ của mình. Ngoài trái phiếu, khoảng 75% các chứng khoán niêm yết tại sàn chứng khoán Bursa Malaysia, đều tuân theo luật Sharia.
Giao dịch tại một ngân hàng Hồi giáo. (Nguồn: BBC) |
Sự thành công của Malaysia trong việc xây dựng hệ thống tài chính Hồi giáo có sự đóng góp của nhiều yếu tố, nhất là sự hỗ trợ của chính phủ. Điều này đã giúp lĩnh vực tài chính Hồi giáo Malaysia phát triển sáng tạo, khó có nước nào có thể vượt qua, ngay cả khi giá dầu giảm và suy thoái kinh tế toàn diện ở châu Á đã gây ra những trở ngại nhất định cho Malaysia trong những năm qua.
Bên cạnh đó, Indonesia, quốc gia Hồi giáo đông dân nhất thế giới, cũng là nền kinh tế lớn nhất của thế giới Hồi giáo, đồng thời là chủ nhà của Diễn đàn Kinh tế Hồi giáo Thế giới 2016. Indonesia được xem là một lực lượng đang phát triển trong thế giới tài chính Hồi giáo. Tại diễn đàn, Indonesia đã công bố các kế hoạch phát triển, bao gồm thỏa thuận trong lĩnh vực ngân hàng với Malaysia và bản ghi nhớ với sàn chứng khoán Bursa Malaysia, theo đó hai nước sẽ cùng nhau phát triển các thị trường vốn Hồi giáo của mình nhằm phát triển hơn nữa ngành tài chính Hồi giáo. Thông qua đó, Jakarta hy vọng có thể phát triển mạnh ngành công nghiệp tài chính Hồi giáo riêng. Không có gì ngạc nhiên khi Jakarta nhận được tín hiệu tham gia tích cực từ Malaysia bởi nước này cũng luôn mong muốn mở rộng sự hiện diện của mình tại Indonesia.
Ngoài khu vực Đông Nam Á, tài chính Hồi giáo cũng đã phát triển tại khu vực Vùng Vịnh, kể cả ở các trung tâm tài chính truyền thống của thế giới như London, Singapore và Hong Kong. Tại đây, ngày càng nhiều ngân hàng cung cấp các dịch vụ tài chính Hồi giáo. Với nỗ lực tăng thị phần của mình trong nền kinh tế Hồi giáo toàn cầu, cách đây vài năm, Hội đồng hợp tác Vùng Vịnh (GCC) đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh toàn cầu riêng. Tuy nhiên, từ số liệu thống kê có thể thấy rõ Đông Nam Á mới chính là khu vực có nền tài chính Hồi giáo phát triển nhất. Đây cũng là nhận định của Diễn đàn Kinh tế Hồi giáo thế giới 2016.
IS sẽ sớm đưa “thảm kịch” tới Đông Nam Á Đó là nhận định của nhà báo kỳ cựu Roger Mitton, trong bài viết đăng trên nhật báo Myanmar Times tuần qua. |
IS thành lập "tiểu đoàn nhập cư" tại Đông Nam Á Những phần tử khủng bố người Malaysia ở Philippines đã thành lập một tiểu đoàn nhập cư (Katibah Al-Muhajir) nhằm lôi kéo người ủng hộ ... |
“Nga tái tăng cường sự hiện diện tại Đông Nam Á“ “Người Nga đang đến… Đông Nam Á” là tiêu đề bài viết trên tờ "The Wall Street Journal" ngày 6/7. |