Khoảng 20.000 tỷ USD đã được rót vào thị trường, đẩy thị trường chứng khoán đạt hết kỷ lục này tới kỷ lục khác. (Nguồn: CNBC) |
Suốt một năm, dịch bệnh đã làm chấn động toàn cầu, hàng loạt quốc gia phải thực hiện biện pháp cách ly, phong tỏa, ngăn chặn dòng chảy hàng hóa và cả sự đi lại của con người, gây ra tác động chưa từng có đối với sự tương tác giữa người với người, cuộc sống, tiêu dùng và kinh tế.
20.000 tỷ USD rót vào thị trường
Tờ Tin tức Thế giới ngày 28/12 cho biết, nhằm ứng phó với tác động của dịch bệnh, ngân hàng trung ương của nhiều quốc gia đã thực hiện chính sách nới lỏng định lượng. Khoảng 20.000 tỷ USD đã được rót vào thị trường, đẩy thị trường chứng khoán đạt hết kỷ lục này tới kỷ lục khác, nhưng các khoản nợ khổng lồ cũng gây lo ngại về tài chính.
Tin liên quan |
Điều gì đang xảy ra với thị trường chứng khoán thế giới? |
Lập luận tốt nhất cho sự phát triển thị trường vào năm 2020 là "sự phục hồi hình chữ K", thể hiện sự phân cực của thị trường tài chính và nền kinh tế thực thể, đồng thời cho thấy sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo.
Năm 2021, mấu chốt của sự phát triển thị trường là liệu vaccine phòng chống Covid-19 có thể kiểm soát được dịch bệnh hay không. Đây không chỉ là thách thức lớn nhất đối với Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden, mà còn là chìa khóa để chủ nhân tương lai của Nhà Trắng thực thi việc nắm quyền trong 4 năm tới và đưa nước Mỹ trở lại vị trí dẫn đầu thế giới.
Tương tự, nếu dịch bệnh được kiểm soát vào năm 2021, nền kinh tế, thương mại toàn cầu và chi tiêu của người tiêu dùng sẽ phục hồi mạnh.
Tuy nhiên, để trở lại mức trước khi xảy ra đại dịch vào năm 2019, e rằng thế giới còn phải đợi tới sau năm 2022. Ngoài ra, xem xét từ mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh trong năm 2020 có thể thấy Mỹ và Tây Âu sẽ tụt hậu so với Trung Quốc, các nước châu Á mới nổi và Đông Âu trong nỗ lực phục hồi xuất khẩu.
Năm bản lề của số hóa tiền tệ
Về chính sách tài chính và tiền tệ toàn cầu trong năm 2021, ngân hàng trung ương của nhiều quốc gia dự kiến sẽ tiếp tục duy trì các chính sách nới lỏng định lượng và cho phép mức lạm phát đạt mức cao hơn một chút.
Dự kiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ không tăng lãi suất trước cuối năm 2023. Anh và châu Âu cũng sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ, do đó đồng USD sẽ tiếp tục đà giảm giá.
Một khả năng khác rất đáng quan tâm, đó là năm 2021 có thể là một năm mang tính bản lề đối với hoạt động số hóa tiền tệ.
Cùng với việc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) thúc đẩy số hóa đồng nhân dân tệ, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng có kế hoạch thử nghiệm đồng tiền kỹ thuật số.
Ngoài nỗ lực của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), "người khổng lồ" mạng xã hội Facebook đã công bố sự ra mắt của tiền điện tử Libra vào tháng 1/2021. Dự kiến, đây sẽ là một cơn chấn động mới dẫn đến cuộc cách mạng tiền tệ kỹ thuật số toàn cầu sau khi đồng tiền điện tử Bitcoin đạt mức cao kỷ lục 23.000 USD vào tuần trước.
Những "gã khổng lồ"
Việc kinh tế phát triển theo hình chữ K vào năm 2020, cái gọi là "5 cổ phiếu răng khôn" hình thành nhóm FAANG, gồm Facebook, Apple, Amazon, Netflix và Google sẽ trở thành gã khổng lồ lũng đoạn nền kinh tế toàn cầu.
Từ năm 2021, các nền kinh tế lớn như châu Âu, Mỹ, Ấn Độ, thậm chí là Trung Quốc sẽ tiến hành điều tra chống độc quyền đối với những gã khổng lồ công nghệ.
Chẳng hạn như châu Âu soạn thảo luật kỹ thuật số, Bộ Tư pháp Mỹ sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc điều tra chống độc quyền và chống "bành trướng" đối với Google, Amazon và Facebook.
Tin liên quan |
Ant Group: Hy vọng của Trung Quốc và nỗi lo 'canh cánh' lọt vào tầm ngắm của Mỹ |
Đối với Trung Quốc, ai cũng biết việc nước này thẳng tay ngăn chặn tập đoàn Ant Group của tỷ phú Jack Ma niêm yết trên sàn chứng khoán và như bài bình luận trên tờ Nhân dân Nhật báo ngày 24/12 việc lập án điều tra với Ant Group là nhằm "Tăng cường chống độc quyền để phát triển tốt hơn".
Ngoài ra, các cuộc đàm phán về thuế kỹ thuật số quốc tế do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) khởi xướng vào năm 2021 dự kiến sẽ tạo nền tảng tốt đẹp hơn cho hệ thống thuế kỹ thuật số toàn cầu thống nhất.
Cuối cùng, dựa trên những phân tích, báo trên cho rằng hoàn toàn có thể kỳ vọng vào thị trường toàn cầu trong năm 2021, đặc biệt là trong trường hợp vaccine phòng chống Covid-19 có thể giúp kinh tế hồi phục hiệu quả. Khi đó, những người yếu thế hôm nay có thể trở thành kẻ mạnh trong tương lai.
| Dự báo kinh tế thế giới năm 2021: Le lói nhiều hy vọng; 'Vết thương' sẽ sớm được hàn gắn TGVN. Thiên tai, dịch bệnh, thảm họa, xung đột, bạo động bao trùm nhiều nhiều nơi và biến 2020 trở thành một năm không thể ... |
| Dự báo kinh tế thế giới năm 2021: Phục hồi không đồng đều và 'dòng thủy triều' đổ về các thị trường mới nổi TGVN. Nhận định về sự phục hồi kinh tế thế giới năm 2021, nhiều chuyên gia cho rằng, 'dòng thủy triều' đang hướng sang các ... |
| Kết quả bầu cử Mỹ 2020 tác động thế nào đến thị trường tài chính, chứng khoán và năng lượng? TGVN. Trang info.cz mới đây đăng bài viết của tác giả Vojtech Kristen trích dẫn nhận định của 4 nhà kinh tế học Štěpán Hájek, ... |