Tác phẩm mang tên "Out the Box" của Falko One. |
Xuất hiện lần đầu trên các đường phố của New York vào những năm 1970, graffiti đã tìm đường tới châu Phi vào thập niên 80. Tại đây, loại hình nghệ thuật này được đón nhận với một cộng đồng sôi động cùng với các nghệ sĩ giàu nhiệt huyết. Tuy nhiên, họ không nhận được sự chú ý của nhiều phương tiện truyền thông hoặc có nhiều cơ hội trở thanh đại diện của các liên hoan quốc tế như nghệ sĩ đến từ châu Âu hay Bắc Mỹ.
Falko One - người mở đường
Năm 1988, Falko One bắt đầu tham gia vào nhóm hoạt động văn hóa tại một trong những câu lạc bộ duy nhất mà người da màu có thể đi dự tiệc ở Cape Town (Nam Phi). Ở đó, anh được giới thiệu với thế giới của hip hop và grafitti. Đến hôm nay, Falko One được ghi nhận cùng với sự phát triển vượt bậc của nghệ thuật graffiti ở nước mình. Falko đã giúp thúc đẩy một mạng lưới giữa những nghệ sĩ trẻ và nghệ sĩ kỳ cựu của Nam Phi tại châu Âu để họ có thể học hỏi lẫn nhau. Năm 1996, anh bắt đầu khởi xướng cuộc thi Graffiti đầu tiên ở Nam Phi gọi là Battle With Vapours và được tổ chức trong nhiều năm.
Tác phẩm của anh được trang trí ở khắp Cape Flats, vùng nông thôn, các thị trấn và nhiều thành phố trên khắp thế giới. Nghệ thuật của anh được mô tả bằng sự tưởng tượng và sự thơ mộng. Anh nói rằng: “Đó là một cách giải thích về thế giới xung quanh.. Sáng tác của tôi ảnh hưởng từ sự tổng hợp về quan điểm chính trị và xã hội. Tuy nhiên, tôi không ép buộc quan điểm của tôi cho mọi người. Tôi làm nghệ thuật nên đặt thẩm mỹ thị giác lên trước tiên, rồi sau đó tôi sẽ đưa vào đó một thông điệp nhỏ và thay đổi từ vùng này sang vùng khác".
Falko đã từng học nghiên cứu thiết kế đồ họa nhưng đã phải bỏ giữa chừng. Sau đó anh gặp King Jamo - một trong những nghệ sĩ hip-hop đến câu lạc bộ The Base. Kinga Jamo đưa cho ông xem lá cờ phi hành đoàn của mình với từ Zulu viết bằng graffiti. King Jamo nói với Falko rằng, họ đang tìm kiếm cho các nghệ sĩ trẻ Graffiti để gia nhập nhóm của mình. Kể từ đó, Falko đã gắn bó với môn nghệ thuật này. "Tôi có một cá tính khá bảo thủ. Một khi đã đón nhận điều gì, thì nó sẽ tất cả những gì những gì tôi có thể nghĩ", anh tâm sự.
Wisetwo - nghệ thuật vì trẻ em
Tại thành phố nhộn nhịp Nairobi của Kenya, nghệ sĩ Wisetwo đã gắn bó với loại hình nghệ thuật đường phố này hơn một thập kỷ qua. Từ thời thơ ấu, anh đã có sự quan tâm đặc biệt đến nghệ thuật, vì tin rằng tất cả trẻ em đều yêu thích đó. Thế rồi, Wisetwo tự hỏi "Liệu có phải những đứa trẻ chỉ thực sự quan tâm đến bức tranh?" và mọi người xung quanh đã cho anh câu trả lời rằng “khoa học và việc kinh doanh quan trọng hơn so với nghệ thuật".
Tác phẩm "Resilience of the soul" tại Rochester, New York 2013 của Wisetwo |
Mặc dù câu trả lời trên chưa thuyết phục nhưng Wisetwo vẫn quyết định tạm dừng cọ vẽ và bình xịt để theo học ngành quan hệ quốc tế như một kế hoạch dự phòng. Tuy nhiên, grafitti vẫn là niềm đam mê và nó đưa anh đi khắp nơi trên thế giới từ Canada tới Yemen. "Cố gắng để hợp nhất chính trị và nghệ thuật không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Thế giới này có quá nhiều vấn đề. Sửa chữa chúng không phải là việc của tôi. Tôi chỉ vẽ để giúp nó trông đẹp đẽ hơn”, anh tâm sự.
Năm ngoái, Wisetwo có triển lãm cá nhân đầu tiên của mình ở Paris. Anh trưng bày những bức tranh về mặt nạ châu Phi ảnh hưởng của các nền văn minh cổ đại như người Maya, Aztec và Lưỡng Hà và chữ tượng hình Ai Cập. "Nếu bạn nhìn vào nghệ thuật đường phố và Graffiti, bạn tìm thấy rất nhiều ảnh hưởng của Mỹ và châu Âu. Tôi lớn lên ở một lục địa khác, không có nghĩa là tôi nên áp dụng nền văn hóa Mỹ hay châu Âu vào bức tranh của mình. Vì vậy, tôi chỉ quyết định đặt nó đúng với nguồn gốc và nơi tôi đến. Tôi thực sự quan tam đến nền văn hóa cổ đại và đây là cách tốt nhất mà tôi có thể thể hiện bản thân mình”, anh nói.
Vajo - người vẽ bảo tàng
Vajo bắt đầu làm nghệ thuật đường phố tại quê hương Gabes, miền Nam Tunisia vào năm 2001. Vào mùa Hè năm 2014, anh tham gia vào một dự án nghệ thuật mang tên Djerbahood do Phòng trưng bày nghệ thuật Galerie Itinerrance tại Paris tổ chức với sự tham gia của 150 nghệ sĩ đến từ 30 quốc gia. Họ đã biến ngôi làng Erriadh trên đảo Djerba, Tunisia thành một "bảo tàng ngoài trời" và tự do vẽ lên các bức tường khi họ thích.
Tác phẩm của Vajo tại ngôi làng Erriadh trên đảo Djerba, Tunisia |
Để phát triển nghệ thuật graffiti, Vajo đã tham gia một hội thảo được tài trợ bởi Đại sứ quán Mỹ tại Tunisia nhằm giúp đỡ trẻ em hiểu hơn về nghệ thuật graffiti.
Graffiti (tranh phun sơn) có nguồn gốc từ chữ “graphein” trong tiếng Hy Lạp và “graffito” trong tiếng Latinh là "hình vẽ trên tường". Tên gọi này dùng để chỉ chung cho những hình ảnh hoặc chữ viết kiểu nguệch ngoạc được vẽ bằng tay hoặc bình xịt lên những nơi có bề mặt phẳng, rộng. Đây là một loại hình nghệ thuật công cộng hay nghệ thuật đường phố có thể hình thành bằng các hình thức đơn giản trên các bức tường, tàu điện ngầm, xe ô tô, gara ô tô... Ban đầu, graffiti chỉ là những hình vẽ bằng sơn khá đơn giản. Thời gian sau, nghệ thuật này ngày càng phát triển với những tác phẩm phức tạp, kích thước lớn hơn, phong cách đa dạng hơn, nổi bật là những hình được vẽ bằng kỹ thuật 3D. |