Du lịch Đông Âu ế ẩm, đìu hiu vì xung đột Nga-Ukraine

Trang Ngô
Ngành du lịch của nhiều nước Đông Âu đang phải chịu “vạ lây” do tác động từ cuộc xung đột Nga-Ukraine khi lượng du khách sụt giảm nghiêm trọng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Du lịch Đông Âu ế ẩm, đìu hiu vì xung đột Nga-Ukraine
Thủ đô Warsaw (Ba Lan) từng là một điểm đến du lịch yêu thích của nhiều du khách giờ đây lại vắng vẻ, đìu hiu do ảnh hưởng từ cuộc xung đột. (Nguồn: Getty)

Khi Julie, một du khách người Mỹ quyết định chọn Warsaw (Ba Lan) là điểm đến sắp tới, cô đã vấp phải sự phản đối khá gay gắt từ phía người thân và bạn bè. “Mẹ tôi và một vài người bạn nói rằng, Warsaw ở khá gần Ukraine, chẳng nhẽ tôi không cảm thấy lo lắng hay sao?”, cô nói.

Tuy nhiên, Julie cho biết, cô vẫn quyết tâm lên đường vì đã trót đem lòng yêu sự cổ kính và đậm nét lịch sử của những con phố tại thủ đô Warsaw. “Thành phố có những công viên xinh xắn, thời tiết rất mùa Hè rất dễ chịu, người dân thì mến khách, thân thiện. Tôi không thấy có bất cứ mối bận tâm nào khi ghé thăm Warsaw”.

Điều đáng buồn là không phải du khách nào cũng cảm thấy an toàn và sẵn sàng để tới Ba Lan như Julie. Cuối tháng 3/2022, Thứ trưởng Bộ Thể thao và Du lịch Ba Lan, Andrzej Gut-Mostowy từng cho biết, số lượt hủy chuyến từ du khách nước ngoài đã tăng từ lên gần 40%, một tháng sau khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.

Hãng hàng không châu Âu Jet2 thậm chí đã đình chỉ các chuyến bay đến Ba Lan vào tháng Ba và chỉ bắt đầu hoạt động trở lại vào tháng Chín – quá muộn nếu du khách muốn trải nghiệm kỳ nghỉ Hè tại quốc gia này.

Và không riêng gì Ba Lan, ngành du lịch của nhiều nước Đông Âu cũng đang phải chịu “vạ lây” do tác động từ cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Tin liên quan
Du lịch Cyprus Du lịch Cyprus 'điêu đứng' vì thiếu hụt du khách Nga

Cuộc khủng hoảng trên diện rộng

Nhà điều hành tour nổi tiếng chuyên khu vực châu Âu Last Night of Freedom cho biết, không chỉ lượng đặt phòng đến Krakow (Ba Lan) đã giảm gần 60%, lượng đặt phòng đến Budapest (Hungary) cũng giảm 45% hay đến Riga (Latvia) giảm 39%.

Số liệu của Cơ quan Du lịch Hungary cho thấy, lượng khách đến quốc gia Đông Âu này đã giảm 37% trong 6 tháng đầu năm 2022, so với năm 2019. Riêng lượng du khách Mỹ giảm đến 65%.

Slovakia, quốc gia có đường biên giới với miền Tây Ukraine, từ tháng 1 đến tháng 5/2022 đã chứng kiến ​​số lượng du khách nước ngoài giảm mạnh 49% so với năm 2019, theo số liệu của cơ quan du lịch.

Một quan chức trong ngành du lịch Slovakia cho hay: “Thật khó để biết được có bao nhiêu người ngại đến Slovakia vì lo sợ đại dịch và bao nhiêu người lo lắng về cuộc xung đột ở Ukraine. Thủ đô Bratislava nằm trên biên giới với Áo, cách Vienna một giờ - và cách Kiev 16 giờ. Tuy nhiên, biên giới chung cũng đã đủ khiến nhiều người sợ hãi”.

Cuộc xung đột thậm chí còn ảnh hưởng đến các quốc gia không có chung đường biên giới với Ukraine. Bà Liina Maria Lepik, Giám đốc Cơ quan Du lịch Estonia, nói rằng một nửa trong số 350 tàu du lịch dự kiến ​​đến thăm Tallinn vào năm 2022 đã bị hủy bỏ “do hậu quả trực tiếp của cuộc xung đột”.

Ông Wojtek Mania từ Tổ chức Du lịch Poznań cho biết, tình hình trở nên rất bất ổn và không thể đoán trước được: “Thực sự đáng buồn khi cuộc khủng hoảng chính trị lại ảnh hưởng đến ngành du lịch, vốn là dịp để mọi người có thể cùng nhau quây quần”.

Dù chưa có số liệu của cả năm 2022 nhưng ông Mania tiết lộ “ảnh hưởng của cuộc xung đột rất dữ dội”. Lượng khách du lịch giảm nhanh chóng, đặc biệt là khách du lịch theo nhóm.

Theo ông Wojtek Mania, khi cuộc xung đột nổ ra, nhiều khách du lịch đến từ các quốc gia Scandinavia và Tây Ban Nha đã bắt đầu hủy đặt phòng, sau đó đến lượt Vương quốc Anh. “Các công ty lữ hành đã hủy chuyến đi với số lượng thực sự lớn”, ông Mania nói.

Du lịch Đông Âu ế ẩm, đìu hiu vì xung đột Nga-Ukraine
Romania cũng chứng kiến lượng khách du lịch giảm kỷ lục do có chung đường biên giới với Ukraine. (Nguồn: Adobe Stock)

Dorota Wojciechowska, Giám đốc Hội đồng Du lịch Ba Lan tại London, chỉ ra rằng các thành phố như Krakow, Gdansk, Wrocław, Poznań và Warsaw ... đều nằm cách xa biên giới với Ukraine hàng trăm dặm và “khoảng cách giữa Krakow và Kyiv cũng xa như khoảng cách giữa London và Madrid vậy”.

Theo ông Tom Smith, tổng giám đốc khu vực châu Âu tại Intrepid Travel, Ba Lan và Romania đã chứng kiến ​​sự sụt giảm không thể chối cãi liên quan đến cuộc xung đột.

"Khi du lịch đến Romania thời gian gần đây, nhiều người dân địa phương chia sẻ họ đã chứng kiến ​​sự sụt giảm lớn về khách du lịch, đặc biệt xung quanh khu vực đồng bằng sông Danube, gần biên giới Ukraine nhất", ông Tom Smith dẫn chứng.

Giảm giá kịch sàn

Thời điểm tháng Giêng, ông Jacek Legendziewicz – giám đốc hệ thống khách sạn thuộc Tập đoàn Jordan từng hy vọng năm 2022 du lịch sẽ khởi sắc sau 2 năm ngừng trệ bởi đại dịch. Nhưng ngay sau đó, cuộc xung đột nổ ra và hệ thống đã mất đến 80% tỷ lệ đặt phòng theo nhóm chỉ trong thời gian ngắn.

Ông Legendziewicz cho biết, ngay cả thời điểm hiện tại, khi số lượng khách du lịch đã tăng lên nhưng lượng đặt phòng cũng rất ít ỏi. Dù số lượng khách tham dự hội nghị khá ổn định nhưng lượng khách du lịch từ nước ngoài “tăng rất chậm”.

“Lượng khách nước ngoài đã giảm tới 60%, gấp hơn 3 lần so với thời điểm năm 2019”, ông Legendziewicz nói, đồng thời tiết lộ ông đang chuẩn bị cho một kế hoạch giảm giá kịch sàn với khẩu hiệu “Chưa bao giờ có và sẽ không bao giờ có thể rẻ đến như vậy”.

Những quốc gia được hưởng lợi

Điều thú vị là có hai quốc gia trong khu vực Đông Âu lại có lượng khách du lịch tăng lên, bất chấp cuộc xung đột leo thang. Moldova, giáp với Ukraine, đã có nhiều du khách nước ngoài hơn trong quý đầu tiên của năm 2022 so với trước đại dịch, từ 31.000 khách du lịch không cư trú vào năm 2019 tăng lên 36.100 vào năm 2022.

Trong khi đó, Lithuania – quốc gia giáp với đồng minh của Nga là Belarus và vùng ngoại ô Kaliningrad Oblast của Nga, cho biết vào tháng Sáu, số lượng du khách đã ở mức 88% so với năm 2019.

Những du khách này bao gồm nhiều người Ukraine tị nạn, nhưng số lượng khách du lịch từ Latvia, Anh và Mỹ đều tăng lên.

Phục hồi du lịch Đông Nam Á: Những ‘điểm sáng’ đầu tiên

Phục hồi du lịch Đông Nam Á: Những ‘điểm sáng’ đầu tiên

Sáu tháng đầu năm 2022, lượng du khách quốc tế đến một số quốc gia Đông Nam Á gia tăng mạnh mẽ. Tuy nhiên, con ...

Thái Lan: Kinh tế Chiang Mai hồi sinh nhờ hoạt động du lịch, Phuket kỳ vọng vào du khách Ấn Độ

Thái Lan: Kinh tế Chiang Mai hồi sinh nhờ hoạt động du lịch, Phuket kỳ vọng vào du khách Ấn Độ

Kể từ ngày 1/7, Thái Lan dỡ bỏ hoàn toàn các hạn chế nhập cảnh, đặc biệt, các yêu cầu về thẻ thông hành (Thailand ...

(theo CNN)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Xem nhiều

Đọc thêm

Bắt đầu hành trình phát triển đầy cơ hội và thành công của doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định

Bắt đầu hành trình phát triển đầy cơ hội và thành công của doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định

Sáng 22/11, UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị Gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định.
Dự báo thời tiết ngày mai (23/11): Bắc Bộ sáng sớm trời rét, trưa chiều nắng; Trung Bộ cục bộ có nơi mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày mai (23/11): Bắc Bộ sáng sớm trời rét, trưa chiều nắng; Trung Bộ cục bộ có nơi mưa rất to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (23/11) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam, sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại Di sản Thành ...
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Lịch cúp điện Hậu Giang hôm nay ngày 23/11/2024

Lịch cúp điện Hậu Giang hôm nay ngày 23/11/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Hậu Giang theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 23/11/2024.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp ...
Tái bản cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh' của Mông Cổ tại Việt Nam

Tái bản cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh' của Mông Cổ tại Việt Nam

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp cùng Đại sứ quán Mông Cổ tại Việt Nam tổ chức Lễ giới thiệu cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh'.
Một lễ hội của các ngôn ngữ châu Âu

Một lễ hội của các ngôn ngữ châu Âu

Ngày Ngôn ngữ châu Âu năm nay sẽ được tổ chức vào ngày 23/11 tại Goethe-Institut Hà Nội dành cho bất kỳ ai quan tâm đến châu Âu, ngôn ngữ và văn hóa.
Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội

Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội

Baoquocte.vn. Hào hoa, thanh lịch là nét văn hóa ứng xử có tính chuẩn mực của người Hà Nội xưa và nay, trở thành một thương hiệu riêng của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
18 họa sĩ không chuyên tôn vinh nét đẹp Hà Nội

18 họa sĩ không chuyên tôn vinh nét đẹp Hà Nội

Chiều tối 20/11, tại 93 Đinh Tiên Hoàng (Hoàn Kiếm, Hà Nội), Triển lãm màu nước 'Tôi vẽ Hà Nội' đã chính thức khai mạc.
Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin vào thầy cô sẽ được chuyển hóa thành sức mạnh, mang lại hy vọng và quả ngọt cho sự nghiệp 'trồng người'.
Hòa nhạc kỷ niệm 100 năm ngày mất của nhà soạn nhạc vĩ đại Gabriel Fauré

Hòa nhạc kỷ niệm 100 năm ngày mất của nhà soạn nhạc vĩ đại Gabriel Fauré

Viện Pháp Việt Nam tổ chức các buổi hòa nhạc độc tấu piano của nghệ sĩ dương cầm tài năng Olivier Moulin, trong chuyến lưu diễn tại các thành phố lớn.
Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Cách đây gần 30 năm, ngày 17/12/1994, tại Thái Lan, lần đầu tiên Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
Di sản văn hóa phi vật thể: 15 năm bảo tồn, phát huy giá trị Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Di sản văn hóa phi vật thể: 15 năm bảo tồn, phát huy giá trị Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Bắc Ninh đã không ngừng nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Dân ca Quan họ với nhiều cơ chế đặc thù.
Khám phá xác tàu đắm bí ẩn nhiều thế kỷ trong hồ lớn nhất Na Uy

Khám phá xác tàu đắm bí ẩn nhiều thế kỷ trong hồ lớn nhất Na Uy

Một xác tàu đắm được các nhà nghiên cứu Na Uy phát hiện ra tại Hồ Mjøsa của nước này, được xác định là có niên đại khoảng 7 thế kỷ trước.
Bộ sưu tập lấy cảm hứng từ các bảo vật quốc gia của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Bộ sưu tập lấy cảm hứng từ các bảo vật quốc gia của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Mang tên 'Khơi dậy tinh hoa, nối dài di sản', bộ sưu tập độc đáo đến từ thượng hiệu lụa DeSilk đã được giới thiệu tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Nghiên cứu xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'

Nghiên cứu xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã có Công văn gửi UBND tỉnh Quảng Trị về việc xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'.
Theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Trung Quốc

Theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Trung Quốc

Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức trưng bày chuyên đề 'Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc'.
Phiên bản di động