TIN LIÊN QUAN | |
Vụ nhà báo mất tích: Tổng lãnh sự Saudi Arabia ở Istanbul có thể bị thủ tiêu | |
Vụ nhà báo mất tích: Nghi can có liên quan tới Hoàng thái tử Saudi Arabia? |
Tuyên bố của EU tiếp nối những lời buộc tội trước đó từ các nước thành viên như Pháp và Đức sau khi Saudi Arabia thừa nhận nhà báo Khashoggi đã chết trong một vụ ẩu đả bên trong Lãnh sự quán Saudi Arabia tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Bà Mogherini trong tuyên bố bày tỏ rất quan ngại về những tình huống liên quan đến cái chết của nhà báo Khashoggi, trong đó có sự vi phạm Công ước Vienna năm 1963 về quan hệ lãnh sự.
Tuyên bố của EU cáo buộc sự vi phạm Điều 55 Công ước Vienna về tôn trọng luật pháp và các quy định của nước tiếp nhận, đồng thời cho biết thêm các cơ sở lãnh sự không thể được sử dụng một cách "không tương thích" với chức năng thực hiện các chức năng lãnh sự.
Biểu tình trước Lãnh sự quán Saudi Arabia ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) về vụ nhà báo Jamal Khashoggi. (Nguồn: Getty Images) |
Trong khi đó, Chính phủ New Zealand đã lên án vụ việc trên, đồng thời thông báo nước này sẽ không cử đại diện tham dự Hội nghị Sáng kiến Đầu tư Tương lai diễn ra tại thủ đô Riyadh vào tuần tới. Đây được coi là phản ứng của Wellington sau khi Saudi Arabia thừa nhận nhà báo Khashoggi đã chết bên trong Lãnh sự quán Saudi Arabia tại Istanbul.
Cũng lên tiếng lên án mạnh mẽ vụ nhà báo Khashoggi, Chính phủ Canada đã mô tả lời giải thích của Saudi Arabia là "không nhất quán và không đáng tin cậy". Trong một tuyên bố, Ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland cho hay, Ottawa kêu gọi một cuộc điều tra thấu đáo với sự tham gia của giới chức Thổ Nhĩ Kỳ trong vụ việc này, đồng thời yêu cầu những lời giải thích đầy đủ và chặt chẽ về hoàn cảnh dẫn tới cái chết của nhà báo Khashoggi. Tuyên bố cũng nhấn mạnh những người chịu trách nhiệm về vụ việc phải bị bắt giữ và phải đối mặt với công lý.
Ông Khashoggi, được biết đến là nhà báo, nhà bình luận chính trị, bị mất tích từ ngày 2/10 vừa qua sau khi ông này vào tòa lãnh sự Saudi Arabia ở Istanbul để làm thủ tục kết hôn với cô Hatice Cengiz, một phụ nữ Thổ Nhĩ Kỳ. Ông Khashoggi mang quốc tịch Saudi Arabia, sinh sống tại Mỹ và đang trong quá trình tìm cách để trở thành công dân Mỹ sau khi lưu vong từ năm 2017.
Bất chấp việc Thổ Nhĩ Kỳ thông tin cho rằng nhà báo Khashoggi đã bị sát hại ngay bên trong tòa lãnh sự, thậm chí còn tuyên bố nắm được băng ghi âm, ghi hình để chứng minh điều này, chính quyền Saudi Arabia vẫn liên tiếp bác bỏ liên quan. Tuy nhiên, sau 2 tuần phủ nhận, Saudi Arabia thừa nhận nhà báo Jamal Khashoggi đã chết trong một vụ ẩu đả tại Lãnh sự quán nước này ở Istanbul.
Vụ Nhà báo mất tích: Thổ Nhĩ Kỳ tìm thấy “bằng chứng” trong Lãnh sự quán Saudi Arabia Ngày 15/10, truyền thông Trung Đông đưa tin, các công tố viên Thổ Nhĩ Kỳ “phát hiện thấy bằng chứng” trong Lãnh sự quán Saudi ... |
Mỹ kêu gọi Saudi Arabia hỗ trợ điều tra nhà báo mất tích Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 9/10 đã kêu gọi Chính phủ Saudi Arabia hỗ trợ "một cuộc điều tra thấu đáo" vụ nhà báo ... |
Saudi Arabia triệu đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ về vụ nhà báo mất tích Bộ Ngoại giao Saudi Arabia ngày 4/10 cho biết, một quan chức cấp cao nước này đã trao đổi với Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ ... |