Đưa công tác nghiên cứu gắn liền với thực tiễn đối ngoại

Sáng ngày 17/4, tại Trụ sở Bộ, phát biểu ý kiến chỉ đạo tại tọa đàm “Kế hoạch nghiên cứu năm 2019 và định hướng công tác nghiên cứu của Bộ Ngoại giao trong thời gian tới”, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh nhấn mạnh, cần tiếp tục nâng cao chất lượng nghiên cứu và áp dụng nội dung nghiên cứu vào thực tiễn công tác đối ngoại.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
dua cong tac nghien cuu gan lien voi thuc tien doi ngoai Tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều: Vai trò và vị thế Việt Nam đã khác
dua cong tac nghien cuu gan lien voi thuc tien doi ngoai Nghiên cứu – công tác trọng yếu trong phát triển APEC

Tham gia tọa đàm còn có Thứ trưởng thường trực Bùi Thanh Sơn, các vị Trợ lý Bộ trưởng: Phạm Sao Mai, Nguyễn Văn Thảo; thành viên Hội đồng khoa học của Bộ nhiệm kỳ 2018-2019 và thủ trưởng các đơn vị trong Bộ.

Báo cáo tại tại buổi tọa đàm, PGS.TS Nguyễn Vũ Tùng, Giám đốc Học viện Ngoại giao cho biết, trong năm 2018, công tác nghiên cứu của Bộ đã hoàn thành kế hoạch đặt ra. Hiện Bộ tiếp tục hoàn thành đề tài cấp quốc gia “Đối ngoại đa phương của Việt Nam: Thực trạng, vấn đề đặt ra và giải pháp”. Bộ đã hoàn thành 28 đề tài nghiên cứu, trong đó có 21 đề tài cấp Bộ, 7 đề tài cấp Cơ sở.

dua cong tac nghien cuu gan lien voi thuc tien doi ngoai
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh nhấn mạnh, cần tiếp tục nâng cao chất lượng nghiên cứu và áp dụng nội dung nghiên cứu vào thực tiễn công tác đối ngoại. (Ảnh: Tuấn Anh)

Bộ cũng hoàn thành 28 chuyên đề, trong đó có 2 chuyên đề đặc biệt báo cáo Bộ Chính trị, 5 chuyên đề do Hội đồng Lý luận Trung ương đặt hàng, 7 chuyên đề do các Vụ/Viện đề xuất trên cơ sở Lãnh đạo Bộ đặt hàng/gợi ý và các chuyên đề phục vụ Hội nghị Ngoại giao 30.

Ngoài ra, Bộ đã tổ chức 9 cuộc Tọa đàm khoa học theo các chủ đề, xuất bản 2 cuốn Dự báo hàng năm, đã và đang tổ chức xuất bản 05 cuốn sách, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế xuất bản đều kỳ; Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ nghiên cứu: hệ thống hóa các cơ sở lưu giữ đề tài, chuyên đề; tiếp tục xây dựng hệ thống Đại sử ký điện tử...

Bộ cũng đưa nội dung, phương pháp nghiên cứu vào chương trình đào tạo và bồi dưỡng của Foset và của Vụ Tổ chức Cán bộ, công tác đào tạo nghiên cứu tại chỗ của các đơn vị; Thể chế hóa công tác nghiên cứu gắn đánh giá về năng lực và thành tích nghiên cứu trong việc quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển, phong hàm...

Đánh giá về công tác nghiên cứu của Bộ, các ý kiến phát biểu tại tọa đàm cơ bản đồng tình với báo cáo và cho rằng, công tác nghiên cứu tiếp tục gắn và phục vụ công tác của Bộ. Các đề tài nghiên cứu, các chuyên đề tổng kết và dự báo đã gắn với các vấn đề đối ngoại lớn mà Bộ phải triển khai, từ đó góp phần giảm yếu tố bị động, bất ngờ, tăng độ chính xác trong dự báo và trúng hơn trong việc đề xuất chính sách ứng phó.

Lãnh đạo Bộ tiếp tục quan tâm đến công tác nghiên cứu, nhất là đặt hàng nghiên cứu, coi trọng việc đưa tiêu chí nghiên cứu trong quá trình đánh giá cán bộ. Lãnh đạo các đơn vị cũng quan tâm hơn đến công tác nghiên cứu trong đơn vị mình. Cán bộ của Bộ, nhất là cán bộ trẻ đã quan tâm hơn đến công tác nghiên cứu thông qua việc chủ động đăng ký, tham gia thực hiện đề tài/chuyên đề, rèn luyện kỹ năng nghiên cứu, tham gia sinh hoạt khoa học, đăng ký học nghiên cứu sinh...

dua cong tac nghien cuu gan lien voi thuc tien doi ngoai
Các đại biểu tham dự buổi tọa đàm. (Ảnh: Tuấn Anh)

Phát biểu ý kiến chỉ đạo tại Tọa đàm, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh hoan nghênh và đánh giá cao những kết quả công tác nghiên cứu của Bộ thời gian qua và cho rằng công tác nghiên cứu của Bộ ngày càng bài bản, có quy trình, quy chuẩn được Bộ Khoa học và Công nghệ biểu dương.

Về nội dung, Phó Thủ tướng cho rằng, công tác nghiên cứu của Bộ đã hướng vào yêu cầu, nhu cầu của thực tiễn đòi hỏi. Trung bình mỗi năm Bộ có 25 đề tài, chưa kể các chuyên đề nghiên cứu phục vụ công tác tác chiến theo yêu cầu thực tiễn đã đáp ứng được các tiêu chí này. Lãnh đạo Bộ cũng đã có những yêu cầu rất sát và trực tiếp đặt đề tài, chuyên đề cho các Vụ, cán bộ nghiên cứu.

Phương pháp, cách tổ chức nghiên cứu của cán bộ cũng đã có bước chuẩn mực, có sự tham gia của các đơn vị liên quan. Hội đồng nghiệm thu có trực tiếp đơn vị thụ hưởng, mời các học giả, viện nghiên cứu đánh giá khách quan. Các đề tài đã ngày càng gắn liền và phục vụ trực tiếp cho hoạt động thực tiễn của Bộ. Từ đó trình độ cán bộ nghiên cứu được nâng lên.

Trong thời gian tới, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh đề nghị, công tác nghiên cứu tiếp tục trực tiếp phục vụ nhiệm vụ trọng tâm của công tác đối ngoại, đặc biệt là trong xây dựng văn kiện Đại hội XIII và định hướng Chiến lược đối ngoại Việt Nam giai đoạn 2022-2030. Cùng với đó tập trung vào các sáng kiến của Việt Nam trong ASEAN nhiệm kỳ Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN và tham gia HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2021 - 2022, cũng như các vấn đề khác như xây dựng nền ngoại giao hiện đại...

Về nội dung và phương pháp nghiên cứu, Phó Thủ tướng đề nghị nâng cao hơn nữa nội dung nghiên cứu nói chung, tiếp tục mời các chuyên gia cùng tham gia nghiên cứu đề tài để chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức… Đặc biệt là việc áp dụng các nghiên cứu này vào thực tiễn công tác, Phó Thủ tướng đề nghị phải làm tốt hơn, đặc biệt là việc báo cáo tóm tắt và những kiến nghị cần được phổ biến rộng rãi, đến trực tiếp đơn vị thụ hưởng.

Thời gian tới, Phó Thủ tướng đề nghị Học viện Ngoại giao tiếp tục tổng hợp các nghiên cứu, đề tài, chuyên đề để đưa lên mạng nội bộ của Bộ, từ đó các cán bộ ngoại giao có thể tra cứu phục vụ công tác nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn công tác.

dua cong tac nghien cuu gan lien voi thuc tien doi ngoai Thượng đỉnh Mỹ - Triều Hà Nội: Giữ “lửa” đối thoại Mỹ - Triều, nâng tầm Đối ngoại Việt Nam

Thiếu tướng, PGS. TS. Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược (Bộ Công An) tin tưởng rằng, Thượng đỉnh Mỹ - ...

dua cong tac nghien cuu gan lien voi thuc tien doi ngoai Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2: Cơ hội tốt truyền thông chính sách đối ngoại của Việt Nam

Chiều 23/2, Trung tâm báo chí quốc tế phục vụ Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 đã chính thức được khai trương ...

dua cong tac nghien cuu gan lien voi thuc tien doi ngoai Bản lĩnh Ngoại giao và Tầm nhìn Chiến lược

Nhân dịp Xuân mới Kỷ Hợi 2019, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã dành riêng ...

dua cong tac nghien cuu gan lien voi thuc tien doi ngoai Phía sau những thành công của Hội nghị Ngoại giao 30

Phát biểu tại phiên Bế mạc Hội nghị Ngoại giao 30 chiều ngày 17/8, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đánh ...

Anh Sơn

Đọc thêm

Khối Schengen chính thức kết nạp thêm 2 thành viên

Khối Schengen chính thức kết nạp thêm 2 thành viên

Romania và Bulgaria đã trở thành thành viên chính thức của khối Schengen từ ngày 1/1/2025.
Việt Nam thay đổi tâm thế, chủ động hội nhập quốc tế, đưa đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới

Việt Nam thay đổi tâm thế, chủ động hội nhập quốc tế, đưa đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới

Hợp tác quốc tế, thúc đẩy chủ nghĩa đa phương là những gì mà Việt Nam cần tập trung cho "kỷ nguyên vươn mình".
Các ngôi chùa ở Nhật Bản số hóa một phần nghi lễ đầu năm

Các ngôi chùa ở Nhật Bản số hóa một phần nghi lễ đầu năm

Nhiều ngôi chùa ở Nhật Bản đã triển khai hình thức thanh toán trực tuyến Paypay, song song với hình thức 'tung tiền xu' truyền thống.
Chương trình Táo quân 2025 sẽ vắng Nam Tào Xuân Bắc

Chương trình Táo quân 2025 sẽ vắng Nam Tào Xuân Bắc

NSND Xuân Bắc, Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho hay anh không tham gia chương trình Táo quân 2025.
Báo Singapore: Cam kết của Việt Nam về chuyển đổi kỹ thuật số trong ngành du lịch đóng vai trò hình mẫu cho các thị trường mới nổi khác

Báo Singapore: Cam kết của Việt Nam về chuyển đổi kỹ thuật số trong ngành du lịch đóng vai trò hình mẫu cho các thị trường mới nổi khác

Việt Nam đã áp dụng các sáng kiến chuyển đổi số trong ngành du lịch nhờ sự hỗ trợ tích cực của Chính phủ và các bên liên quan.
Hàng loạt chính sách mới có hiệu lực từ tháng 1/2025

Hàng loạt chính sách mới có hiệu lực từ tháng 1/2025

Tăng mức phạt lỗi vi phạm giao thông; chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức… là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 1/2025.
Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Những thay đổi trong chính sách của Ấn Độ trong thời gian gần đây cho thấy New Dehli ngày càng quan tâm tới hướng Tây như vùng Vịnh.
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước láng giềng trong khu vực là chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh các nước Bắc Âu và Baltic...
Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Cả Nga và Ukraine đều 'tung chiêu' sử dụng các vũ khí tối tân, hiện đại - những bước đi 'rắn' trên thực địa.
Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Chính sách đối ngoại hiện đang là một chủ đề nóng tại Ấn Độ, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ truyền thông, giới học thuật và toàn xã hội.
Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Trước mớ rối ren như hiện nay, Syria có thể đi chệch hướng theo nhiều cách và nhân tố có thể 'nắn chỉnh' đúng hướng chính là Mỹ.
Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Sau khi Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Công ước LHQ về Tội phạm mạng (Công ước Hà Nội), nhiều quan chức LHQ đã lên tiếng đề cao văn kiện này.
Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine từng dẫn đầu thế giới trong ngành chế tạo tên lửa, và nước này đang có những tính toán thận trọng để lấy lại phong độ.
Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Năm 2025 sẽ là một năm đầy khó khăn với cả Ukraine và Nga trước nhiều yếu tố bất định.
Phiên bản di động