Đưa ĐH Việt Đức trở thành trung tâm nghiên cứu của Đức tại Việt Nam

Sáng 23/6, trong chuyến công tác tại tỉnh Bình Dương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới thăm, làm việc với Đại học Việt-Đức. Thủ tướng đưa ra một thông điệp cũng là bài toán đối với Đại học Việt Đức là đưa trường trở thành trung tâm nghiên cứu của nước Đức tại Việt Nam và ASEAN.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tin nhap 20170622125720 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với Thủ tướng Campuchia Hun Sen
tin nhap 20170622125720 Quan hệ tốt đẹp, bền vững Việt Nam-Campuchia mãi mãi như dòng Mekong nối liền hai nước

Đây là trường đại học công lập đầu tiên thuộc dự án xây dựng đại học mô hình mới. Trường được thành lập năm 2008 trên cơ sở hợp tác với một quốc gia đối tác nước ngoài, là bước triển khai cụ thể Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020 và Quyết định 145/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng về chủ trương và những định hướng lớn xây dựng trường đại học đẳng cấp quốc tế của Việt Nam..

tin nhap 20170622125720
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc với Đại học Việt-Đức.

Được thành lập trên cơ sở hợp tác quốc tế giữa Việt Nam và CHLB Đức, bên cạnh sự hỗ trợ về tài chính của hai Chính phủ, Đại học Việt Đức nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ về học thuật của hiệp hội gồm hơn 30 trường đại học đối tác Đức.

tin nhap 20170622125720

Biểu dương sự tiến bộ vượt bậc của trường trong 9 năm qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ ấn tượng về số bài báo, công trình khoa học được công bố của trường, tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm, cơ sở phòng thí nghiệm. Đặc biệt, trường đã tạo được niềm tin xã hội đối với chất lượng đào tạo đại học.

Nhìn nhận đây là 'ngọn hải đăng' trong mối quan hệ hai nước, Thủ tướng mong muốn Đại học Việt Đức là biểu tượng, là cầu nối cho mối quan hệ hợp tác giữa hai nền kinh tế và là cầu nối hữu nghị giữa người dân, thế hệ sinh viên hai nước Việt Nam-Đức, gắn kết nền giáo dục uyên bác, nền kỹ nghệ bậc cao, nền kinh tế giàu mạnh bậc nhất của nước Đức, chuyển tải cho được nền kỹ thuật cơ khí tinh xảo và tân tiến của nước Đức vào công cuộc cải cách giáo dục và phát triển kinh tế của Việt Nam.

“Phòng thí nghiệm ở trường đa ngành thế này chủ yếu là cơ khí chính xác, hay nói cách khác là ngành nghề trường đào tạo thì Việt Nam đang rất cần hiện nay”, Thủ tướng nói. “Việt Nam mong muốn phát triển ngành công nghiệp cơ khí, ngành ô tô nhưng không phải lắp ráp mà là chế tạo thiết bị, cơ khí ô tô…”, Thủ tướng nhấn mạnh. Vì vậy, Việt Nam mong muốn Đại học Việt Đức sẽ đào tạo tại Việt Nam và cho Việt Nam những kỹ sư, những nhà kỹ thuật xuất sắc để có thể tự làm chủ được nền công nghiệp cơ khí của mình.

Trường cần tham gia một cách chủ động và tích cực vào mục tiêu cải thiện chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam, trong đó ưu tiên các lĩnh vực mà Việt Nam định hướng phát triển và trường có lợi thế như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, điện, cơ khí, phát triển đô thị…

tin nhap 20170622125720
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm hỏi cán bộ Đại học Việt Đức.

Thủ tướng cũng mong muốn Đại học Việt Đức sớm trở thành mô hình trường đại học chuẩn mực, theo định hướng nghiên cứu của Việt Nam và xu thế phát triển của thế giới.

Đại học Việt Đức phải lấy kết quả nghiên cứu làm thước đo cho thành quả và danh tiếng của trường, chia sẻ những giá trị nghiên cứu đó với Việt Nam và thế giới, vì lợi ích cộng đồng. Bên cạnh đó, thông qua các nghiên cứu của mình, cùng tham gia giải quyết các vấn đề phát triển ở Việt Nam. Những nghiên cứu này phải đi vào thực chất, có chất lượng, có khả năng áp dụng vào thực tiễn, tạo ảnh hưởng, làm tăng uy tín, cải thiện năng lực và thành tích nghiên cứu của nền khoa học Việt Nam.

Vui mừng về số bài báo của Đại học Việt Đức được đăng trên các tạp chí khoa học nổi tiếng gần đây, Thủ tướng đưa ra một thông điệp cũng là bài toán đối với Đại học Việt Đức là đưa trường trở thành trung tâm nghiên cứu của nước Đức tại Việt Nam và ASEAN, phục vụ cộng đồng doanh nghiệp hai nước, đáp ứng nhu cầu phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra sâu sắc tại Việt Nam.

“Các vị hãy xếp hạng tiên tiến của khu vực và thế giới”

Cho rằng Đại học Việt Đức cần xem lại mục tiêu mà trường đặt ra là trở thành một trong những trường đại học hàng đầu tại Việt Nam, Thủ tướng nhìn nhận mục tiêu này còn khá khiêm tốn và đề nghị “các vị hãy xếp hạng tiên tiến về chất lượng đào tạo, về nghiên cứu ứng dụng của khu vực và thế giới”.

tin nhap 20170622125720
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham quan Phòng Lab của Đại học Việt Đức.

Trường cần chuẩn bị các điều kiện, nền tảng để đi tiên phong và hiện diện trong các bảng xếp hạng đó. Đây là yêu cầu rất lớn, rất cao đối với trường nhưng Thủ tướng tin tưởng với cách làm và bước đi ban đầu này, cùng sự hỗ trợ của hai Chính phủ, nhất định trường sẽ đạt được.

Đại học Việt Đức cần đồng lòng, gắn kết toàn thể đội ngũ cùng hướng đến mục tiêu này, đặc biệt những giá trị làm nên nước Đức, những tinh hoa và tri thức khoa học đồ sộ của thế giới nói chung và nước Đức nói riêng sẽ đến Việt Nam, chia sẻ những tinh hoa của Việt Nam với thế giới thông qua Đại học Việt Đức. “Hải đăng chính là như thế”, Thủ tướng nói.

Tại cuộc làm việc, Trường nêu một số kiến nghị với Thủ tướng như thúc đẩy để sớm ký kết Hiệp định Chính phủ giữa Việt Nam và CHLB Đức về dự án Đại học Việt Đức, chỉ đạo sớm ban hành cơ chế tài chính đặc thù mới thay thế Quyết định 303…

Thủ tướng nhất trí việc sẽ làm việc với phía Đức để có một hiệp định Chính phủ làm cơ sở pháp lý quan trọng, lâu dài để phát triển Đại học Việt Đức.

Về cơ chế tài chính đặc thù, Thủ tướng nhấn mạnh tầm quan trọng của tự chủ đại học và giao Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm trình một cơ chế, tạo điều kiện tốt nhất cho Đại học Việt Đức phát triển.

* Nhân dịp về thăm và làm việc tại Bình Dương, sáng cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới dâng hương tại Bia tưởng niệm suối Mạch Máng - phường Tân Bình, thị xã Dĩ An – địa danh lịch sử nơi diễn ra trận đánh suối Mạch Máng - còn gọi là Suối Sọ, cách đây 49 năm.

Vào ngày 4/5/1968, tại đây đã diễn ra trận chống càn vô cùng dũng cảm, kiên cường của bộ đội chủ lực cùng bộ đội địa phương và cán bộ dân quân, du kích 2 xã Tân Hiệp và Bình Trị. Hơn 1 ngày đêm bám trụ chiến đấu kiên cường, lực lượng chủ lực và nhân dân ta đã đánh trả hàng chục đợt tấn công ác liệt của địch.

Hiện nay, tại Bia suối Mạch Máng  ghi danh 165 liệt sĩ hy sinh trong trận đánh năm ấy.

tin nhap 20170622125720
Thủ tướng ân cần hỏi thăm sức khỏe cụ Lê Thị Não.

* Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã tới thăm hỏi, tặng quà cụ bà Lê Thị Não, 95 tuổi, cựu chiến binh bị địch bắt, tù đày hiện đang sinh sống tại xã Tân Bình, huyện Dĩ An.

tin nhap 20170622125720
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry

Chiều 20/6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ, ông John Kerry, đang có chuyến thăm ...

tin nhap 20170622125720
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Chủ tịch Thượng viện Haiti

Sáng 20/6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Chủ tịch Thượng viện Cộng hòa Haiti Youri Latortue đang thăm chính ...

tin nhap 20170622125720
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc

Chiều 18/6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Thượng tướng Phạm Trường Long, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ ...

PV

Xem nhiều

Đọc thêm

'Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình'

'Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình'

Người thầy phải trở nên tự tin, tự chủ và tự cập nhật bản thân, để AI chỉ là một trợ lý thông thái...
Kết quả bóng đá hôm nay 22/11 (mới nhất)

Kết quả bóng đá hôm nay 22/11 (mới nhất)

Xem kết quả bóng đá đêm qua và hôm nay 22/11, Cup C1, Ngoại hạng Anh, La Liga, Serie A, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức, Italy... đều được cập ...
Diễn viên Midu nền nã, thanh lịch trong tà áo dài

Diễn viên Midu nền nã, thanh lịch trong tà áo dài

Diễn viên Midu, Hoa hậu Đỗ Thị Hà xinh đẹp, ngọt ngào trong tà áo dài, người đẹp Lý Nhã Kỳ ngày càng gợi cảm.
Đại sứ Đỗ Hoàng Long chỉ ra 5 ý nghĩa lớn từ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Đại sứ Đỗ Hoàng Long chỉ ra 5 ý nghĩa lớn từ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Theo Đại sứ Đỗ Hoàng Long, chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev diễn ra khi Việt Nam-Bulgaria có nhiều bước phát triển quan trọng
Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Ukraine kêu gọi cộng đồng quốc tế đưa ra những kết luận đúng đắn và chấm dứt xung đột ở giữa nước này và Nga trong gần 3 năm qua.
Gặp gỡ hữu nghị kỷ niệm 70 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Mông Cổ

Gặp gỡ hữu nghị kỷ niệm 70 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Mông Cổ

Quan hệ giao lưu nhân dân Việt Nam-Mông Cổ đã phát triển qua nhiều thập kỷ, trở thành nền tảng vững chắc cho tình hữu nghị giữa hai nước.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động