Australia là một trong những nước bên ngoài NATO có đóng góp lớn nhất vào viện trợ của phương Tây cho Ukraine. (Nguồn: AP) |
Trong bức thư gửi người đồng cấp Thuỵ Sỹ Viola Amherd, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht kêu gọi Bern nhanh chóng cấp giấy phép xuất khẩu cho loại đạn 35 mm được sản xuất ở nước này.
Bà Lambrecht nhấn mạnh các pháo tự hành phòng không Gepard ở Ukraine chủ yếu được sử dụng để bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng, trong đó có các cảng biển ở phía Nam Ukraine, nơi rất quan trọng cho việc xuất khẩu ngũ cốc của nước này.
Cho đến nay, Thụy Sỹ đã từ chối cấp các giấy phép cần thiết cho việc xuất khẩu đạn pháo Gepard do công ty Oerlikon-Bührle ở Zürich sản xuất.
Quy tắc cơ bản được nêu ra là Thuỵ Sỹ không cung cấp bất kỳ vũ khí nào tới các khu vực khủng hoảng. Ngoài ra, Thụy Sỹ luôn muốn giữ thái độ trung lập trong các cuộc xung đột quốc tế. Giống như Israel, Thụy Sỹ cho đến nay vẫn bác bỏ bất kỳ sự hỗ trợ nào dành cho Ukraine.
Đức đã cung cấp cho Ukraine một lô đạn ban đầu chứa khoảng 60.000 viên đạn. Tuy nhiên, theo lá thư của bà Lambrecht, Kiev đang thông báo tình trạng thiếu đạn dược khẩn cấp do Gepard được dùng để chống các máy bay không người lái và tên lửa hành trình của Nga.
Một lá thư từ Bộ Quốc phòng Ukraine cảnh báo việc xuất khẩu ngũ cốc từ các cảng Biển Đen chỉ có thể được đảm bảo nếu nước này có thêm đạn dược.
Trong một diễn biến liên quan ngày 27/10, Australia thông báo sẽ triển khai 70 binh sĩ đến Anh để giúp huấn luyện các quân nhân Ukraine, đồng thời viện trợ thêm 30 xe bọc thép Bushmaster nhằm tăng cường khả năng của Kiev đối phó với cuộc tấn công của Nga.
Phát biểu trên kênh truyền hình ABC, Bộ trưởng Quốc phòng Australia Richard Marles tuyên bố: “Chúng tôi giờ đây đánh giá cuộc xung đột sẽ kéo dài. Chúng tôi ghi nhận rằng hiện Ukraine cần được hỗ trợ về lâu dài nếu chúng ta muốn tạo cho họ vị thế có thể tự giải quyết xung đột theo cách của mình”.
Ông Marles lưu ý rằng các binh sĩ Australia tham gia chương trình huấn luyện quân sự quốc tế do Anh dẫn đầu nhưng sẽ không đi vào vùng chiến sự tại Ukraine.
Australia là một trong những nước bên ngoài Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) có đóng góp lớn nhất vào viện trợ của phương Tây cho Ukraine. Tính cả gói vừa công bố, viện trợ quân sự của Australia cho Kiev đã lên đến 655 triệu AUD (425 triệu USD) kể từ khi xung đột bắt đầu cuối tháng Hai.
| Nhiếp ảnh gia Nick Út 'tiếp lửa' cho phóng viên, sinh viên truyền thông đối ngoại Ngày 26/10, Báo Thế giới & Việt Nam đã phối hợp với Học viện Ngoại giao tổ chức chương trình “Trò chuyện cùng nhà báo, ... |
| Việt Nam-Trung Quốc: Duy trì đà phát triển ổn định và tích cực Trong những năm qua, quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc duy trì xu thế phát triển ổn định ... |
| Nga cấm nhập cảnh đại diện EU cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự cho Ukraine Ngày 25/10, Bộ Ngoại giao Nga cho biết, nước này đã đưa thêm nhiều quan chức Liên minh châu Âu (EU) vào danh sách cấm ... |
| Xung đột Nga-Ukraine: Tổng thống Zelensky kêu gọi hỗ trợ phòng không; cầu ở Kherson bị tấn công, Kiev-Moscow thông tin trái chiều Trong cuộc thảo luận với 3 thành viên Quốc hội Mỹ ngày 21/10, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky kêu gọi nước ngoài giúp tăng cường ... |
| Nghị sĩ Mỹ: Ukraine rất quan trọng, nhưng không phải là vấn đề duy nhất; viện trợ cho Kiev sẽ giảm, nếu... Lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Punchbowl News ngày 18/10 rằng, nếu ... |