Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (phải) gặp người đồng cấp Đức Annalena Baerbock tại Bắc Kinh ngày 2/12. (Nguồn: Bộ Ngoại giao Trung Quốc) |
Theo Global Times, phát biểu tại đối thoại, ông Vương Nghị cho biết, Trung Quốc đã duy trì chính sách ổn định và nhất quán đối với Đức và luôn coi Berlin là đối tác hợp tác quan trọng kể từ khi 2 nước thiết lập quan hệ ngoại giao cách đây 52 năm.
Tin liên quan |
Trung Quốc tung gói kích thích khủng kéo tiêu dùng, nước Đức chưa thể 'thở phào' |
Ngoại trưởng Vương Nghị nhấn mạnh: "Có những khác biệt và bất đồng giữa Trung Quốc và Đức, nhưng những khác biệt không nên là rào cản cho sự hợp tác và những bất đồng không nên là lý do để đối đầu".
Người đứng đầu ngành ngoại giao Trung Quốc kêu gọi, với tư cách là nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba thế giới, Trung Quốc và Đức cần phải cải thiện quan hệ "như những cường quốc trong tình hình quốc tế đầy biến động".
Theo đó, hai nước nên tôn trọng đối thoại và hợp tác, cùng nhau đối phó với các rủi ro bên ngoài cũng như ứng phó với các thách thức toàn cầu.
Để duy trì sự phát triển vững chắc của mối quan hệ song phương, trước hết, hai nước cần đánh giá một cách thận trọng sự hiểu biết chiến lược.
Ông Vương Nghị cho biết thêm, mối quan hệ Trung-Đức không nhắm tới cũng như không chịu ảnh hưởng bởi bất kỳ bên thứ ba nào.
Về phần mình, đề cập các lĩnh vực lớn mà hai nước có thể hợp tác, bà Baerbock cho biết, Berlin rất coi trọng các mối quan hệ với Bắc Kinh.
Theo bà, trước một thế giới đang biến động, việc duy trì đối thoại thẳng thắn và tăng cường liên lạc chiến lược với Trung Quốc có ý nghĩa to lớn, có lợi cho việc duy trì hướng đi đúng trong phát triển quan hệ song phương và đóng góp cho hòa bình cũng như sự ổn định của thế giới.
Trong khi đó, theo hãng thông tấn AFP, trong cuộc gặp, Ngoại trưởng Đức đã cảnh báo người đồng cấp Trung Quốc rằng, việc Bắc Kinh "ủng hộ ngày càng tăng đối với chiến dịch quân sự của Nga chống lại Ukraine có tác động đến quan hệ của chúng ta" và "ảnh hưởng đến các lợi ích an ninh cốt lõi của Đức và châu Âu".
Trung Quốc tự nhận là bên trung lập trong xung đột ở Ukraine và tuyên bố không viện trợ vũ khí sát thương cho bất kỳ bên nào, không như Mỹ và các nước phương Tây khác.
| Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình? Trong chiến tranh hiện đại, vũ khí hạt nhân đặc biệt nổi bật, không chỉ vì sức mạnh hủy diệt tuyệt đối mà còn vì ... |
| Tin thế giới 2/12: Tổng thống Ukraine cay đắng, Nga có quyết định quan trọng ở Syria, lựa chọn khác thường của Thủ tướng Nepal Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế trong 24h qua. |
| Tổng thống Biden 'chơi tất tay', Mỹ chuẩn bị gửi Ukraine gói vũ khí mới trị giá 725 triệu USD, dự báo nhiều vũ khí tầm xa hơn? Hãng tin AP ngày 2/12 dẫn các nguồn tin cho biết, Mỹ đang chuẩn bị gửi viện trợ quân sự trị giá 725 triệu USD ... |
| NATO và Tổng thống Mỹ Biden nỗ lực 'trải đường' cho Ukraine đến hòa đàm, nhắc nhở ông Trump Ngày 2/12, tân Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte coi việc chuyển giao cả vũ khí phòng ... |
| Iran gửi thông điệp về đàm phán hạt nhân tới Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump Iran sẵn sàng đối thoại theo nguyên tắc cùng có lợi với Mỹ về thỏa thuận hạt nhân nếu Tổng thống đắc cử Donald Trump ... |