📞

Đừng chết vì quá kích động!

10:19 | 01/10/2017
Thời gian gần đây, cơn sốt phim kinh dị “It” của Stephen King đang làm mưa làm gió tại các rạp chiếu phim tại địa phương và trên thế giới, nhưng nhiều người cho rằng họ không cảm thấy phim đáng sợ như họ nghĩ...

Trên thực tế, có nhiều những thứ làm người ta có cảm giác“sợ đến chết”. Câu hỏi đặt ra ở đây là: “Người ta có thể chết vì quá sợ hãi hay không?”

Theo bà Suzanne Steinbaum, Giám đốc Chương trình Sức khoẻ Phụ nữ ở Bệnh viện Lenox Hill, New York cho biết: “Chính xác là khi con người rơi vào bất kỳ trạng thái cảm xúc tăng cao nào đó, dù đó là nỗi sợ hãi hay điều gì khác cũng có khả năng khiến họ tử vong”.

Tại Mỹ ghi nhận ngày càng nhiều trường hợp tử vong do trụy tim khi họ đang theo dõi các trận tranh chức vô địch Bóng bầu dục Super Bowl. Mặc dù tỷ lệ tử vong chưa được thống kê chính xác nhưng các bác sỹ quan ngại rằng đây là thực trạng đáng báo động trong ngành y tế. 

Cảm xúc tăng cao là một trong những nguyên nhân gây tử vong cho người mắc bệnh tim. (Nguồn: The Atlantic)

Bà Steinbaum cho biết thêm: “Mặc dù trên hồ sơ bệnh án của các nạn nhân trên được ghi chú là tử vong do đau tim hoặc đột quỵ, nhưng nguyên nhân chính là do cảm xúc quá cao trào. Vậy nên bà thường xếp những nạn nhân này vào một nhóm gọi chung  “tử vong do quá kích động – hay nói cách khác là cảm xúc tăng cao (do sợ hãi, căng thẳng, lo lắng, hoặc quá phấn khích).

Đi tìm câu trả lời

Bộ não của con người đã phát triển để thích ứng với các kích thích sợ hãi từ nhẹ đến trung bình. Trường hợp trải qua nỗi sợ hãi khác thường, hoặc cảm xúc mãnh liệt nào khác, lúc đó cơ thể chúng ta mới trở nên “kém thích ứng” hơn để điều tiết hợp lý.

Bà Humaira Siddiqi, Trưởng khoa Tâm thần tại Kaiser Permanente, Bắc Virginia, chia sẻ: “Khi chúng ta bắt đầu cảm thấy sợ hãi, hoặc cảm xúc nào khác, bắt đầu hạch amygdala nằm trong não bộ hoạt động. Tùy theo mức độ cảm xúc, thông tin sau đó được chuyển tiếp đến vùng hippocampus, nằm ngay phía trên amygdala. Sau đó Hippocampus tiếp nhận thông tin cảm xúc đó và xử lý theo làm 2 trường hợp, phụ thuộc các ngữ cảnh nhất định. Ví dụ, khi ta gặp một con vật nào đó, một là “không có gì phải sợ, hoặc một con gì đó gớm ghiếc nhưng không con nào cắn chúng ta cả. Chỉ khi nào chúng ta các tình huống xấu, quá sợ, khi đó mới xảy phản ứng đột ngột".

Bà Siddiqi lý giải: “Khi chúng ta quá sợ hãi, nỗi sợ đó có thể bỏ qua vùng Hippocampus và đi thẳng lên não và khi đó não chúng ta sẽ không thể xử lý kịp”.

Con người có thể tử vong do quá phấn sợ hãy hoặc quá hạnh phúc. (Nguồn: The Atlantic)

Khi con người quá sợ hãi, cơ thể sẽ tiết ra một lượng lớn các hormone như epinephrine, norepinephrine và cortisol, có thể dẫn tới nhịp tim bất thường, tăng huyết áp, đột quỵ hoặc đau tim và có thể gây tử vong (mặc dù ít khi xảy ra).

Nỗi sợ đồng hành với sự tiến hóa

Theo bà Siddiqi, trong trường hợp chúng ta quá sợ hãi, ta có thể “ghi đè” lên hay nói cách khác là thay thế nỗi sợ đó bằng việc hít thở sâu và đều đặn.

Bà cho biết: “Người ta vẫn khuyên là nên hít thở khi sợ hãi nghe có vẻ ngớ ngẩn nhưng thật ra nó lại hiệu quả, việc hít thở làm tim chúng ta đập chậm lại. Chúng ta đang cố gắng giảm nhẹ phản ứng của cơ thể với nỗi sợ đó, khi hít thở, cơ thể chúng ta sẽ được thả lỏng và sau đó ta có thể thư giãn được và kiểm soát cảm xúc dễ dàng hơn. Nếu con người có thể chết vì sợ thì con người đâu thể tiến hóa cùng chúng".

Bad cho rằng: “Chết vì sợ hãi (hay bất kỳ cảm xúc cao trào nào) rất khó xảy ra, mặc dù nguy cơ càng lên cao khi tuổi càng cao kèm theo đó có thể là bệnh tim chưa được phát hiện. Nhưng nỗi sợ không phải kẻ thù của chúng ta, mà là bạn đồng hành.

Con người có lúc sợ hãi, lo lắng, nóng ruột, phiền muộn hay chán nản là điều tốt, vì nó giúp ta nhận ra là đang có chuyện không hay xảy ra. Nỗi sợ giúp con người tồn tại nhiều hơn là nó hại chúng ta.

Ta có thể thấy, ở những khu trò chơi cảm giác mạnh như tàu lượn siêu tốc có để bảng cảnh báo với những người chơi có bệnh tim là có lý do, cũng như việc họ không thể nhìn chúng bay lượn hoặc không bao giờ có thể chơi trò đó mặc dù đã được cam đoan là cực kỳ an toàn. Suy cho cùng, chúng ta nên nhận thức và tôn trọng những giới hạn của người khác.

(theo The Atlantic)