Dùng 'đòn độc' với Nga, tấn công đối thủ bằng chiến tranh thương mại, phương Tây đang dựng lên một NATO kinh tế?

Minh Anh
Đối mặt với những thách thức do Trung Quốc và Nga đặt ra - hai nước đang tìm cách thay đổi trật tự hiện có và thách thức lợi ích của phương Tây, G7 đã áp dụng một chiến lược mới: trở thành một "NATO kinh tế" gắn an ninh kinh tế với an ninh quân sự, dùng "đòn độc" hạn chế thương mại và đầu tư với các quốc gia không phải là đồng minh.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
aaaa
Dùng 'đòn độc' và tấn công Nga bằng cuộc chiến thương mại, một NATO kinh tế đang hình thành? (Nguồn: brookings.edu)

G7, một nhóm không chính thức gồm 7 quốc gia phương Tây giàu có, đang đấu tranh để duy trì sự liên quan và ảnh hưởng của họ trong trật tự thế giới đang thay đổi.

Chiến lược này phản ánh nỗ lực của Mỹ nhằm khôi phục vai trò lãnh đạo của họ đối với thế giới và đối đầu với cả Trung Quốc, Nga bằng cách huy động các đồng minh ở châu Âu và châu Á. Tuy nhiên, chiến lược này bị giới chuyên gia đánh giá là thiếu sót và đầy rủi ro, vì nó bỏ qua thực tế của một thế giới đa cực và lợi ích của hợp tác thường lớn hơn nhiều so với đối đầu.

Bước ngoặt đối với G7

G7 khởi đầu là một diễn đàn điều phối kinh tế vào thập kỷ 70 của thế kỷ trước, khi thế giới phải đối mặt với những thách thức kinh tế nghiêm trọng như khủng hoảng dầu mỏ và sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods.

Sang thập kỷ 80, G7 đã mở rộng chương trình nghị sự bao gồm các vấn đề chính sách đối ngoại và an ninh, chẳng hạn như khủng bố, phổ biến vũ khí hạt nhân và nhân quyền.

Năm 1998, Nga gia nhập nhóm, biến nhóm này thành G8, nhưng tư cách thành viên của Moscow đã bị đình chỉ vào năm 2014 sau khi sáp nhập Bán đảo Crimea.

Cuộc khủng hoảng Ukraine là một bước ngoặt đối với G7 vì nó phơi bày những hạn chế của nhóm G20 bao trùm hơn, bao gồm cả các cường quốc mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Nam Phi. G20 được thành lập vào năm 2008 để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng đã thất bại trong việc đưa ra một phản ứng thống nhất đối với xung đột Nga-Ukraine, vì một số quốc gia thành viên chọn con đường trung lập không tham gia con đường đối lập với Nga hoặc ủng hộ các biện pháp trừng phạt chống lại nước này từ Mỹ và phương Tây.

Do đó, Mỹ và các đồng minh đã quyết định hồi sinh G7 như một nền tảng để gắn kết các lợi ích và giá trị của phương Tây chống lại các đối thủ của họ. Kể từ đó, G7 đã và đang dần trở thành một NATO kinh tế tìm cách bảo vệ lợi ích của phương Tây bằng cách liên kết an ninh kinh tế với an ninh quân sự.

Ý tưởng này lần đầu tiên được đề xuất bởi cựu Ngoại trưởng Anh Liz Truss như một chiến lược kinh tế của phương Tây để chống lại thế lực kinh tế đang trỗi dậy của Trung Quốc. Theo ý tưởng này, nếu một quốc gia đối thủ tấn công nền kinh tế của một trong các đối tác, NATO và G7 sẽ cùng hỗ trợ đồng minh bị ảnh hưởng dựa trên Điều 5 của NATO về quân sự và kinh tế. Những người ủng hộ ý tưởng này lập luận rằng, nó sẽ ngăn chặn những ai có ý đồ vi phạm, bằng cách làm cho họ nhận thức được cái giá phải trả nếu vi phạm và bằng cách đẩy nhanh thời gian áp dụng các biện pháp trừng phạt và cấm vận kinh tế.

Giới quan sát bình luận rằng, sự chuyển đổi của G7 thành một NATO kinh tế đã được thể hiện rõ tại Hội nghị mới đây ở Hiroshima (Nhật Bản) - nơi Nhóm đã không chỉ đưa ra những quyết định chiến lược về kinh tế mà còn đưa ra tuyên bố đầy thách thức về mặt quân sự, an ninh; đề cập các vấn đề vũ khí hạt nhân, Hiệp ước START mới, thỏa thuận AUKUS...

Chẳng hạn, G7 đã bày tỏ sự ủng hộ vững chắc đối với Ukraine và sẵn sàng áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn đối với Moscow. Nhóm này cũng cam kết phối hợp các nỗ lực để ngăn chặn các nước thứ ba có quan hệ với Nga, tung gói trừng phạt thứ 11 - thực hiện các biện pháp chống lại những quốc gia có quan hệ kinh tế với Moscow trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Cơ hội mới của một thế giới đa cực

Giới phân tích đánh giá, Tuyên bố của G7 phản ánh tâm lý Chiến tranh Lạnh và mục tiêu của họ là kiềm chế các quốc gia đang trỗi dậy như Trung Quốc và Nga. Tuy nhiên, chiến lược này là thiếu sót và rủi ro vì nó bỏ qua thực tế của một thế giới đa cực và lợi ích to lớn của hợp tác so với đối đầu.

Trước tiên, chiến lược của G7 dựa trên giả định rằng, họ có thể duy trì sự thống trị về kinh tế và quân sự đối với phần còn lại của thế giới. Tuy nhiên, giả định này bị nghi ngờ vì tỷ trọng của G7 trong GDP toàn cầu đã giảm từ 65% năm 1980 xuống còn 40% vào năm 2020.

Ngoài ra, G7 còn phải đối mặt với những thách thức nội bộ như Brexit, chủ nghĩa dân túy, bất bình đẳng và nợ.

G7 cũng phụ thuộc vào thương mại và đầu tư với Trung Quốc và các thị trường mới nổi khác để tăng trưởng kinh tế. Do đó, G7 không thể tự cô lập mình khỏi phần còn lại của thế giới hoặc chống lại các đối tác thương mại lớn của họ.

Thứ hai, chiến lược của G7 dựa trên giả định rằng, họ có thể tập hợp các đồng minh ở châu Âu và châu Á để đối đầu với Trung Quốc và Nga. Tuy nhiên, tiền đề này là đáng nghi ngờ vì trong chính một số đồng minh của họ cũng có những lợi ích và lập trường khác nhau về Trung Quốc và Nga.

Ví dụ, Đức và Pháp đã phản đối cách tiếp cận cứng rắn của Mỹ đối với Trung Quốc và đã tìm cách theo đuổi đối thoại và hợp tác với Bắc Kinh về các vấn đề như biến đổi khí hậu, thương mại và đầu tư. Tương tự, một số nước châu Á như Hàn Quốc, Indonesia và Thái Lan vẫn duy trì quan hệ thân thiện với Trung Quốc nhưng vẫn tham gia các sáng kiến an ninh do Mỹ dẫn đầu trong khu vực.

Do đó, G7 không thể cho rằng họ có thể lên tiếng hoặc lãnh đạo các đồng minh của họ trong một mặt trận thống nhất chống lại Trung Quốc và Nga.

Thứ ba, chiến lược của G7 dựa trên ý tưởng rằng, họ có thể đạt được mục tiêu bằng cách sử dụng các biện pháp trừng phạt và cấm vận kinh tế đối với Trung Quốc và Nga. Tuy nhiên, quan điểm này là đáng ngờ vì các biện pháp trừng phạt và bao vây kinh tế đã được chứng minh trên thực tế là không hiệu quả hoặc phản tác dụng trong việc thay đổi hành vi của Trung Quốc và Nga.

Chẳng hạn, các biện pháp trừng phạt do Mỹ dẫn đầu áp đặt lên Nga đã đẩy Moscow xích lại gần hơn với Trung Quốc và tăng cường khả năng phục hồi và tự chủ của nước này.

Tương tự, cuộc chiến thương mại do Mỹ dẫn đầu chống lại Trung Quốc đã không thể buộc Bắc Kinh phải nhượng bộ về các hoạt động thương mại. Thay vào đó, cuộc chiến thương mại đã gây tổn hại cho cả hai nền kinh tế và làm gia tăng sự cạnh tranh chiến lược của họ.

Giới phân tích kết luận rằng, chiến lược của G7 trở thành một NATO kinh tế là một chiến lược sai lầm và nguy hiểm, sẽ chỉ làm trầm trọng hơn tình hình thế giới và làm suy yếu lợi ích của chính họ.

Thay vì theo đuổi đối đầu và chèn ép, G7 nên tìm kiếm sự hợp tác và thỏa hiệp với Trung Quốc và Nga về những thách thức chung như biến đổi khí hậu, ứng phó với đại dịch, không phổ biến vũ khí hạt nhân và ổn định khu vực.

G7 cũng nên tôn trọng sự đa dạng và phong phú của thế giới và tham gia với các chủ thể khác như G20, BRICS và các tổ chức khu vực. G7 nên nhận ra rằng họ không còn là lực lượng thống trị hay duy nhất trong các vấn đề toàn cầu và họ cần phải thích nghi với thực tế mới và những cơ hội mới của một thế giới đa cực.

Giá cà phê hôm nay 3/7/2023: Giá cà phê rơi thẳng đứng, về mức thấp gần 2 năm; Dự báo về thị trường tuần này?

Giá cà phê hôm nay 3/7/2023: Giá cà phê rơi thẳng đứng, về mức thấp gần 2 năm; Dự báo về thị trường tuần này?

Từ phiên giữa tuần, giá cà phê trên cả hai sàn lao dốc mạnh, liên tục 3 ngày liên tiếp. Các chuyên gia nhận định, ...

Giá vàng hôm nay 3/7/2023: Giá vàng khó giữ ngưỡng 1.900 USD, tâm lý bi quan bao trùm; Dự báo giá vàng tuần này thế nào?

Giá vàng hôm nay 3/7/2023: Giá vàng khó giữ ngưỡng 1.900 USD, tâm lý bi quan bao trùm; Dự báo giá vàng tuần này thế nào?

Giá vàng hôm nay 3/7 khởi động tuần mới với tâm lý bi quan lấn lướt. Trên thị trường, đối mặt với những cơn gió ...

Lệnh trừng phạt chống Nga: Chiến dịch phản công ồ ạt từ phương Tây, ‘trúng đòn hiểm’, Moscow cũng khó đỡ

Lệnh trừng phạt chống Nga: Chiến dịch phản công ồ ạt từ phương Tây, ‘trúng đòn hiểm’, Moscow cũng khó đỡ

Dù đến nay, "đòn trừng phạt liên hoàn" từ Mỹ và phương Tây không thể khuất phục Nga, cũng không thể kết thúc xung đột ...

Khu kinh tế Vân Đồn - mũi đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Quảng Ninh

Khu kinh tế Vân Đồn - mũi đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Quảng Ninh

Quảng Ninh đặt mục tiêu, đến năm 2040, xây dựng và phát triển KKT Vân Đồn trở thành một trong những vùng động lực phát ...

Kinh tế Đức đã suy thoái lại thêm rủi ro, 'đầu tàu' châu Âu càng tách rời Trung Quốc, càng phụ thuộc

Kinh tế Đức đã suy thoái lại thêm rủi ro, 'đầu tàu' châu Âu càng tách rời Trung Quốc, càng phụ thuộc

Nền kinh tế Đức đang trong tình trạng suy thoái, sẽ càng rủi ro hơn khi tỷ lệ các doanh nghiệp có kế hoạch rời ...

(theo moderndiplomacy.eu, TTXVN)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

Thực hiện dự án thiện nguyện ‘Xây trường vùng cao’ cho học sinh nghèo tỉnh Sơn La

Thực hiện dự án thiện nguyện ‘Xây trường vùng cao’ cho học sinh nghèo tỉnh Sơn La

Câu lạc bộ Vì cộng đồng iGo vừa tổ chức hoạt động trải nghiệm và trao quà nằm trong dự án 'Xây trường vùng cao' cho Trường tiểu học Mường ...
Đồng Yen mất giá mạnh, doanh nghiệp Nhật Bản 'kêu cứu'

Đồng Yen mất giá mạnh, doanh nghiệp Nhật Bản 'kêu cứu'

Giới lãnh đạo doanh nghiệp Nhật Bản vừa lên tiếng kêu gọi BoJ sớm có sự điều chỉnh chính sách tiền tệ, ngăn chặn đà mất giá ngày càng lớn ...
Nâng cao nhận thức pháp luật trong cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản

Nâng cao nhận thức pháp luật trong cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản

Ngày 28/4 đã diễn ra lễ trao giải 'Cuộc thi tìm hiểu pháp luật Nhật Bản' dành cho người Việt Nam đang sinh sống, lao động và học tập tại ...
Chiến sự Trung Đông: Pháp bàn cách tránh xung đột Hezbollah-Israel

Chiến sự Trung Đông: Pháp bàn cách tránh xung đột Hezbollah-Israel

Ngoại trưởng Pháp xác nhận ông sẽ đưa ra đề xuất với các quan chức Lebanon nhằm xoa dịu căng thẳng giữa Hezbollah và Israel và ngăn chặn xung đột ...
Tỷ phú Ấn Độ dành toàn bộ khối tài sản trị giá 24 triệu USD làm từ thiện để trở thành tu sĩ

Tỷ phú Ấn Độ dành toàn bộ khối tài sản trị giá 24 triệu USD làm từ thiện để trở thành tu sĩ

Cặp vợ chồng tỷ phú ở bang Gujarat đã chính thức từ bỏ mọi tài sản, cắt đứt quan hệ với gia đình và bắt đầu hành trình đi chân ...
Nga là quốc gia đầu tiên trên thế giới xây dựng hệ thống không gian giám sát khu vực Bắc Cực

Nga là quốc gia đầu tiên trên thế giới xây dựng hệ thống không gian giám sát khu vực Bắc Cực

Đài Sputnik đưa tin Nga đã công bố phát triển một hệ thống khí tượng thủy văn trên không gian cho phép quan sát liên tục khu vực Bắc Cực.
Đầu năm 2024, doanh nghiệp mới thành lập giảm đáng kể

Đầu năm 2024, doanh nghiệp mới thành lập giảm đáng kể

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tháng 4 có thêm 15.307 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký là 175.822 tỷ đồng.
Giá cà phê hôm nay 28/4/2024: Giá cà phê giảm sâu sau chuỗi ngày tăng cao kỷ lục, lý do sự sụt giảm bất ngờ này?

Giá cà phê hôm nay 28/4/2024: Giá cà phê giảm sâu sau chuỗi ngày tăng cao kỷ lục, lý do sự sụt giảm bất ngờ này?

Giá cà phê hôm nay 28/4/2024: Giá cà phê giảm sâu sau chuỗi ngày tăng cao kỷ lục, lý do sự sụt giảm bất ngờ này?
Xuất khẩu ngày 22-28/4: Một loại nông sản hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD; Việt Nam 'kiếm' hơn nửa tỷ USD từ xăng dầu

Xuất khẩu ngày 22-28/4: Một loại nông sản hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD; Việt Nam 'kiếm' hơn nửa tỷ USD từ xăng dầu

Báo TG&VN cập nhật những tin tức xuất khẩu mới nhất trong tuần từ 22-28/4.
Giá heo hơi hôm nay 28/4: Lặng sóng ngày cuối tuần; Công tác phòng chống dịch bệnh tả heo châu Phi, viêm da nổi cục

Giá heo hơi hôm nay 28/4: Lặng sóng ngày cuối tuần; Công tác phòng chống dịch bệnh tả heo châu Phi, viêm da nổi cục

Trong tuần qua, giá heo hơi biến động trái chiều, tăng trong tuần và giảm nhẹ vào cuối tuần. Hiện, giá trung bình các khu vực vượt ngưỡng 60.000 đồng/kg.
Giá xăng dầu hôm nay 28/4: Đánh dấu tuần tăng tốc

Giá xăng dầu hôm nay 28/4: Đánh dấu tuần tăng tốc

Giá xăng dầu hôm nay 28/4, đánh dấu tuần tăng tốc với dầu Brent tăng 2,21 USD, dầu WTI tăng khiêm tốn hơn, 71 cent.
Giá tiêu hôm nay 28/4/2024, bật tăng nhẹ, người trồng không ồ ạt bán ra, dự báo một năm khó khăn

Giá tiêu hôm nay 28/4/2024, bật tăng nhẹ, người trồng không ồ ạt bán ra, dự báo một năm khó khăn

Giá tiêu hôm nay 28/4/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.000 – 97.000 đồng/kg.
Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng thừa nhận giá chung cư tại một số nơi ở Hà Nội có tình trạng bị đẩy giá nhưng với giá tăng đột biến có rất ít và gần như không phát ...
Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, người mua đắn đo, thận trọng hơn, nên mua ngay lúc này?… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Xu hướng 'Bắc tiến' của một số chủ đầu tư miền Nam, vốn có một lượng khách hàng trung thành, đã phần nào kéo theo sự quan tâm từ phía Nam.
Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh mỗi năm cần thêm 50.000 ngôi nhà, thiếu hụt nghiêm trọng căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 … là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4 ghi nhận Yen chạm mức thấp nhất trong 34 năm so với USD và mức cao nhất trong 16 năm so với Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4 ghi nhận tăng nhẹ trở lại, phục hồi so với hầu hết các loại tiền tệ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4 ghi nhận đồng USD giảm mạnh, mất mốc 106 điểm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4 ghi nhận đồng USD không biến động đáng kể, vẫn giữ nguyên mốc 106,12.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4 ghi nhận đồng USD duy trì ở mức cao và tâm lý thị trường hiện đang hỗ trợ đồng tiền này.
Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Đây là nội dung được lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đề cập tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, bên cạnh những mục tiêu kinh doanh trước thềm kỷ niệm ...
Phiên bản di động