Nhỏ Bình thường Lớn

Đừng vội mừng khi USD lên giá!

Ba tuần sau chiến thắng của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, USD đã có một trong những đợt tăng giá mạnh nhất so với các ngoại tệ khác. Giá USD ở thời điểm hiện tại cao hơn 40% so với mức đáy năm 2011.
TIN LIÊN QUAN
dung voi mung khi usd len gia Những nguy cơ khi đồng USD mạnh
dung voi mung khi usd len gia Tỷ phú Nhật Bản đầu tư 50 tỷ USD vào Mỹ "nhờ" ông Trump

So với các đồng tiền từ các thị trường mới nổi, vị thế của USD được củng cố. Đồng nhân dân tệ đã giảm xuống mức thấp nhất so với USD kể từ năm 2008. Rupee Ấn Độ - nền kinh tế tăng trưởng mạnh nhất thế giới đã chạm mức thấp nhất so với USD. Nhiều đồng tiền của các nước châu Á khác cũng trải qua những đợt giảm giá mạnh chưa từng có, kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính vào những năm 1997-1998.

USD đang dần giành lại sức mạnh. Tuy nhiên, đây không hẳn là tín hiệu đáng mừng đối với thế giới và với cả nước Mỹ.

dung voi mung khi usd len gia

Dù ảnh hưởng tương đối của nước Mỹ với vai trò là một cường quốc thương mại không còn được như trước, từ vị trí là thị trường xuất khẩu lớn nhất của 44 quốc gia vào năm 1994, chỉ sau hai thập kỷ, con số trên chỉ còn 32. Tuy nhiên, vai trò là phương tiện trao đổi quốc tế và lưu trữ giá trị của USD vẫn còn nguyên vẹn. Theo tính toán, đến năm 2014, khu vực chi phối của USD vẫn chiếm tới 60% dân số thế giới và 60% GDP toàn cầu.

Bên cạnh đó, lượng đầu tư bằng USD bên ngoài Mỹ đã tăng mạnh trong những năm gần đây. Cùng với sự giàu lên của thị trường mới nổi, nhu cầu tài chính, cũng như các khoản vay và cho vay trên thế giới bằng USD cũng tăng lên đáng kể.

Khi USD tăng giá, chi phí thanh toán những khoản nợ này cũng tăng theo. Tuy nhiên, nguy cơ của đồng USD mạnh còn vượt qua những tác động trực tiếp tới người đi vay và cho vay. Các dòng vốn sẽ đẩy giá tài sản địa phương lên cao, kích thích vay nhiều hơn, tạo bong bóng tài sản, kéo hệ thống tín dụng vào quỹ đạo của USD, tạo nên những hệ lụy không mong muốn. Không phải ngẫu nhiên, trong thời gian gần đây, đồng tiền của các nước như Brazil, Chile và Thổ Nhĩ Kỳ... đều bại trận thê thảm. Họ đều là những quốc gia sở hữu nhiều khoản nợ bằng USD.

Nước Mỹ cũng không vui khi USD tăng giá. Thâm hụt thương mại sẽ có nguy cơ bị nới rộng thêm bởi một đồng nội tệ mạnh thường chèn ép xuất khẩu và “ủng hộ” nhập khẩu. Ở thời điểm hiện tại, thâm hụt thương mại của nước Mỹ lớn đến nỗi Tổng thống đắc cử Donald Trump coi đây là bằng chứng cho thấy, các quy định thương mại quốc tế chẳng đem lại lợi ích gì cho nước Mỹ.

Bởi vậy, thâm hụt lớn hơn sẽ góp phần gia tăng khả năng ông Trump sẽ thực hiện đe doạ áp đặt thuế quan nặng lên hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc và Mexico… nhằm đạt được trạng thái cân bằng thương mại. Nếu ông Trump quyết thực hiện tư tưởng bảo hộ, thế giới đều phải hứng chịu tai hoạ.

USD vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh, nhưng hiện không có một thế lực nào ngăn cản được nó. Nhật Bản hay châu Âu đều đang phải đối mặt với tình trạng lạm phát thấp và hiện cả hai đều không mong muốn nội tệ tăng giá, không kể đến việc họ có thể cân nhắc các chính sách thắt chặt tiền tệ hơn nhằm bảo hộ chính mình.

Giới chuyên gia cho rằng, khi kinh tế thế giới vẫn còn yếu ớt và sự trỗi dậy của USD sẽ khiến thế giới yếu đi.

dung voi mung khi usd len gia Hạ viện Mỹ thông qua dự luật ngân sách quốc phòng 611 tỷ USD

Với 375 phiếu thuận và 34 phiếu chống, ngày 2/12, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật cho phép cấp ngân sách quốc phòng ...

dung voi mung khi usd len gia Việt Nam - New Zealand phấn đấu đạt kim ngạch thương mại hai chiều 1,7 tỷ USD

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức New Zealand (01-03/12), sáng 02/12 tại Auckland, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã ...

dung voi mung khi usd len gia Zimbabwe phát hành tiền trái phiếu 2 và 5 USD

Ngày 28/11, Zimbabwe bắt đầu phát hành tiền trái phiếu (bond note) có trị giá tương đương với đồng USD của Mỹ nhằm giảm tình trạng ...

M.C (theo Economist)