Dưới lòng hồ sâu nhất thế giới

Sử dụng hai tàu ngầm mini Mir-1 và Mir-2, các nhà khoa học Nga vừa có một nỗ lực phá kỷ lục - lặn xuống tận đáy hồ Baikal sâu 1.680 m, hồ nước ngọt sâu nhất thế giới, để có thể nghiên cứu và xây dựng một kế hoạch tổng thể bảo vệ và khai thác tối ưu vùng hồ này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Mặc dù đã có nhiều chuyến thám hiểm và thăm dò trong vòng hơn ba thế kỷ qua, song đến nay hồ Baikal, hồ cổ nhất và sâu nhất thế giới nằm ở Đông Nam Siberia của nước Nga vẫn còn giữ trong lòng nó đầy sự huyền bí. Trong nỗ lực mới nhất, cuối tháng 7 vừa qua, các nhà khoa học Nga đã lần đầu tiên xuống chạm đáy hồ Baikal, mở ra hy vọng khám phá những bí mật nằm sâu dưới đáy hồ cũng như những hiện tượng mà đến nay chúng ta chưa hề biết.

 

“Cắm cờ” dưới đáy hồ Baikal

 

Dẫn đầu cuộc thám hiểm hồ Baikal là nhà khoa học Nga Artur Chilingarov, từng là trưởng nhóm các nhà khoa học cắm quốc kỳ Nga ở đáy biển Bắc Cực hồi tháng 8 năm ngoái. Theo Reuters, sau 5 giờ, đoàn chia thành 2 nhóm, sử dụng hai tàu ngầm mi-ni Mir-1 và Mir-2, đã lần đầu tiên chạm tới đáy hồ ở độ sâu 1.680 m. Chưa cần sưu tầm mẫu vật gì, nhưng chạm được lòng hồ sâu nhất thế giới, đối với các nhà khoa học Nga, là một thành công. Còn với các quan chức Nga, thành tích này mở ra “chương mới trong nền khoa học Nga”.

 

Hai tàu ngầm Mir-1 và Mir-2 do công ty Rauma Repola của Phần Lan sản xuất theo ý tưởng và thiết kế ban đầu của Viện Hàn lâm Khoa học Nga và Phòng Thiết kế Lazurit. Dài 6,8 m, rộng 3,6 m, cao 3 m, đường kính 2,1 m và có sức chứa 3 người, tàu này đạt tính năng kỹ thuật có thể lặn xuống độ sâu 6.000 m và thời gian lặn dưới nước có thể lên tới 80 giờ. Tàu hoạt động theo nguyên lý làm đầy nước các thùng phuy tải trọng dằn để lặn xuống và dùng bơm bơm nước ra để nổi lên. Động cơ điện của tàu hoạt động nhờ nguồn ắc quy và đạt vận tốc 9 km/h. Trên tàu có đầy đủ đèn pha cực mạnh, thiết bị video camera, thiết bị chụp ảnh, thiết bị khoan và lấy mẫu nước, mẫu đất đá. Do được thiết kế chuyên dùng trong môi trường nước biển, nên lần thám hiểm này, chúng đã được làm nhẹ đi hàng trăm kg để hợp với nước ngọt.

 

Năm ngoái, hai tàu này đã lập kỷ lục khi chạm tới đáy biển ở Bắc cực. Còn một chi tiết thú vị nữa, đó là hai tàu lặn nói trên từng được sử dụng trong bộ phim Titanic của đạo diễn James Cameron.

 

Dự án bảo tồn hệ sinh thái

 

Chuyến thám hiểm là một phần của kế hoạch 2 năm nhằm bảo tồn hệ sinh thái của hồ Baikal. Khu vực này đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới từ năm 1996 và cũng được bình chọn là 1 trong 7 kỳ quan nước Nga hôm 12/6.

 

Theo Wikipedia, hồ Baikal nằm ở phía Đông Nam Siberia, dài 636 km, rộng 80 km, chứa 23.000 km³ nước ngọt, chiếm khoảng 20% trữ lượng nước ngọt thế giới và 80% tổng trữ lượng nước ngọt trên mặt đất của Nga, gần bằng lượng nước của 5 hồ lớn ở Bắc Mỹ cộng lại. Hình thành cách đây 25 triệu năm, hồ Baikal là hồ lâu đời nhất thế giới. Hồ Baikal thu nhận nước của 336 sông ngòi và cũng là nơi sinh sống của khoảng 2.600 loài động vật và thực vật quý hiếm.

 

Kế hoạch thám hiểm hồ Baikal là một dự án nghiên cứu khoa học quốc tế lớn trị giá 6 triệu USD do Viện Hàn lâm khoa học Nga chủ trì. Dự án chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn 1 bắt đầu từ ngày 29/7 và kéo dài đến giữa tháng 9. Trong giai đoạn này, các nhà khoa học Nga dự định đưa 2 tàu lặn Mir-1 và Mir-2 lặn xuống lòng hồ 60 lần để nghiên cứu tổng thể. Giai đoạn 2 sẽ được tiến hành năm 2009 với khoảng 100 lần đưa hai tàu lặn xuống đáy hồ để thực hiện những nghiên cứu chi tiết hơn. Ngoài ra còn có các tổ chức khác như Hiệp hội các chương trình về hồ Baikal của Nhật Bản, Hiệp hội Nghiên cứu của Hoàng gia Anh và một số trường đại học khác trên thế giới sẽ tham gia vào từng giai đoạn cụ thể của chương trình thám hiểm.

 

Các nhà khoa học dự kiến sẽ thu thập và nghiên cứu những số liệu liên quan đến độ sâu ở những vị trí khác nhau của hồ Baikal, quá trình kiến tạo địa chất vùng đáy hồ, quá trình hình thành bờ hồ, trữ lượng khoáng sản, mức độ ô nhiễm của hồ, hệ thực vật sinh thái và những giả tượng khảo cổ học trong lòng hồ.

 

Với kết quả chương trình nghiên cứu khảo sát này, các nhà khoa học sẽ nghiên cứu và xây dựng một kế hoạch tổng thể bảo vệ và khai thác vùng hồ Baikal một cách tối ưu nhằm mục đích bảo vệ quần thể động thực vật, hệ sinh thái độc nhất vô nhị của hồ Baikal.

 

Hoàng Minh (Theo BBC, RIA Novosti, National Geographic Russia)

Đọc thêm

Iran trừng phạt trả đũa Mỹ, Anh vì ủng hộ Israel

Iran trừng phạt trả đũa Mỹ, Anh vì ủng hộ Israel

Iran công bố các biện pháp trừng phạt trả đũa đối với 25 cá nhân và thực thể của Mỹ và Anh vì hỗ trợ Israel trong cuộc xung đột ...
Lợi nhuận Samsung trong quý đầu năm nay tăng hơn 930%

Lợi nhuận Samsung trong quý đầu năm nay tăng hơn 930%

Trong báo cáo quý đầu năm, nhà sản xuất memory chip lớn nhất thế giới Samsung Electronics cho biết lợi nhuận tăng 932,8%.
Ba Lan: Công ty dầu khí Orlen bị nghi ngờ có mối liên hệ với Hezbollah

Ba Lan: Công ty dầu khí Orlen bị nghi ngờ có mối liên hệ với Hezbollah

Các công tố viên Ba Lan đang điều tra xem liệu Orlen có liên kết với lực lượng Hezbollah ở Lebanon thông qua công ty con ở Thụy Sỹ hay ...
Trung Quốc tuyên bố sẽ thực hiện 'các biện pháp cần thiết' để đáp lại 'cơn mưa' trừng phạt mới nhất từ Mỹ

Trung Quốc tuyên bố sẽ thực hiện 'các biện pháp cần thiết' để đáp lại 'cơn mưa' trừng phạt mới nhất từ Mỹ

Ngày 2/5, Trung Quốc cho biết sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết, sau khi Mỹ công bố các biện pháp trừng phạt mới nhất hôm 1/5.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch ...
Mở cửa xe ô tô không quan sát bị phạt bao nhiêu tiền?

Mở cửa xe ô tô không quan sát bị phạt bao nhiêu tiền?

Xin cho tôi hỏi nếu tài xế mở cửa xe ô tô không quan sát bị phạt bao nhiêu tiền? - Độc giả Hoài An
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Phiên bản di động