Đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc

TS. Nguyễn Hồng Thao
Baoquocte.vn. Tính đa dạng về sắc tộc cũng như mối quan hệ thân thiết giữa các cộng đồng dân tộc tạo cho khu vực biên giới Việt Nam-Trung Quốc phong phú về văn hoá, là một trong những điều kiện thuận lợi để phát triển khu vực biên giới thành khu vực hợp tác và hữu nghị.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Lễ cắm mốc quốc giới đầu tiên tại cửa khẩu Quốc tế Móng Cái ngày 27/12/2001
Lễ cắm mốc quốc giới đầu tiên trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc tại Cửa khẩu quốc tế Móng Cái ngày 27/12/2001

Đường biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc bắt đầu từ giao điểm đường biên giới giữa ba nước: nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào quy định trong “Hiệp ước về xác định giao điểm đường biên giới giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” ký ngày 10/10/2006, tới điểm kết thúc là điểm thứ nhất của đường phân định lãnh hải trong vịnh Bắc Bộ giữa hai nước quy định trong “Hiệp định giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước trong vịnh Bắc Bộ” ký ngày 25/12/2000.

Trong tổng số chiều dài 1.449,566 km, đường biên giới trên đất liền là 1.065,652 km, đường biên giới nước là 383,914km.

Các địa phương tiếp giáp

Mô tả chi tiết hướng đi của đường biên giới được ghi ở Phần II của Nghị định thư Phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc 2009, đồng thời đường biên giới được thể hiện trên “Bản đồ biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”, tỷ lệ 1: 50 000 từ mốc ngã ba biên giới Việt Nam-Lào-Trung Quốc (22 24 02,295B 102 08 38,109Đ) đến điểm bắt đầu của cửa sông Bắc Luân, mốc 1368 (21 28 12,5B 108 06 04.3Đ).

Đường biên giới tiếp giáp giữa 7 tỉnh của Việt Nam từ Tây sang Đông là Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh với tỉnh Vân Nam và khu tự trị dân tộc Choang - Quảng Tây của Trung Quốc.

Đường biên giới đất liền giáp với 33 huyện, thành phố của Việt Nam trong đó tỉnh Điện Biên có 1 huyện Mường Nhé; tỉnh Lai Châu có 3 huyện: Mường Tè, Phong Thổ, Sìn Hồ; tỉnh Lào Cai có 5 huyện, thành phố: Bắc Hà, Mường Khương, Bảo Thắng, Bát Xát và thành phố Lào Cai; tỉnh Hà Giang có 7 huyện: Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ, Vị Xuyên, Hoàng Su Phì và Xín Mần; Tỉnh Cao Bằng có 9 huyện: Bảo Lâm, Bảo Lạc, Thông Nông, Hà Quảng, Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Hạ Lang, Quảng Hòa, Thạch An; tỉnh Lạng Sơn có 5 huyện: Tràng Định, Văn Lãng, Cao Lộc, Lộc Bình, Đình Lập; tỉnh Quảng Ninh có 3 huyện, thị: Quảng Hà, Bình Liêu và thành phố Móng Cái.

Phía Trung Quốc có 14 huyện và hai Châu biên giới: tỉnh Vân Nam có 7 huyện: Phú Linh, Ma Ly Pho, Mã Quan, Bình Biên, Kim Bình, Lục Xuân, Giang Thành; Khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây có 7 huyện: Phòng Thành, Ninh Minh, Bằng Tường, Long Châu, Đại Tân, Nà Po, Trịnh Tây. Hai châu: châu Vân Sơn và châu Hồng Hà.

Địa hình các địa phương vùng biên

Địa hình của các tỉnh thuộc tuyến biên giới Việt-Trung phức tạp, không đồng nhất.

Biên giới bắt đầu từ các dãy núi kéo dài ở Lai Châu, Điện Biên giáp cao nguyên Vân Nam, chạy theo hướng từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Các dãy núi được cấu tạo chủ yếu bằng nham thạch; đá granite; có dạng núi cao với độ cao tuyệt đối trên 2500-3000 m, núi cao trung bình 1500-2000 m, núi cao thấp 500 đến 1500 m, với nhiều răng cưa hẹp, có nơi chỉ đủ đặt bước chân người, nhiều mũi kim nhọn hoắt, dốc đứng. Xuống tới Lạng Sơn, Quảng Ninh xen kẽ núi là đồi và cuối cùng là dải đồng bằng ven biển ở cửa sông Bắc Luân.

Hệ thống sông ngòi ở vùng biên giới có xu hướng phần lớn chảy từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Sông suối ở khu vực núi cao có độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh, lượng mưa lại tương đối nhiều, nước chảy xiết hoạt động xâm thực-bào mòn mạnh. Thuỷ chế sông suối phân ra hai mùa rõ rệt, mùa lũ trùng với mùa mưa.

Khi có mưa lớn, khả năng dồn nước vào sông suối rất nhanh gây lũ đột ngột cho nhiều vùng hai bên sông, gây bồi lở, chuyển dòng lớn, đưa đến biến đổi địa hình dòng sông.

Mùa ít mưa sông suối lại cạn khô. Nguồn nước sinh sống và tưới tiêu cho diện tích khá lớn canh tác hai bên biên giới là vấn đề sống còn của nhân dân địa phương thuộc hai nước ở dọc lưu vực sông suối biên giới; từ đây cũng hay nảy sinh nhiều vấn đề tranh chấp nguồn nước và lãnh thổ.

Vẻ đẹp rực rỡ của khăn áo phụ nữ Dao đỏ Phìn Ngan, huyện Bát Xát. (Nguồn: laocaitv)
Vẻ đẹp rực rỡ của khăn áo phụ nữ Dao đỏ Phìn Ngan, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. (Nguồn: laocaitv)

Biên giới chạy qua các khu vực có nhiều khoáng sản: titan, mangan, antimoan, than mỡ, sắt (hàm lượng rất cao), chì, đồng bạc, thiếc, vàng, than non, than đá, diêm tiêu, đất sét, phân chì, kẽm đồng, quặng thiếc và vônfram.

Các mỏ lớn được ghi nhận như: Đồng, bạc (Phong Thổ); thiếc ở Ninh Biên; sắt (Hà Giang, Thạch Lâm, Bảo Lạc, thị xã Cao Bằng); mangan (Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Hạ Lang); apatit Cam Đường, đất hiếm (Nậm Xe, Phong Thổ); phốtphorit (Hữu Lũng); than nâu (Na Dương); than (Quảng Ninh)...

Tuyến biên giới Việt - Trung thuộc đới khí hậu gió mùa chí tuyến, Á đới. Có hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kéo dài đến tháng 11, lượng mưa cao nhất là trong tháng 7 và tháng 8; mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 3 hàng năm, trong đó tháng 12 và tháng giêng là hai tháng khô nhất.

Về kinh tế, người dân biên giới thường làm kinh tế nghề rừng, chăn nuôi và trồng cây công nghiệp. Nông nghiệp phát triển kém, và phụ thuộc lớn vào địa hình.

Dân cư dọc tuyến biên giới

Trên biên giới Việt Nam – Trung Quốc, có rất nhiều dân tộc anh em sinh sống, có thể kể đến là: Thái, H’Mông, Dao, Kinh, Khơ Mú, Hà Nhì, Giáy, La Hủ, Lào, Tày, Nùng, Sán Dìu, Cao Lan, Sán Chỉ, Mường, Cơ Ho, Hoa, Pà Thẻm, Tu Dí, Lô Lô, Bố Y, Cờ Lao, La Chí, Pu Péo, Phù Là, Chứt… Trong đó, dân tộc Thái, H’Mông, Tày, Nùng, Dao có số lượng nhiều hơn đáng kể so với các dân tộc khác.

Người dân thường sống thưa thớt, tổ chức theo các làng, bản nhỏ. Mật độ dân số phân bố không đều giữa hai vùng Tây Bắc và Đông Bắc. Các tỉnh vùng Đông Bắc như Quảng Ninh, Lạng Sơn có mật độ dân số cao gấp đôi, gấp ba lần các tỉnh vùng Tây Bắc như: Điện Biên, Lai Châu.

Dọc tuyến biên giới hai nước Việt-Trung, nhiều dân tộc thiểu số ở hai bên biên giới có quan hệ sắc tộc, dòng họ, hôn nhân qua lại với nhau, do có chung một số đặc điểm về dòng tộc, văn hoá. Tính đa dạng về sắc tộc cũng như mối quan hệ thân thiết giữa các cộng đồng dân tộc ở đây đã tạo cho khu vực biên giới Việt Nam-Trung Quốc có tính đa dạng về văn hoá, là một trong những điều kiện thuận lợi để phát triển khu vực biên giới thành khu vực hợp tác và hữu nghị.

Do địa hình phức tạp, nhiều đồi núi cao, chia cắt mạnh, nên cơ sở hạ tầng vùng biên giới kém phát triển.

Trước phân giới cắm mốc (PGCM), hai nước có 15 cửa khẩu biên giới, trong đó có 5 cửa khẩu quốc tế. Có hai tuyến đường sắt. Đường sắt Nam Ninh-Hà Nội dài 418 km. Đoạn Lạng Sơn-Bằng Tường hoàn thành tháng 6/1993 và đưa vào hoạt động 1995. Đoạn Vân Nam-Việt Nam do Pháp xây từ 1910, bắt đầu từ Hải Phòng đến Côn Minh qua Hà Nội. Đoạn Côn Minh-Hà Nội dài 761 km. Đoạn này được mở lại vào tháng 4/1997.

Sau PGCM, Việt Nam đã đầu tư, cải thiện đáng kể cơ sở hạ tầng biên giới. Hai bên đồng ý mở và nâng cấp 21 cặp cửa khẩu biên giới.

Đường cao tốc Hà Nội-Lào Cai đã được thông xe ngày 21/9/2014. Đường này dài 264 km, nối với đường cao tốc Côn Minh - Hà Khẩu của Trung Quốc và là một hợp phần trong dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của Hành lang kinh tế Côn Minh-Hà Nội-Hải Phòng.

Trên biên giới Việt Nam – Trung Quốc, có rất nhiều dân tộc anh em sinh sống, có thể kể đến là: Thái, H’Mông, Dao, Kinh, Khơ Mú, Hà Nhì, Giáy, La Hủ, Lào, Tày, Nùng, Sán Dìu, Cao Lan, Sán Chỉ, Mường, Cơ Ho, Hoa, Pà Thẻm, Tu Dí, Lô Lô, Bố Y, Cờ Lao, La Chí, Pu Péo, Phù Là, Chứt… Trong đó, dân tộc Thái, H’Mông, Tày, Nùng, Dao có số lượng nhiều hơn đáng kể so với các dân tộc khác.
Tăng cường hợp tác nông nghiệp công nghệ cao giữa Việt Nam và tỉnh Vân Nam, Trung Quốc

Tăng cường hợp tác nông nghiệp công nghệ cao giữa Việt Nam và tỉnh Vân Nam, Trung Quốc

Trong bối cảnh ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19, các địa phương Việt Nam và tỉnh Vân Nam, Trung Quốc vẫn chủ động, ...

Việt Nam và Campuchia trao đổi về công tác biên giới trên đất liền

Việt Nam và Campuchia trao đổi về công tác biên giới trên đất liền

Ngày 28/7, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban biên giới quốc gia, Chủ tịch Ủy ban liên hợp phân giới cắm mốc ...

Bài viết cùng chủ đề

Đường biên hòa bình

Đọc thêm

XSMN 1/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Tư 1/5/2024. xổ số hôm nay 1/5

XSMN 1/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Tư 1/5/2024. xổ số hôm nay 1/5

XSMN 1/5 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 1/5/2024. KQXSMN thứ 4. SXMN 1/5. xổ số hôm nay 1/5. kết quả xổ số ngày 1 ...
Khi nào ban hành Nghị định quy định chế độ tiền lương mới?

Khi nào ban hành Nghị định quy định chế độ tiền lương mới?

Tại Nghị quyết số 01/NQ-CP, Chính phủ yêu cầu ban hành Nghị định quy định chế độ tiền lương mới trong tháng 5/2024...
Truyền thông Campuchia 'giải mã' nguyên nhân Quảng Ninh trở thành khu vực thu hút FDI lớn nhất Việt Nam

Truyền thông Campuchia 'giải mã' nguyên nhân Quảng Ninh trở thành khu vực thu hút FDI lớn nhất Việt Nam

SBM NEWS đánh giá cao tiềm năng thu hút FDI của Việt Nam, đặc biệt là tỉnh Quảng Ninh, nơi có thắng cảnh Vịnh Hạ Long.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
Người dân Trung Quốc chuộng về các miền quê, du lịch bằng xe tự lái

Người dân Trung Quốc chuộng về các miền quê, du lịch bằng xe tự lái

Trong dịp nghỉ lễ Quốc tế lao động kéo dài 5 ngày, người dân Trung Quốc ưa chuộng các loại hình du lịch như thăm các thành phố xa xôi.
Thêm một thành viên của thể thao Việt Nam giành vé dự Olympic 2024

Thêm một thành viên của thể thao Việt Nam giành vé dự Olympic 2024

Hôm nay (30/4), bảng xếp hạng vòng loại cầu lông Olympic Paris 2024 đã chính thức chốt sổ.
Đại sứ Dương Hoài Nam chào xã giao Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Czech Jan Lipavsky

Đại sứ Dương Hoài Nam chào xã giao Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Czech Jan Lipavsky

Ngày 29/4, tại trụ sở Bộ Ngoại giao Cộng hòa Czech, Đại sứ Việt Nam tại Czech Dương Hoài Nam đã chào xã giao Bộ trưởng Ngoại giao Jan Lipavsky.
Đẩy mạnh hợp tác về đầu tư và thương mại với địa phương Canada

Đẩy mạnh hợp tác về đầu tư và thương mại với địa phương Canada

Tọa đàm 'Đẩy mạnh và tăng cường xuất khẩu, đầu tư và thương mại giữa các địa phương Việt Nam-Canada' diễn ra ngày 26/4 tại Vancouver.
Việt Nam làm Chủ tịch Kỳ họp thứ 14 Ủy ban đầu tư, doanh nghiệp và phát triển của UNCTAD

Việt Nam làm Chủ tịch Kỳ họp thứ 14 Ủy ban đầu tư, doanh nghiệp và phát triển của UNCTAD

Kỳ họp thứ 14 của Ủy ban đầu tư, doanh nghiệp và phát triển thuộc khuôn khổ Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển UNCTAD diễn ra từ ngày 29/4.
Thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại giữa Việt Nam với Bosnia & Herzegovina

Thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại giữa Việt Nam với Bosnia & Herzegovina

Ngày 29/4, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc đã tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Bosnia & Herzegovina Josip Brkic.
“Mùa du lịch Việt Nam” ở Kazakhstan

“Mùa du lịch Việt Nam” ở Kazakhstan

Với sự tham gia của hơn 400 doanh nghiệp từ 28 nước, Hội chợ du lịch quốc tế Kazakhstan từ 24-26/4 tại thành phố Almaty là hội chợ du lịch lớn nhất Trung Á.
Tưởng niệm nữ chiến sĩ cộng sản Raymonde Dien - người bạn thủy chung của nhân dân Việt Nam tại Pháp

Tưởng niệm nữ chiến sĩ cộng sản Raymonde Dien - người bạn thủy chung của nhân dân Việt Nam tại Pháp

Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và Chi bộ Đảng Cộng sản Pháp (PCF) thành phố Saint-Pierre-des-Corps đã tổ chức lễ tưởng niệm nữ chiến sĩ cộng sản Raymonde Dien.
Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Văn phòng Kinh tế và văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc đã liên hệ với cơ quan chức năng của Đài Loan, sơ bộ xác minh được nhân thân người bị hại.
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran ra khuyến cáo cộng đồng người Việt, cung cấp đường dây nóng

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran ra khuyến cáo cộng đồng người Việt, cung cấp đường dây nóng

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran đã khuyến cáo công dân Việt Nam, nếu không có việc khẩn cấp thì không nên đến Iran, Iraq và Syria.
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang

Ngày 14/4, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Đại sứ quán Việt Nam tại Iran, căng thẳng giữa Israel và Iran tiếp tục leo thang.
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel ra khuyến cáo cộng đồng

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel ra khuyến cáo cộng đồng

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel khuyến cáo cộng đồng người Việt Nam chủ động thực hiện các biện pháp an ninh, an toàn.
Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc): Chưa có thông tin về thương vong của người Việt

Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc): Chưa có thông tin về thương vong của người Việt

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện Việt Nam tại các địa bàn liên quan sẵn sàng triển khai các biện pháp bảo hộ công dân...
Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Tham tán Vũ Sơn Việt cho biết, hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Thông điệp quan trọng từ nghị trường Italy

Thông điệp quan trọng từ nghị trường Italy

Việt Nam là quốc gia được Italy rất quan tâm, được coi là điểm sáng có nhiều tiềm năng ở khu vực Đông Nam Á...
Giao lưu hữu nghị chúc mừng Tết cổ truyền một số nước châu Á

Giao lưu hữu nghị chúc mừng Tết cổ truyền một số nước châu Á

Chương trình Giao lưu hữu nghị chúc mừng Tết cổ truyền một số nước châu Á vừa được tổ chức tại Hà Nội trong không khí nồng ấm.
Các Đại sứ nước ngoài tại Việt Nam: Hiệp định Geneva gợi nhắc về tầm quan trọng của hòa bình

Các Đại sứ nước ngoài tại Việt Nam: Hiệp định Geneva gợi nhắc về tầm quan trọng của hòa bình

Dự Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva, các Đại sứ nước ngoài tại Việt Nam đánh giá cao tầm quan trọng, các bài học của sự kiện lịch sử này.
Đại sứ Australia tại ASEAN: Tiếng nói của ASEAN gây tiếng vang khắp khu vực

Đại sứ Australia tại ASEAN: Tiếng nói của ASEAN gây tiếng vang khắp khu vực

Australia công nhận vai trò trung tâm của ASEAN là chìa khóa cho sự ổn định và an ninh của khu vực.
Đại sứ Lào: Mong đợi kết quả từ Diễn đàn Tương lai ASEAN

Đại sứ Lào: Mong đợi kết quả từ Diễn đàn Tương lai ASEAN

Với tư cách là Chủ tịch ASEAN 2024, Lào mong đợi những cuộc thảo luận và kết quả có ý nghĩa từ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024.
Chuyên gia Viện Tony Blair: 'Tôi đã đi khắp ASEAN và lạc quan về tương lai của các bạn'

Chuyên gia Viện Tony Blair: 'Tôi đã đi khắp ASEAN và lạc quan về tương lai của các bạn'

Ông Damian Hickey, Viện Thay đổi toàn cầu Tony Blair cho rằng ASEAN có những nền tảng rất tốt để làm chủ tương lai.
Phiên bản di động