Đường ống khí đốt Sức mạnh Siberia 2: ‘Cơn gió ngược’ từ Mông Cổ, toan tính xoay trục của Nga và niềm tin ở một Trung Quốc đang ‘khát’ năng lượng

Hải An
Việc Mông Cổ loại đường ống Soyuz Vostok, phần mở rộng của đường ống Sức mạnh Siberia 2, khỏi kế hoạch hành động quốc gia được cho là trở ngại đối với xuất khẩu khí đốt của Nga ở phía Đông.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Câu chuyện về đường ống dẫn khí đốt Sức mạnh Siberia 2…
Từ trái qua: Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh trong cuộc họp 3 bên tại Moscow, Nga, tháng 9/2022. (Nguồn: TASS)

Vào tháng 8 vừa qua, chính phủ Mông Cổ đã công bố Chương trình hành động quốc gia giai đoạn 2024-2028 nhằm giải quyết các vấn đề gây trở ngại để thực hiện thành công các dự án đang triển khai. Chiến lược gồm 4 mục tiêu với tổng cộng 593 hoạt động đã lên kế hoạch. Tuy nhiên, một dự án quan trọng đã không được liệt kê trong danh sách: Xây dựng đường ống Soyuz Vostok, phần mở rộng dài 962 km của đường ống Sức mạnh Siberia 2 (Power of Siberia 2), kết nối các mỏ khí đốt ở Yamal thuộc Tây Siberia với Trung Quốc qua Mông Cổ.

Theo kế hoạch, đường ống dài 2.594 km này sẽ tăng thêm công suất xuất khẩu 50 tỷ mét khối (bcm) khí đốt tự nhiên, ngoài 38 bcm hiện đang được xuất khẩu qua Power of Siberia 1, chạy từ Yakutia và đi vào Trung Quốc từ Blagoveshchensk trên biên giới Nga-Trung. Việc loại đường ống này khỏi chiến lược quốc gia làm dấy lên lo ngại về việc dự án bị đình trệ, đặc biệt là khi Moscow và Bắc Kinh đã không thể thống nhất các điều khoản chính để bắt đầu xây dựng đường ống chủ lực của Nga kể từ năm ngoái.

Tại sao Sức mạnh Siberia 2 lại quan trọng?

Từ thời Liên Xô, năng lượng Nga đã đóng vai trò quan trọng đối với Đông và Trung Âu, với các đường ống Druzhba chở dầu và Urengoy-Pomary-Uzhhorod chở khí đốt. Sau khi Liên Xô tan rã, quan hệ Moscow với Tây Âu đã được cải thiện đáng kể và Liên minh châu Âu (EU) nổi lên như một thị trường lớn cho các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Nga. Thực tế này không thay đổi cho đến khi Moscow phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào tháng 2/2022.

Tin liên quan
Kinh tế thế giới nổi bật (6-12/9): Nga đi ngược mục tiêu của phương Tây, điểm sáng mới của hợp tác Bắc Kinh-Moscow, CPI Mỹ tăng Kinh tế thế giới nổi bật (6-12/9): Nga đi ngược mục tiêu của phương Tây, điểm sáng mới của hợp tác Bắc Kinh-Moscow, CPI Mỹ tăng

Tuy nhiên, ngay từ cuối những năm 2010, các thị trường mới đã xuất hiện ở phương Đông, được hỗ trợ bởi sự trỗi dậy của một Trung Quốc đang “khát” năng lượng. Nga đã có kế hoạch xây dựng các đường ống mới đến phương Đông để đa dạng hóa thị trường khỏi châu Âu. Mong muốn này được phản ánh trong kế hoạch xây dựng đường ống Yakutia-Khabarovsk-Vladivostok, được đổi tên thành Power of Siberia (PoS) vào năm 2012.

Đường ống PoS, do gã khổng lồ khí đốt của Nga Gazprom vận hành, sẽ vận chuyển khí đốt tự nhiên từ các mỏ khí Kovykta và Chayanda ở Yakutia đến Heihe ở Trung Quốc, nơi đường ống Heihe-Thượng Hải do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) vận hành sẽ bắt đầu.

Năm 2014, một thỏa thuận trị giá 400 tỷ USD đã được ký kết để cung cấp khí đốt trong 30 năm và việc xây dựng bắt đầu vào năm 2015. Bốn năm sau, lô hàng đầu tiên thông qua đường ống này đã được giao đến Trung Quốc.

Khi quan hệ Moscow-EU xấu đi sau khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014, châu Âu bắt đầu cảnh giác về sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga. Bất chấp mối lo ngại này, một thỏa thuận đã được ký kết giữa Đức và Nga để xây dựng Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2), đường ống ngầm giữa Nga và Đức, cùng với Nord Stream 1, nhằm tăng nguồn cung cấp khí đốt lên 110 bcm.

Tuy nhiên, mặc dù hoàn thành vào năm 2021, chứng nhận cho đường ống đã bị Thủ tướng Đức Olaf Scholz đình chỉ vào ngày 22/2/2022, khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.

Câu chuyện về đường ống dẫn khí đốt Sức mạnh Siberia 2…
Việc Mông Cổ loại đường ống Sức mạnh Siberia 2 khỏi chiến lược quốc gia làm dấy lên lo ngại về việc dự án bị đình trệ. (Ảnh minh họa - Nguồn: News.mn)

Châu Âu đang có kế hoạch loại bỏ dần việc mua năng lượng của Nga vào năm 2027 và thỏa thuận trung chuyển khí đốt có thời hạn 5 năm với Ukraine sẽ hết hạn vào năm nay. Với việc thị trường xuất khẩu năng lượng đang thu hẹp, Moscow cần Bắc Kinh mua khí đốt tự nhiên.

Vào tháng 11/2014, một thỏa thuận khung đã được ký kết để tăng lượng giao hàng. Một số tuyến đường đã được xây dựng nhằm triển khai đường ống qua khu vực Altai, bao gồm cả nhà máy đường ống có thể có ở Kazakhstan. Tuy nhiên, cuối cùng, Mông Cổ đã được cân nhắc vì vị trí địa lý của nước này là tối ưu cho việc xây dựng đường ống.

Năm 2019, trong chuyến thăm Mông Cổ của Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev, việc khởi công đường ống PoS 2, trước đây gọi là đường ống Altai, đã được công bố. Một biên bản ghi nhớ (MoU) được ký kết giữa chính phủ Mông Cổ và Gazprom để cùng nhau đánh giá tính khả thi của đường ống.

Năm 2020, Gazprom bắt đầu công tác thiết kế và khảo sát PoS-2. Vào tháng 1/2022, nghiên cứu khả thi đã hoàn thành và tuyến đường sơ bộ của đường ống với điểm vào Mông Cổ đã được công bố. Các cơ quan địa phương tại nước này sẽ phối hợp xây dựng đường ống dẫn khí. Hơn nữa, vào tháng 7/2022, Thủ tướng Mông Cổ L. Oyun-Erdene cho biết, đường ống Soyuz Vostok có thể bắt đầu được xây dựng vào năm 2024.

Tuy vậy, cho đến nay, đường ống này đã bị loại khỏi chiến lược hành động quốc gia của Mông Cổ. Đây được cho là vấn đề đáng lo ngại đối với Nga.

Sau tháng 2/2022, Trung Quốc đã nổi lên như một nước mua năng lượng lớn của Nga. Về khí đốt, mức tiêu thụ trong nước tại quốc gia Đông Bắc Á vào khoảng 400 bcm mỗi năm và con số này dự kiến ​​sẽ tăng lên. Trước đây, phần lớn khí đốt sử dụng tại Trung Quốc được nhập khẩu từ Turkmenistan. Với lượng khí đốt xuất khẩu từ đường ống PoS 1, dự kiến ​​sẽ đạt công suất thiết kế là 38 bcm vào năm 2025, đường ống PoS 2 sẽ bổ sung công suất là 50 bcm và đường ống PoS 3 thứ ba (từ Sakhalin vào Trung Quốc) sẽ vận chuyển thêm 10 bcm khí đốt.

Tuy nhiên, tổng lượng khí đốt từ 3 đường ống này cộng lại cũng chưa thể bằng 155 bcm khí đốt Nga bán cho châu Âu vào năm 2021. Do đó, sự chậm trễ trong dự án PoS 2 sẽ khiến Moscow mất đi nguồn thu đáng kể. Từ tháng 2/2022, một số nước châu Âu đã giảm lượng khí đốt tự nhiên nhập khẩu qua đường ống từ Nga nhưng vẫn tiếp tục nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của nước này.

Tuy nhiên, với việc EU áp đặt lệnh trừng phạt vòng 14 đối với LNG của Nga, các nước hiện cũng đã giảm mua hàng này từ xứ sở bạch dương. Năm 2023, Gazprom công bố khoản lỗ 7 tỷ USD. Trong khi đó, thỏa thuận vận chuyển khí đốt qua Ukraine khó có thể được gia hạn. Vì vậy, Moscow rất cần thị trường mới. Đây là lý do tại sao PoS 2 là một dự án quan trọng đối với Nga.

PoS 2 đang bị đình trệ?

Mặc dù cả Gazprom và CNPC đã nhất trí về nguyên tắc, các cuộc đàm phán về giá khí đốt, khối lượng, chia sẻ chi phí xây dựng và các vấn đề liên quan khác vẫn đang được tiến hành. Trung Quốc muốn Gazprom bán khí đốt ngang bằng với giá trong nước, vào khoảng 60 USD cho 1.000 mét khối, trong khi Nga đang bán qua đường ống PoS 1 với giá 257 USD cho 1.000 mét khối.

Hơn nữa, Bắc Kinh còn có những lo ngại khác, chẳng hạn như Gazprom muốn kiểm soát đoạn đường ống qua Mông Cổ, điều mà Trung Quốc lo ngại sẽ làm tăng ảnh hưởng của Nga tại quốc gia thảo nguyên.

Các vấn đề khác vẫn tồn tại như thanh toán trong khi bỏ qua các lệnh trừng phạt đối với Nga. Mặc dù khí đốt từ Nga rẻ nhất, Bắc Kinh vẫn tiếp tục nhập khẩu từ các nước Trung Á thông qua đường ống Trung Á-Trung Quốc, trong đó Turkmenistan xuất khẩu khối lượng khí đốt lớn nhất sang Trung Quốc.

Việc xây dựng tuyến đường ống thứ tư của đường ống Trung Á-Trung Quốc, được gọi là tuyến D, sẽ giúp xuất khẩu thêm 30 bcm khí đốt tự nhiên sang Trung Quốc, nâng lượng khí đốt nhập khẩu từ Turkmenistan vào nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới lên 85 bcm.

Chuyến thăm Bắc Kinh của Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tháng 5 năm nay và chuyến thăm Moscow của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường vào tháng 8 đã không mang lại bất kỳ thỏa thuận nào về PoS 2. Ngoài ra, việc Mông Cổ loại đường ống Soyuz Vostok khỏi chương trình hành động quốc gia được coi là một trở ngại lớn đối với dự án.

Trong khi đó, chuyến thăm Mông Cổ của ông Putin vào tuần đầu tiên của tháng 9 có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề này và đưa đường ống trở lại chương trình nghị sự. Gazprom đã mất một khoản doanh thu đáng kể kể từ khi nổ ra xung đột ở Ukraine, và bất kỳ sự chậm trễ nào nữa trong việc xây dựng đường ống sẽ làm giảm năng lực xuất khẩu khí đốt của Nga.

Câu chuyện PoS 2 phản ánh phần nào sự phụ thuộc của Moscow vào Bắc Kinh trong xuất khẩu năng lượng và khả năng xoay trục sang phương Đông của Điện Kremlin. Việc tìm kiếm thị trường mới cho các nguồn năng lượng dồi dào của Nga có nguy cơ bị hạn chế.

Bất động sản mới nhất: Thị trường liên tục thiết lập mặt bằng giá mới, tư duy ‘tấc đất tấc vàng’, thổ cư Hà Nội lọt điểm ngắm người mua

Bất động sản mới nhất: Thị trường liên tục thiết lập mặt bằng giá mới, tư duy ‘tấc đất tấc vàng’, thổ cư Hà Nội lọt điểm ngắm người mua

Giá địa ốc liên tục tăng cao, thiết lập mặt bằng mới, đất thổ cư Hà Nội đắt khách, những quy định mới nhất về ...

Bất động sản mới nhất: Vùng ven lập mặt bằng giá mới, đề xuất đánh thuế bất động sản thứ 2, bỏ cọc đấu giá đất Thanh Oai

Bất động sản mới nhất: Vùng ven lập mặt bằng giá mới, đề xuất đánh thuế bất động sản thứ 2, bỏ cọc đấu giá đất Thanh Oai

Đề xuất đánh thuế bất động sản thứ 2; biệt thự, liền kề ven Hà Nội “nóng” dần, giá sẽ tăng; nhiều người bỏ cọc ...

Nếu Nga và Ukraine 'buông tay' thỏa thuận quá cảnh khí đốt, châu Âu sẽ chìm trong nỗi lo

Nếu Nga và Ukraine 'buông tay' thỏa thuận quá cảnh khí đốt, châu Âu sẽ chìm trong nỗi lo

Sở hữu hơn 22.000 km đường ống dẫn khí đốt tự nhiên, Ukraine đã là một nhân tố chủ chốt trên thị trường năng lượng ...

Ukraine cắt đứt sự phụ thuộc cuối cùng vào Nga, Moscow tổn thất, châu Âu thêm lo, Kiev tìm cách 'bảo vệ chính mình'

Ukraine cắt đứt sự phụ thuộc cuối cùng vào Nga, Moscow tổn thất, châu Âu thêm lo, Kiev tìm cách 'bảo vệ chính mình'

Cuối năm nay, thoả thuận vận chuyển khí đốt giữa Ukraine và Nga được ký vào năm 2019 sẽ hết hạn. Giới chuyên gia dự ...

Mỹ: Nổ đường ống dẫn khí khiến hơn 1.000 hộ dân phải sơ tán, hỏa hoạn kéo dài nhiều giờ, đây là nguyên nhân

Mỹ: Nổ đường ống dẫn khí khiến hơn 1.000 hộ dân phải sơ tán, hỏa hoạn kéo dài nhiều giờ, đây là nguyên nhân

Ngày 16/9, một vụ nổ đường ống dẫn khí đã xảy ra tại thành phố Deer Park, bang Texas, Mỹ, gây cháy lớn kéo dài ...

(theo ORF)

Xem nhiều

Đọc thêm

Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước thăm trường Tiểu học Võ Thị Thắng ở La Habana

Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước thăm trường Tiểu học Võ Thị Thắng ở La Habana

Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước mong rằng nhà trường tiếp tục nối tiếp truyền thống, không ngừng vun đắp cho mối quan hệ Việt Nam-Cuba.
Giá tiêu hôm nay 27/9/2024: Lực cầu yếu, thị trường trầm lắng, người mua ít quan tâm, nhà cung cấp thận trọng

Giá tiêu hôm nay 27/9/2024: Lực cầu yếu, thị trường trầm lắng, người mua ít quan tâm, nhà cung cấp thận trọng

Giá tiêu hôm nay 27/9/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 149.000 – 150.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 27/9/2024: Giá vàng tăng mạnh nhất từ trước đến nay, khởi động đợt lên giá thứ 2; giá vàng nhẫn trong nước 'bùng nổ'

Giá vàng hôm nay 27/9/2024: Giá vàng tăng mạnh nhất từ trước đến nay, khởi động đợt lên giá thứ 2; giá vàng nhẫn trong nước 'bùng nổ'

Giá vàng hôm nay 27/9/2024: Giá vàng tăng mạnh nhất từ trước đến nay, khởi động đợt lên giá thứ 2; giá vàng nhẫn 'bùng nổ', nên đầu tư ngay ...
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung ...
Ngoại giao bán dẫn ‘cất cánh’ giấc mơ Ấn Độ

Ngoại giao bán dẫn ‘cất cánh’ giấc mơ Ấn Độ

Ấn Độ đã công bố một kế hoạch táo bạo nhằm thúc đẩy ngành sản xuất điện tử với tham vọng biến quốc gia Nam Á này trở thành cường ...
Pháp: Nội các mới, thách thức cũ

Pháp: Nội các mới, thách thức cũ

Sau hai tháng rưỡi kể từ cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn, Thủ tướng Michel Barnier đã công bố nội các mới với thành phần ngả mạnh sang ...
Giá tiêu hôm nay 27/9/2024: Lực cầu yếu, thị trường trầm lắng, người mua ít quan tâm, nhà cung cấp thận trọng

Giá tiêu hôm nay 27/9/2024: Lực cầu yếu, thị trường trầm lắng, người mua ít quan tâm, nhà cung cấp thận trọng

Giá tiêu hôm nay 27/9/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 149.000 – 150.000 đồng/kg.
Gần 100 doanh nghiệp Việt Nam – Slovenia tham gia kết nối giao thương, tìm kiếm đối tác

Gần 100 doanh nghiệp Việt Nam – Slovenia tham gia kết nối giao thương, tìm kiếm đối tác

Ngày 26/9, tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn giao thương Việt Nam-Slovenia, thu hút sự tham gia của 100 doanh nghiệp từ hai nước.
Bến Tre sẽ lấn biển 50.000 ha phát triển kinh tế

Bến Tre sẽ lấn biển 50.000 ha phát triển kinh tế

Ba huyện Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú (Bến Tre) cùng vùng biển dài 65 km được quy hoạch là khu lấn biển rộng 50.000 ha, giúp tỉnh Bến Tre phát triển kinh tế.
Quan hệ giữa bang Victoria và TP. Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục gặt hái nhiều thành tựu quan trọng

Quan hệ giữa bang Victoria và TP. Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục gặt hái nhiều thành tựu quan trọng

Hai bên thống nhất tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, giáo dục, công nghệ, chuyển đổi xanh và nhiều lĩnh vực tiềm năng khác.
TP. Hồ Chí Minh và TP. Thẩm Dương (Trung Quốc) nhất trí hợp tác trong những lĩnh vực tiềm năng

TP. Hồ Chí Minh và TP. Thẩm Dương (Trung Quốc) nhất trí hợp tác trong những lĩnh vực tiềm năng

TP. Hồ Chí Minh mong muốn hai bên tăng cường hợp tác đầu tư, chia sẻ công nghệ và phát triển các lĩnh vực tiềm năng.
Bước ngoặt quan trọng của TP. Hồ Chí Minh và Trùng Khánh

Bước ngoặt quan trọng của TP. Hồ Chí Minh và Trùng Khánh

Trùng Khánh và TP. Hồ Chí Minh là 2 thành phố hữu nghị, thông qua hợp tác giao lưu có thể đặt nền móng cơ sở hợp tác sâu sắc hơn.
Trường hợp buộc phải đổi sang mẫu sổ đỏ mới từ ngày 1/1/2025

Trường hợp buộc phải đổi sang mẫu sổ đỏ mới từ ngày 1/1/2025

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về trường hợp buộc phải đổi sang mẫu sổ đỏ mới từ ngày 1/1/2025.
Bất động sản mới nhất: Dự kiến vị trí 3 thành phố mới ở Hà Nội, TPHCM áp dụng tạm bảng giá đất hiện hành để tính thuế

Bất động sản mới nhất: Dự kiến vị trí 3 thành phố mới ở Hà Nội, TPHCM áp dụng tạm bảng giá đất hiện hành để tính thuế

Lộ diện vị trí 3 thành phố mới ở Hà Nội, quy định về việc lập và thực hiện dự án tái định cư… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bộ Xây dựng đề nghị khẩn trương kiểm định, đánh giá chất lượng nhà chung cư cũ cần cải tạo

Bộ Xây dựng đề nghị khẩn trương kiểm định, đánh giá chất lượng nhà chung cư cũ cần cải tạo

Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương tổ chức thực hiện kiểm định, đánh giá chất lượng nhà chung cư cũ trên địa bàn...
Thông tin mới nhất về bảng giá đất TP. Hồ Chí Minh 2024

Thông tin mới nhất về bảng giá đất TP. Hồ Chí Minh 2024

TP. Hồ Chí Minh tiếp tục áp dụng bảng giá đất hiện hành để tính thuế, nghĩa vụ tài chính trên địa bàn từ ngày 1/8/2024.
Bất động sản mới nhất: Thị trường xuất hiện dấu hiệu đảo chiều, giá đất tăng sau điều chỉnh, thời hạn chi trả tiền bồi thường tái định cư

Bất động sản mới nhất: Thị trường xuất hiện dấu hiệu đảo chiều, giá đất tăng sau điều chỉnh, thời hạn chi trả tiền bồi thường tái định cư

Thị trường địa ốc ghi nhận tín hiệu tích cực, quy định về thời hạn chi trả tiền bồi thường tái định cư… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Vùng ven lập mặt bằng giá mới, đề xuất đánh thuế bất động sản thứ 2, bỏ cọc đấu giá đất Thanh Oai

Bất động sản mới nhất: Vùng ven lập mặt bằng giá mới, đề xuất đánh thuế bất động sản thứ 2, bỏ cọc đấu giá đất Thanh Oai

Đề xuất đánh thuế căn nhà thứ 2, giá biệt thự ven Hà Nội sẽ tăng, nhiều người bỏ cọc đấu giá đất Thanh Oai… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/9: USD trở lại đường đua, 'rượt đuổi' EUR

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/9: USD trở lại đường đua, 'rượt đuổi' EUR

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/9 ghi nhận đồng USD đã bật lên từ mức thấp nhất trong 14 tháng so với đồng EUR.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/9:  USD trong nước tăng, thế giới quay đầu giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/9: USD trong nước tăng, thế giới quay đầu giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/9 ghi nhận đồng USD giảm khi niềm tin của người tiêu dùng Mỹ đi xuống.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/9: EUR 'rớt thảm', USD tăng dần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/9: EUR 'rớt thảm', USD tăng dần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/9 ghi nhận đồng USD tăng nhẹ vào phiên giao dịch vừa qua, trong khi đồng EUR giảm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/9: USD 'chịu đòn', Yen Nhật cũng không yên ổn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/9: USD 'chịu đòn', Yen Nhật cũng không yên ổn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/9 ghi nhận đồng USD giảm giữa lúc thị trường đang vật lộn với đợt cắt giảm lãi suất từ Fed.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/9: Đồng USD trượt dốc, thị trường vật lộn với đợt cắt giảm của Fed

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/9: Đồng USD trượt dốc, thị trường vật lộn với đợt cắt giảm của Fed

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/9, đồng USD trượt dốc khi thị trường đang vật lộn với đợt cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản từ Fed.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/9: USD thăng trầm, Bảng Anh hoạt động tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/9: USD thăng trầm, Bảng Anh hoạt động tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay đã trải qua một phiên giao dịch đầy biến động sau khi Fed tiến hành cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản.
Phiên bản di động