TIN LIÊN QUAN | |
Vòng tay nhận dạng điện tử cho người hành hương tới Mecca | |
Ý thức được phát triển như thế nào? |
Xuất hiện tại Nhật vào năm 1999, hệ thống biểu tượng cảm xúc ban đầu chỉ có 175 kí hiệu. Đến nay, nó đã phát triển đến con số 1.800 và trở thành phương thức giao tiếp nhanh nhất thế giới.
Biểu tượng cảm xúc. (Nguồn: Stickers) |
Shigetaka Kurita: Cha đẻ của Emoji
Nếu biết những biểu tượng cảm xúc (emoji) đầu tiên mà mình thiết kế sẽ trở thành một hình thức giao tiếp phát triển nhanh nhất trên thế giới như hiện nay, có lẽ ông Shigetaka Kurita sẽ chọn lựa chúng cẩn thận hơn.
Emoji ra mắt vào tháng 2/1999 trên điện thoại di động tại Nhật Bản, thực sự mang lại bước đột phá trong việc giao tiếp thời bấy giờ. Bộ biểu tượng cảm xúc emoji lúc đầu chỉ có 176 ký hiệu, trong đó có 5 biểu tượng hình Mặt trăng, 3 biểu tượng đồng hồ và hai trạng thái đóng, mở của chiếc ô.
Dù chưa được bất cứ cơ quan nào nào kiểm định, sáng kiến của của Kurita được đông đảo cộng đồng mạng ưu tiên lựa chọn sử dụng. Ông cũng phản bác lại mạnh mẽ những ý kiến trái chiều đối với sản phẩm của mình bằng cách chứng minh sự tiện dụng phổ biến mà nó mang lại. Ngày nay, emoji đã phát triển đến con số 1.800 biểu tượng, ước tính khoảng hơn 90% cộng đồng mạng trên thế giới đang sử dụng.
Theo nhận định của bà Satoe Haile, một nhà thiết kế biểu tượng cảm xúc làm việc tại Google, emoji là “sự giao tiếp vượt trên cả ngôn ngữ thông thường, xóa bỏ mọi rào cản ngôn ngữ và biên giới”.
Shigetaka Kurita - cha đẻ của emoji. (Nguồn: The Guardian) |
Quan điểm trái chiều
Trong khi được nhiều người hưởng ứng thì một số người lại cho rằng các emoji chỉ là những hình vẽ bé xíu và trông nguệch ngoạc. Năm ngoái, trên tạp chí The Guardian, nhà phê bình nghệ thuật Jonathan Jones đã từng mô tả biểu tượng cảm xúc chính là một sự thụt lùi trong việc giao tiếp của loài người.
Ông này còn lập luận thêm rằng, tiền thân của chúng là chữ tượng hình, chẳng bao giờ có thể tạo nên những tuyệt tác văn chương cho nhân loại như bộ sử thi Iliad và Odyssey. Lý do mà Jones đưa ra là khi so sánh với chữ viết thông thường, chữ tượng hình có nhiều mặt hạn chế nhất định khi diễn đạt một sự vật hiện tượng nào đó. Những biểu tượng cảm xúc không thể biểu đạt hết những gì tác giả muốn viết, bởi trong khi soạn tin nhắn, chúng chỉ là phần phụ họa, mang tính ngắn gọn và dễ hiểu đối với mọi người, hoặc thể hiện những trạng thái cảm xúc đơn thuần như vui vẻ hoặc tức giận.
Bộ biểu tượng cảm xúc ban đầu. (Nguồn: The Guardian) |
Bài báo phân tích thêm, con người đã mất nhiều thời gian để phát triển dần từ không có chữ viết đến những áng văn chương của đại thi hào Shakespeare, và đồng thời cũng chỉ trích việc mọi người sử dụng quá phổ biến các emoji chẳng khác nào vứt bỏ những thành tựu của nhân loại gây dựng trong ngần ấy thời gian. Bên cạnh đó, về lâu dài khả năng diễn đạt ngôn ngữ cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu trong một câu thường xuyên chèn ghép phần lớn là các biểu tượng cảm xúc.
Ngoài ra, nhiều mạng xã hội cũng hạn chế người dùng truy cập vào những biểu tượng cảm xúc được cho là “nhạy cảm”. Ví dụ như Instagram không cho phép người dùng tìm kiếm những kết quả có đính kèm biểu tượng “quả cà tím” vì cho đó nó biểu thị ẩn ý cho hành động khỏa thân và cơ quan sinh dục của nam giới
Phát triển trong tương lai
Sự thành công của biểu tượng cảm xúc đã thu hút nhiều cuộc nghiên cứu từ giới chuyên môn. Emoji cũng đã phát triển rất nhanh nên vấn đề đặt ra cho những người quản lý biểu tượng cảm xúc là cần thay đổi nhằm thích nghi với thời cuộc.
Trong năm 2015, tổ chức quản lý và phát triển bộ mã Unicode (còn được gọi là liên đoàn Unicode) đã tiến hành chuẩn hoá việc sử dụng các biểu tượng cảm xúc trên internet, phê chuẩn và bổ sung tính năng cho phép người dùng thay đổi màu sắc các emoji. Được biết, một bản cập nhật sắp tới sẽ bổ sung thêm các biểu tượng về giới tính theo các ngành nghề hiện nay, bao gồm cả xu hướng tình dục. Bằng cách này, biểu tượng cảm xúc mang lại thuận lợi tối ưu thông qua giao tiếp bằng hình ảnh.
Ngày nay, nhiều từ vựng bị mất hoặc bị mai một ngữ nghĩa ban đầu của nó và việc khôi phục sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức. Còn các emoji thì hoạt động theo phương thức khác. Unicode sẽ gắn mỗi đối tượng một mã văn bản số, dựa theo đó các công ty bổ sung một hình ảnh liên quan theo sở thích hay thẩm mỹ của họ. Việc chỉnh sửa các biểu tượng cũng dễ dàng khi chỉ cần vẽ lại các hình ảnh liên quan đến mã nhất định.
Đồng sáng lập liên đoàn Unicode và là Chủ tịch của Unicode Consortium, Mark Davis, 63 tuổi, là người đã góp phần xây dựng bản mã Unicode trong những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước khi còn làm việc ở chi nhánh của Apple tại Nhật Bản. Tại đây ông đã nỗ lực tìm ra cách mã hóa chữ kanji để chúng hiển thị một cách chính xác trên máy tính và hệ điều hành. Ngày nay, mỗi hệ điều hành, máy tính xách tay, điện thoại thông minh và thậm chí cả internet đều dựa trên nền tảng mã Unicode.
Trong 20 năm đầu phát triển, liên đoàn Unicode đã mã hóa hầu hết mọi đối tượng từ các ký tự đặc biệt, đến hệ thống chữ viết hiện đại và chữ viết cổ của phần lớn ngôn ngữ trên thế giới. Phiên bản mới nhất của Unicode chứa hơn 128.000 ký tự, bao gồm 135 ký tự hiện đại và lịch sử. Hằng năm, các nhà quản lý liên tục bổ sung số lượng lớn biểu tượng cảm xúc vào các bản cập nhật.
Mark Davis cho biết thêm, emoji vẫn chỉ là một phần nhỏ trong kế hoạch mà công ty ông đang làm và chỉ ra rằng các biểu tượng cảm xúc giúp liên đoàn để tiếp tục mục tiêu của mình trong việc hỗ trợ các ngôn ngữ bằng cách cho phép mọi người tiếp cận các mẫu tự.
Apple ra mắt dòng iPhone chống nước, chống bụi Ngày 7/9, Tập đoàn công nghệ Apple của Mỹ đã trình làng hai mẫu điện thoại thông minh iPhone 7 và iPhone 7 plus với ... |
Ấn Độ: Cử tri được phát smartphone miễn phí Nhiều chính trị gia Ấn Độ tuyên bố tặng quà công nghệ cho người dân để tranh thủ sự ủng hộ của họ cho cuộc ... |
Nhiều sản phẩm công nghệ mới tại triển lãm IFA 2016 Ngày 2/9, Triển lãm điện tử tiêu dùng và gia dụng quốc tế IFA 2016 đã chính thức khai mạc tại Trung tâm hội nghị ... |