EU và NATO nhất trí giữ liên lạc về vấn đề Nga bố trí quân gần biên giới Ukraine và các đề xuất an ninh của Moscow. (Nguồn: Anadolu Expres) |
Theo thông cáo của Cơ quan Đối ngoại châu Âu (EEAS), hai bên thảo luận về việc Nga triển khai quân đội ở biên giới với Ukraine và hai dự thảo thỏa thuận về đảm bảo an ninh mà Moscow đưa ra đối với Mỹ và các thành viên của NATO.
Cuộc điện đàm diễn ra trước khi ông Josep Borrell có chuyến thăm chính thức tới Ukraine từ tối 4-6/1.
Theo EEAS, ông Borrell nhắc lại sự ủng hộ kiên định của EU đối với chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, đồng thời nhấn mạnh, "Nga cần giảm leo thang căng thẳng và thực hiện đầy đủ các thỏa thuận Minsk".
Nhà ngoại giao hàng đầu EU lưu ý rằng, bất kỳ hành động gây hấn quân sự nào đối với Kiev sẽ phải chịu hậu quả nghiêm trọng.
Trong những tuần gần đây, Kiev và phương Tây nghi ngờ có sự bố trí của quân đội Nga gần biên giới Ukraine nhằm chuẩn bị cho một cuộc xâm lược.
Moscow nhiều lần bác bỏ cáo buộc và chỉ ra rằng, hoạt động quân sự của NATO gần biên giới của Nga bị coi là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của mình. Nga cũng cho biết họ có quyền điều động lực lượng trong lãnh thổ quốc gia.
Hồi tháng 12/2021, Moscow đã công bố các dự thảo thỏa thuận giữa Nga với Mỹ và NATO về đảm bảo an ninh. Các đề xuất, nếu được nhất trí, sẽ ngăn NATO mở rộng ở Đông Âu, cấm Mỹ và Nga triển khai các tên lửa tầm trung và tầm ngắn hơn trong khoảng cách tấn công lãnh thổ của nhau, cùng các điều khoản khác.
Dự kiến, Nga-Mỹ sẽ đàm phán về các thỏa thuận này vào ngày 10/1, sau đó, Hội đồng Nga-NATO sẽ nhóm họp vào ngày 12/1 để bàn về các đề xuất an ninh trên.
Nga không gửi đề xuất tới EU hay đề xuất cuộc họp với khối này. Hồi cuối tháng 12/2021, Đại diện cấp cao EU Borrell tuyên bố, khối này không muốn trở thành khán giả không liên quan những quyết định trong thỏa thuận an ninh giữa Nga với Mỹ và NATO.
Ông Borrell cho rằng, EU nên có một vị trí trên bàn đàm phán về an ninh châu Âu và khẳng định, nếu Nga muốn nói về cấu trúc an ninh ở châu Âu và về đảm bảo an ninh bắt đầu từ tháng 1/2022, thì đây không chỉ là vấn đề của Mỹ và Nga.
| Tin thế giới 4/1: Tính toán của Thủ tướng Đức với Nga; Hành động chưa từng có tiền lệ ở HĐBA; Covid-19 tạo cơn 'sóng thần' lịch sử ở Mỹ Quan hệ Nga với NATO, Đức, tuyên bố của 5 cường quốc hạt nhân, khủng hoảng chính trị ở Sudan, thỏa thuận an ninh 3 ... |
| Lý do Thủ tướng Nhật Bản Kishida hủy chuyến thăm Mỹ, Australia Ngày 4/1, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio thông báo hủy chuyến thăm Mỹ và Australia, vốn để tổ chức các cuộc gặp thượng đỉnh ... |