EU cấm dầu Nga, bắt tay tìm ‘cú đấm bồi’, Ukraine-phương Tây có còn 'cơm lành, canh ngọt'?

Hải An
Trong bài viết đăng ngày 14/6 trên attaqa.net, tác giả Vandana Hari* cho rằng, trước lệnh cấm vận dầu của EU, Nga đang nỗ lực tạo dựng thị trường và khách hàng mới, doanh thu ngày càng tăng do giá dầu tăng cao. Điều này khiến Mỹ và các nước châu Âu tiếp tục tìm cách gây áp lực lên Moscow.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
EU cấm dầu Nga, không dễ như lý thuyết, bắt tay tìm ‘cú đấm bồi’, Ukraine-phương Tây có nguy cơ rạn nứt. (Nguồn: Rappler)
Trong những ngày gần đây, các nhà lãnh đạo Mỹ và EU được cho là đã tích cực nối lại các cuộc thảo luận về ý tưởng thành lập 'nhóm người mua' và đặt giới hạn giá đối với dầu xuất khẩu của Nga. (Nguồn: Rappler)

Giá dầu thô đã tăng lên mức cao nhất trong ba tháng vào tuần trước trong bối cảnh Liên minh châu Âu (EU) vào ngày 3/6 đã thông qua gói trừng phạt thứ sáu chống lại Moscow, bao gồm lệnh cấm một phần đối với dầu của Nga.

Thông qua việc loại bỏ dần việc nhập khẩu dầu thô và sản phẩm tinh chế từ dầu của Nga qua đường biển, khối này đặt mục tiêu giảm 90% lượng dầu nhập khẩu từ Nga vào cuối năm nay.

Năm 2021, mỗi ngày, EU đã mua khoảng 2,2 triệu thùng dầu thô và 1,2 triệu thùng dầu tinh chế từ Nga. Do đó, nếu thực hiện thành công, lệnh cấm vận mới nhất của EU sẽ khiến khoảng 3 triệu thùng dầu/ngày bị loại khỏi thị trường EU.

Thị trường toàn cầu gặp khó

Thêm vào đó, với khoảng 700.000 thùng/ngày do Mỹ cấm nhập và 130.000 thùng/ngày do Anh từ chối, mỗi ngày, Nga có khoảng 3,8 triệu thùng dầu đang tìm người mua bên ngoài châu Âu.

Ngay cả khi Moscow có thể chuyển khoảng 2 triệu thùng/ngày đến Trung Quốc và Ấn Độ (bởi hai nước sẽ chỉ mua dầu thô chứ không mua sản phẩm tinh chế), thị trường toàn cầu vẫn có thể thiếu khoảng 1,8 triệu thùng dầu mỗi ngày.

Tuy nhiên, dự đoán về khả năng Nga có thể bán sang Trung Quốc và Ấn Độ tới 2 triệu thùng dầu thô mỗi ngày là một nhận định được cho là lạc quan quá mức.

Tin liên quan
Ảnh ấn tượng tuần (6-12/6): Xung đột Nga-Ukraine, bắn siêu lựu pháo Mỹ M777 ở Donetsk, Tổng thống Zelensky nói về trận quyết định số phận Donbass Ảnh ấn tượng tuần (6-12/6): Xung đột Nga-Ukraine, bắn siêu lựu pháo Mỹ M777 ở Donetsk, Tổng thống Zelensky nói về trận quyết định số phận Donbass

Nếu EU hủy bỏ các hợp đồng mua nhanh hơn, Moscow có thể định tuyến lại, thì nhiều hoạt động sản xuất của Nga sẽ phải ngừng, điều này có thể gây ra nhiều khó khăn cho việc khôi phục sau này. Sự không chắc chắn này cũng là một nguyên nhân khác dẫn đến sự căng thẳng về nguồn cung trên thị trường.

Nhu cầu dầu thô ngày càng tăng của Ấn Độ bị hạn chế bởi sự nhạy cảm về giá cả, chi phí vận chuyển hàng hóa cao và phí bảo hiểm cho việc vận chuyển dầu của Nga ngày càng tăng.

Việc Trung Quốc gia tăng mua hàng được dự đoán là do nhu cầu dầu trong nước phục hồi. Tuy nhiên, nhu cầu không cao và không đồng đều trong bối cảnh các hạn chế do Covid-19 vẫn được áp dụng ở một số địa phương.

Rào cản từ bảo hiểm vận chuyển

Giờ đây, có một thách thức khác mà tập đoàn dầu khổng lồ Rosneft của Nga sẽ phải tính đến, đó là bị các hãng bảo hiểm ở châu Âu từ chối bảo hiểm vận chuyển.

Gói trừng phạt mới nhất cấm các công ty EU cung cấp bảo hiểm và tái bảo hiểm, cùng các dịch vụ khác, đối với các chuyến hàng chở dầu của Nga đến các nước thứ ba.

Việc các nhà giao dịch năng lượng toàn cầu như Vitol, Trafigura và Glencore rút lui khỏi dầu mỏ của Nga trong những tuần gần đây đã nhường chỗ cho các công ty nhỏ và ít được biết.

Các thực thể từ Nga, Trung Quốc, Ấn Độ hoặc các quốc gia khác bên ngoài Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) có thể cũng sẽ tăng cường tạo ra các điều khoản bảo hiểm vận chuyển mới, có thể theo cách Iran và người mua đã thực hiện dưới những lệnh trừng phạt của Mỹ. Tuy nhiên, những lựa chọn thay thế như vậy cần có thời gian.

Mỹ, EU đuổi theo ý tưởng "giới hạn giá"

Trước lệnh cấm vận dầu của EU, Nga đang nỗ lực tạo dựng các thị trường và khách hàng mới. Điều này không chỉ duy trì khoản thu cho Moscow mà ngân sách Nga còn có xu hướng tăng lên do giá dầu tăng cao.

Tuy nhiên, rõ ràng việc này đã khiến Mỹ và EU không hài lòng và có thể gây áp lực lên Nga.

Trong những ngày gần đây, các nhà lãnh đạo Mỹ và EU được cho là đã tích cực nối lại các cuộc thảo luận về ý tưởng thành lập “nhóm người mua” và đặt giới hạn giá đối với dầu xuất khẩu của Nga.

Theo Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen, các đồng minh phương Tây muốn giữ cho dầu của Nga tiếp tục chảy đến những khách hàng như Trung Quốc và Ấn Độ, vì điều đó sẽ giúp ổn định giá toàn cầu trước áp lực gia tăng từ các lệnh cấm vận.

Tuy nhiên, theo The Wall Street Journal, vẫn giữ mục tiêu hạn chế doanh thu từ dầu mỏ của Moscow, Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đang tìm hiểu ý tưởng về việc “thỏa thuận” với các công ty bảo hiểm để các công ty này chỉ bảo hiểm vận chuyển các chuyến dầu của Nga có giới hạn giá đến các nước thứ ba.

Dầu mỏ Nga đang chuyển hướng sang châu Á
Nếu thực hiện thành công, lệnh cấm vận mới nhất của EU sẽ khiến khoảng 3 triệu thùng dầu bị loại khỏi thị trường EU mỗi ngày. (Nguồn: AP)

Mặc dù giá dầu thô Urals của Nga đang giảm với mức chiết khấu khoảng 35 USD/thùng so với mức dưới 2 USD/thùng của dầu Brent, nhưng giá dầu thô tiếp tục tăng và lượng mua của Trung Quốc cũng như Ấn Độ tăng sẽ tiếp tục mang về nguồn thu lớn cho Moscow. Điều này đang gây khó khăn cho Mỹ và các đồng minh.

Về mặt lý thuyết, mặc dù có vẻ đơn giản nhưng ý tưởng về việc các công ty bảo hiểm chung tay cùng Mỹ và EU áp đặt trần giá đối với dầu thô của Nga là mong manh và không thực tế.

Việc áp đặt các biện pháp trừng phạt thứ cấp đối với Trung Quốc và Ấn Độ nếu họ trả nhiều hơn giới hạn giá mà phương Tây đặt ra cho dầu thô của Nga cũng đang được coi là một lựa chọn, nhưng rõ ràng, đây sẽ là một “bãi mìn” ngoại giao.

Ukraine bế tắc khiến các đồng minh rạn nứt

Sự bế tắc trong xung đột Nga-Ukraine, diễn ra hơn 100 qua (từ 24/2), đã thúc đẩy suy nghĩ mới về "trò chơi kết thúc" có thể trông như thế nào.

Vấn đề là, chính những người trong cuộc cũng không tìm được quan điểm đồng thuận nào về triển vọng thị trường năng lượng.

Một vấn đề lớn hơn là Mỹ, EU và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky dường như đang rời xa nhau về các vấn đề cốt lõi như hỗ trợ quân sự của phương Tây đối với Kiev, EU nên đi xa và nhanh như thế nào đối với lệnh cấm nhập khẩu năng lượng của Nga.

Và một điều quan trọng khác, các điều khoản của một lệnh ngừng bắn phải như thế nào.

Trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times vào tuần trước, Tổng thống Zelensky nói rằng, việc giành lại chủ quyền hoàn toàn trên lãnh thổ Ukraine vẫn là mục tiêu cuối cùng của ông.

Tuy nhiên, Kiev đang phải vật lộn để đẩy lùi các lực lượng Nga ở phía Đông, trong bối cảnh nước này liên tục yêu cầu Mỹ và EU cung cấp vũ khí hạng nặng hơn, tầm xa hơn, trong khi các đồng minh NATO lo lắng về việc kích động căng thẳng leo thang.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuần trước cho biết, điều quan trọng là không "làm bẽ mặt" Nga, lặp lại một khẳng định mà ông cũng đã đưa ra vào tháng trước và khiến ông Zelensky bối rối.

Trong bối cảnh hiện nay, thị trường dầu toàn cầu không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải tiếp tục gồng mình thắt chặt nguồn cung.

* Vandana Hari là người sáng lập và Giám đốc điều hành của Vanda Insights, đơn vị chuyên phân tích vĩ mô thị trường dầu mỏ toàn cầu.

Giá vàng hôm nay 14/6, Giá vàng lao dốc thẳng đứng, USD thể hiện quyền lực, vàng Nga lách trừng phạt, chênh lệch vàng SJC và thế giới thêm rộng

Giá vàng hôm nay 14/6, Giá vàng lao dốc thẳng đứng, USD thể hiện quyền lực, vàng Nga lách trừng phạt, chênh lệch vàng SJC và thế giới thêm rộng

Giá vàng hôm nay 14/6 giảm mạnh. Vàng bị ảnh hưởng bởi sức mạnh của đồng USD và lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ. ...

Ảnh ấn tượng tuần (6-12/6): Xung đột Nga-Ukraine, bắn siêu lựu pháo Mỹ M777 ở Donetsk, Tổng thống Zelensky nói về trận quyết định số phận Donbass

Ảnh ấn tượng tuần (6-12/6): Xung đột Nga-Ukraine, bắn siêu lựu pháo Mỹ M777 ở Donetsk, Tổng thống Zelensky nói về trận quyết định số phận Donbass

Xung đột Nga-Ukraine, giao tranh ở Donbass, Tổng thống Nga Putin gặp người đồng cấp Turkmenistan, ông Zelensky nói về nhu cầu vũ khí hạng ...

(theo attaqa.net)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Xem nhiều

Đọc thêm

Hòa Bình tạo sức hút từ bốn khâu đột phá chiến lược

Hòa Bình tạo sức hút từ bốn khâu đột phá chiến lược

Với quyết tâm xây dựng quê hương, hơn nửa nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Hòa Bình đã đạt những kết quả khả quan và toàn ...
Hội nghị ICAPP 12: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh chìa khóa giải quyết xung đột trên thế giới

Hội nghị ICAPP 12: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh chìa khóa giải quyết xung đột trên thế giới

Phát biểu tại Hội nghị ICAPP 12, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, chìa khóa để giải quyết hòa bình các bất đồng, xung đột là thông qua đối thoại...
Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Iran tuyên bố sẽ khởi động một loạt máy ly tâm mới và tiên tiến để đáp trả việc IAEA ra nghị quyết yêu cầu Tehran cải thiện hợp tác.
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại trường Đại học quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại trường Đại học quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm tin tưởng khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện vừa thiết lập sẽ mở ra một kỷ nguyên phát triển mới trong quan hệ ...
Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Ngày 22/11, Chủ tịch nước vừa có Quyết định về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới  44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR.
Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay: Cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành cơ khí và công nghiệp hỗ trợ

Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay: Cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành cơ khí và công nghiệp hỗ trợ

Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay lần thứ 9 - Vietnam Hardware & Hand Tools Expo 2024 (VHHE) sẽ diễn ra từ 5-7/12 tại TP. Hồ Chí Minh.
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11, tăng gần 2% khi xung đột Nga -Ukraine gia tăng nhanh chóng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô.
Giá heo hơi hôm nay 22/11: Giữ giá trên cả 3 miền, nguồn cung thị trường toàn cầu giảm sút

Giá heo hơi hôm nay 22/11: Giữ giá trên cả 3 miền, nguồn cung thị trường toàn cầu giảm sút

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay giữ ổn định trên cả nước. Theo khảo sát, thị trường heo hơi toàn quốc hiện dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Doanh nghiệp Hàn Quốc 'mách' Việt Nam cách tăng năng suất, cải thiện hiệu quả sản xuất

Doanh nghiệp Hàn Quốc 'mách' Việt Nam cách tăng năng suất, cải thiện hiệu quả sản xuất

TS. Nguyễn Văn Thân thông tin, Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc 2024 đã thu hút hơn 500 đại biểu từ hai quốc gia.
Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Khảo sát thị trường chung cư Hà Nội, Hải Dương đề nghị dừng thanh tra 10 dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

Theo Báo cáo của Batdongsan.com.vn nửa cuối năm 2024, 73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Căn hộ chung cư vẫn là 'điểm nóng' của thị trường, gần 4.000 căn hộ cũ tại TP.HCM sắp được sửa chữa… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Loạt dự án chung cư giá tăng vọt tại Hà Nội và TPHCM, Cần Thơ kiểm kê đất đai chuyên đề về sân golf… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Giải thưởng Nhà môi giới bất động sản Việt Nam nhằm tôn vinh các cá nhân có đóng góp tích cực, nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững.
Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Tồn kho ngày càng lớn, giá chung cư tại TPHCM chạm 80 triệu đồng/m2, Hà Nội thu hồi hơn 7.100 m2 đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11 ghi nhận đồng USD lên mức 107,15, mức cao nhất kể từ ngày 4/10/2023.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11 ghi nhận Yen Nhật, đồng Franc Thụy Sỹ và đồng bạc xanh đã tăng giá.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11 tiếp tục hạ nhiệt, vẫn neo trên mức 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11 ghi nhận đồng USD giảm trong khi đồng EUR tăng 0,54%, đạt mức 1,0598 USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11 ghi nhận USD mua vào tại các thị trường tự do đang cao hơn 465 đồng so với kênh ngân hàng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11 ghi nhận đồng USD tăng giá so với các đồng tiền chính, neo ở mức đỉnh trong một năm.
Phiên bản di động