Lệnh cấm của EU đối với than của Nga có hiệu lực. Hình ảnh tàu chở hàng của Nga dỡ than tại cảng Rostock của Đức. (Nguồn: Reuters) |
Lệnh cấm được đưa ra vào thời điểm EU đang vật lộn với chi phí năng lượng tăng vọt sau khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Hồi tháng 4, các nhà lãnh đạo của 27 quốc gia EU đã đồng ý lệnh cấm vận than của Nga nhằm tác động vào mục tiêu xuất khẩu năng lượng quan trọng của nước này.
Biện pháp này phải chịu thời gian gia hạn 120 ngày trước khi thực hiện đầy đủ, để cho phép các hợp đồng đã có từ trước được thực hiện.
Cho đến năm ngoái, EU đã nhập khẩu khoảng 45% lượng than, ước tính trị giá khoảng 4 tỷ Euro (4,1 tỷ USD) từ Nga.
Một số quốc gia bao gồm Đức và Ba Lan sử dụng than để sản xuất điện nên đặc biệt phụ thuộc vào Moscow. Đối mặt với việc nguồn cung khí đốt của Nga bị cắt giảm trong những tháng gần đây, các thành viên EU như Đức, Áo, Hà Lan và Italy đã tăng cường sử dụng các nhà máy nhiệt điện than.
Lệnh cấm vận đối với Nga đã thúc đẩy EU đẩy mạnh nhập khẩu từ các nguồn khác, bao gồm Mỹ, Australia, Nam Phi và Indonesia.
| Nguồn cung năng lượng châu Âu lại 'gặp nạn', vấn đề không phải từ Nga? An ninh năng lượng của châu Âu phải hứng chịu thêm một "đòn" nữa, khi dầu thô Nga tại đường ống Druzhba chảy qua Ukraine ... |
| Kế hoạch khí đốt mới của EU chính thức có hiệu lực, Đức nói gì? Cơ quan quản lý năng lượng Đức (Bundesnetzagentur) hoan nghênh kế hoạch khí đốt khẩn cấp của Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu có ... |