EU nhất trí sơ bộ về sử dụng tài sản bị phong tỏa của Ngân hàng trung ương Nga. (Nguồn: Reuters) |
Thông tin trên được Reuters dẫn nguồn tin từ Bỉ - quốc gia đang giữ chức chủ tịch EU - đăng tải ngày 29/1.
Đây được xem là bước đầu tiên trong kế hoạch sử dụng tài sản bị đóng băng của Nga trong nỗ lực tái thiết Ukraine - vốn bị ảnh hưởng do chiến dịch quân sự đặc biệt kéo dài gần hai năm qua.
Theo nguồn tin, các Đại sứ từ 27 nước EU đã đồng ý về mặt nguyên tắc việc sử dụng lợi nhuận liên quan đến tài sản của Nga để hỗ trợ tái thiết quốc gia Đông Âu đang có xung đột.
Tin liên quan |
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/1: USD dao động gần với mức cao nhất 6 tuần |
Văn bản này sẽ trải qua quá trình kiểm tra pháp lý và ngôn ngữ trước khi các nước áp dụng nó. Nguồn tin cho biết, việc này sẽ diễn ra sớm nhất có thể. Sau đó, EC dự kiến sẽ đề xuất chuyển số tiền đến Kiev nhưng chưa rõ thời điểm cụ thể.
Trước đó, Italy, Đức và Pháp tỏ ra hoài nghi về các động thái liên quan đến tài sản của Nga.
Các nước trên cho rằng, việc sử dụng tài sản bị phong tỏa có thể khiến các nhà đầu tư từ các quốc gia khác nghi ngờ về sự an toàn của cổ phần họ nắm giữ ở EU và có động thái rút đầu tư khỏi châu Âu. Điều này sẽ làm suy yếu đồng Euro trong dài hạn.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Italy Fabio Panetta nhấn mạnh: "Không nên sử dụng đồng Euro như một công cụ trong các lệnh trừng phạt và tranh chấp chính trị, vì nó sẽ gây tổn hại đến hình ảnh và vị thế của đồng tiền này".
* Về phía Nga, giữa tháng 1/2024, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Maria Zakharova cáo buộc phương Tây đang cố gắng tạo ra "vỏ bọc pháp lý" để lấy đi tài sản chủ quyền của Moscow - một động thái mà nước này đã nhiều lần cảnh báo sẽ vi phạm luật pháp quốc tế và làm suy yếu hệ thống tài chính toàn cầu.
Cáo buộc Washington đang tìm cách thúc ép EU tham gia kế hoạch tịch thu tài sản của Nga, bà Zakharova cảnh báo: "Moscow sẽ đáp trả quyết liệt nếu tài sản của đất nước 'bị đánh cắp'. Các biện pháp đáp trả sẽ được thực hiện. Chúng sẽ gây đau đớn!".
Trong khi đó, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, Nga đã lên sẵn danh sách các tài sản của phương Tây có thể tịch thu nếu Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) quyết định tịch thu tài sản bị đóng băng của Moscow.
| Đồng lòng ra khỏi 'nhà chung' ECOWAS - ba nước Tây Phi nói gì? Ba quốc gia do chính quyền quân sự đứng đầu gồm Niger, Mali và Burkina Faso thông báo sẽ rời Cộng đồng Kinh tế Tây ... |
| Tháng 1/2024, cả nước có 13,5 nghìn doanh nghiệp thành lập mới Sáng 29/1, Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) công bố báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 1/2024. |
| Lộ diện 'bộ ba' giúp kinh tế Nga trụ vững; đâu là 'bức màn sắt' Moscow và châu Âu? Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã không khiến nền kinh tế Nga suy sụp. Ngược lại, động thái đó lại trở thành ... |
| Financial Times: EU dọa hủy hoại nền kinh tế Hungary, Budapest nói 'không chấp nhận' Ngày 28/1, tờ Financial Times đưa tin, Liên minh châu Âu (EU) sẽ hủy hoại nền kinh tế Hungary nếu Budapest chặn gói cứu trợ ... |
| Saudi Arabia: Việc đảm bảo sự ổn định của thị trường dầu mỏ toàn cầu không phải trách nhiệm của riêng Riyadh Ngày 29/1, Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia Abdulaziz bin Salman nhấn mạnh sự cần thiết phải thúc đẩy các nỗ lực chung nhằm đảm ... |