EU 'đốt' hàng tỷ USD cho LNG, bước đi giúp từ bỏ khí đốt Nga hay đẩy thị trường vào ngõ cụt?

Linh Chi
Liên minh châu Âu (EU) đang đầu tư hàng tỷ USD vào cơ sở hạ tầng trong nỗ lực thay thế nhiên liệu của Nga bằng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG).
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tàu chở LNG sẽ cung cấp khí đốt cho EU trong tương lai để thay thế khí đốt của Nga.
LNG đang thay thế khí đốt của Nga tại châu Âu. (Nguồn: Getty Images)

Ngày 5/3, chỉ hơn một tuần sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen bày tỏ lo ngại rằng, Điện Kremlin có thể "tắt vòi" khí đốt của khối. Vì vậy, khối gấp rút chấm dứt sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga càng nhanh càng tốt bằng cách tìm các nguồn cung thay thế. Trong đó, LNG là một lựa chọn.

Lượng tiền lớn đang "chảy" vào LNG

Theo Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), nước tiêu thụ khí đốt lớn nhất ở EU là Đức, tiếp theo là Italy, Hà Lan, Slovakia và Pháp. Các quốc gia này hiện đang cố gắng thay thế khí đốt nhập khẩu từ Nga bằng các nguồn cung cấp khác.

Theo dữ liệu do nhóm phân tích Dịch vụ Tình báo hàng hóa độc lập (ICIS) cung cấp, từ tháng 1 đến tháng 9, nhu cầu về LNG của các quốc gia châu Âu đã tăng đáng kể. Nhu cầu ở Pháp tăng 88% so với cùng kỳ năm 2021, Hà Lan tăng 109% và Bỉ tăng 157%.

Ông Paula Di Mattia Peraire, nhà phân tích khí đốt của ICIS cho biết, kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự, nhập khẩu LNG vào châu Âu đã tăng 58%. Hiện Đức, Hy Lạp, Italy, Ireland, Pháp, Hà Lan và Ba Lan đang mở rộng cơ sở hạ tầng của họ để tiếp nhận LNG.

Nhà phân tích Peraire nói: "Có rất nhiều khoản đầu tư ở châu Âu liên quan đến LNG. Nếu tất cả các dự án này thành hiện thực - khoảng 15 dự án mới cho đến cuối năm 2024 - thì công suất sẽ tăng thêm 70 tỷ m³/năm".

Ông Alex Munton, một nhà phân tích LNG của nhóm nghiên cứu năng lượng Rapidan cho hay, cách mà châu Âu đang làm để mua khối lượng lớn LNG là trả nhiều tiền hơn những thị trường khác.

Số liệu của ICIS xác nhận, mức độ giảm nhu cầu LNG ở các quốc gia bên ngoài châu Âu, đặc biệt là ở châu Á. Tại Bangladesh, nhu cầu giảm 10% so với năm 2021; ở Pakistan giảm 19%, trong khi ở Trung Quốc giảm 22%.

Bên cạnh đó, tại khu vực này, một lượng tiền đặc biệt lớn của các chính phủ đang chảy vào các cảng ven biển, nơi "dừng chân" của LNG. Hiện tại, ở Biển Bắc và Biển Baltic có rất ít cảng có thể tiếp nhận LNG.

Hơn nữa, thay vì chảy từ Đông sang Tây, LNG sẽ phải chảy từ Tây Ban Nha, Pháp và Hà Lan đến Trung và Đông Âu. Tuy nhiên, do các đường ống dẫn khí đốt chủ yếu là đường một chiều nên "dòng chảy ngược" này chỉ có thể diễn ra ở mức hạn chế.

Tin liên quan

Khủng hoảng năng lượng chưa

Khủng hoảng năng lượng chưa 'buông tha' châu Â

Trong khi đó, để thay thế 167 tỷ m3 khí đốt hàng năm của Nga, EU sẽ cần khoảng 1.800 chuyến tàu, với dung tích 175.000 m3/tàu, hoặc 5 chuyến mỗi ngày.

Theo Viện Kinh tế vận tải và hậu cần, EU cần thêm 160 tàu chở dầu mới, với tổng số tiền là 35,2 tỷ USD.

Khoản đầu tư "không có ý nghĩa"?

Trước đó, EU đã đạt được một thỏa thuận với mục tiêu trung hòa về khí hậu vào năm 2050. Tuy nhiên, nếu EU sử dụng nhiều LNG hơn, lượng khí thải sẽ tăng lên.

Ông Ganna Gladkykh tại Liên minh Nghiên cứu Năng lượng châu Âu (EERA) nhận định: "Châu Âu đang đối mặt với một trường hợp khẩn cấp. Ngay cả Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cũng đã cảnh báo, không nên đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch, không đầu tư vào cơ sở hạ tầng nhiên liệu hóa thạch.

Việc EU bơm hàng tỷ Euro vào cơ sở hạ tầng khí đốt là trái ngược với điều đó. Không có ý nghĩa gì khi đầu tư vào LNG và đặc biệt là ở châu Âu".

Ngoài ra, dù luôn thể hiện quyết tâm “cai nghiện” khí đốt Nga, nhưng Đức và một số nước châu Âu vẫn tăng cường nhập khẩu LNG.

Số liệu của Viện Kinh tế thế giới (IfW) có trụ sở tại Đức cho thấy, tổng nguồn cung LNG của Nga sang châu Âu đã đạt mức kỷ lục kể từ đầu năm tới nay.

Hãng tin ZDF của Đức cũng tiết lộ, LNG của Nga được giao cho Bỉ, nhưng trên thực tế, những lô hàng này được chuyển tới Đức dù số lượng tương đối khiêm tốn, chỉ khoảng gần 5 tỷ m3/năm, chiếm từ 5-6% tổng lượng khí đốt tiêu thụ hằng năm ở Đức. Do Đức chưa có kho cảng LNG riêng nên vẫn đang mua thông qua các nước láng giềng như Pháp, Bỉ và Hà Lan.

Còn theo tờ Handelsblatt, nhập khẩu LNG của châu Âu từ Nga đã đạt mức cao kỷ lục trong năm qua. So với năm 2021, Liên minh châu Âu (EU) và Anh đã mua thêm 20% lượng LNG từ Moscow.

Khi nào EU "thoát ly" khí đốt Nga?

Không giống như khí đốt từ đường ống của Nga hay Qatar, LNG phải được hóa lỏng trước khi vận chuyển. Để làm được điều này, khí được nén bằng áp suất và sau đó "giảm áp suất" một lần nữa. Trong quá trình này, có tới 8% đến 25% sản lượng năng lượng bị thất thoát do hoạt động của máy nén.

Sau đó, LNG phải được vận chuyển qua đường biển. Khoảng cách càng dài, lượng khí thải carbon càng lớn. Khí đốt từ Australia vận chuyển đến châu Âu sẽ có "chi phí vận chuyển" gấp 5 lần so với khí đốt từ Algeria.

Nga cũng dự định hóa lỏng và bán khí đốt. Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp kết thúc nhanh chóng chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, thị phần của Nga trên thị trường khí đốt ở châu Âu có thể sẽ tiếp tục giảm vì những lý do chính trị.

Điện Kremlin rất có thể sẽ phải "gạch tên" khách hàng mua khí đốt trị giá hàng tỷ USD là châu Âu và chuyển sự chú ý sang "những ngôi nhà mới" như Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản.

Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt quốc tế sau chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine sẽ hạn chế khả năng lắp ráp cơ sở hạ tầng kỹ thuật cần thiết của Nga. Đến nay, hầu hết các đối tác phương Tây đã bỏ hợp tác với Nga.

Các nhà khoa học tại viện nghiên cứu Agora Energiewende và E3G tính toán, EU có thể giảm nhu cầu khí đốt và thoát khỏi phụ thuộc Nga trong vòng "1 đến 4 năm".

Cụ thể, khoảng 20% nhu cầu có thể được thay thế thông qua thực hiện kế hoạch "Fit for 55" của EC. Và 45% nhu cầu có thể đạt được thông qua bơm nhiệt, cách nhiệt và mở rộng năng lượng xanh.

Ngoài ra, EU cần nhập khẩu 35% lượng khí đốt từ các quốc gia khác, tương đương khoảng 50 tỉ m³ khí đốt.

IEA hiến kế giúp EU tránh khủng hoảng khí đốt

IEA hiến kế giúp EU tránh khủng hoảng khí đốt

IEA cho rằng, nếu không thực hiện các đề xuất, chênh lệch giữa cung và cầu khí đốt ở châu Âu có thể lên tới ...

Khủng hoảng năng lượng: Czech sốt sắng thúc giục EU về áp giá trần khí đốt, EC muốn rà soát ngân sách

Khủng hoảng năng lượng: Czech sốt sắng thúc giục EU về áp giá trần khí đốt, EC muốn rà soát ngân sách

Bộ trưởng Công nghiệp Czech Jozef Sikela cho biết, ngày 13/12, bộ trưởng năng lượng của các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) phải ...

Khủng hoảng năng lượng chưa 'buông tha' châu Âu?

Khủng hoảng năng lượng chưa 'buông tha' châu Âu?

Khủng hoảng năng lượng tại châu Âu khiến các quốc gia trong khu vực phải trở lại với than đá, "chạy đua" tìm kiếm các ...

Khủng hoảng năng lượng: Nga 'gõ cửa' Ấn Độ và Pakistan, Moldova nói Gazprom không hoàn thành nghĩa vụ

Khủng hoảng năng lượng: Nga 'gõ cửa' Ấn Độ và Pakistan, Moldova nói Gazprom không hoàn thành nghĩa vụ

Ngày 15/12, Trưởng phòng kinh tế đối ngoại của tập đoàn độc quyền khí đốt Nga Gazprom Dmitry Khandoga cho hay, Ấn Độ và Pakistan ...

Chiến tranh năng lượng thế giới, Trung Quốc đang dần tiến đến vị trí dẫn đầu thị trường?

Chiến tranh năng lượng thế giới, Trung Quốc đang dần tiến đến vị trí dẫn đầu thị trường?

Đến nay, cạnh tranh quyền thống trị giữa Mỹ và Trung Quốc không chỉ là sự chạy đua về đầu đạn hạt nhân, tên lửa, ...

(theo Dw, Reuters)

Bài viết cùng chủ đề

Khủng hoảng năng lượng

Đọc thêm

'Lạm phát' điểm số và câu chuyện thực học

'Lạm phát' điểm số và câu chuyện thực học

Điểm số là mục tiêu mà mỗi học sinh luôn hướng đến nhưng không phải là thước đo duy nhất để đánh giá năng lực của mỗi người.
Người dân Panama tuần hành phản đối ý định kiểm soát kênh đào của Tổng thống đắc cử Mỹ

Người dân Panama tuần hành phản đối ý định kiểm soát kênh đào của Tổng thống đắc cử Mỹ

Ngày 9/1, hàng trăm người Panama đã xuống đường tuần hành tưởng niệm cuộc nổi dậy đẫm máu chống lại sự kiểm soát của Mỹ đối với kênh đào Panama ...
Giá xăng dầu hôm nay 10/1: Tăng tốc hơn 1%

Giá xăng dầu hôm nay 10/1: Tăng tốc hơn 1%

Giá xăng dầu hôm nay 10/1, thời tiết lạnh giá thúc đẩy nhu cầu nhiên liệu mùa Đông đã hỗ trợ giá dầu quay đầu tăng tốc hơn 1% tại ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/1: USD 'đắt đỏ hoàn hảo', EUR xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2022

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/1: USD 'đắt đỏ hoàn hảo', EUR xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2022

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/1 đồng USD được dự đoán sẽ tiếp tục duy trì sức mạnh.
'Mỏ vàng' năng lượng tái tạo giúp Việt Nam tăng trưởng kinh tế bền vững

'Mỏ vàng' năng lượng tái tạo giúp Việt Nam tăng trưởng kinh tế bền vững

Baoquocte.vn. Sở hữu tiềm năng to lớn cả về điện gió, điện Mặt trời và cả điện sinh khối, Việt Nam được xem là 'mỏ vàng' về năng lượng tái tạo.
Nợ công của Ukraine bằng 92% GDP, người dân đang thích nghi với xung đột

Nợ công của Ukraine bằng 92% GDP, người dân đang thích nghi với xung đột

Nợ quốc gia của Ukraine vào cuối năm 2024 đã lên tới 7 nghìn tỷ Hryvnia (khoảng 165,1 tỷ USD), tương đương 92% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Giá xăng dầu hôm nay 10/1: Tăng tốc hơn 1%

Giá xăng dầu hôm nay 10/1: Tăng tốc hơn 1%

Giá xăng dầu hôm nay 10/1, thời tiết lạnh giá thúc đẩy nhu cầu nhiên liệu mùa Đông đã hỗ trợ giá dầu quay đầu tăng tốc hơn 1% tại phiên giao dịch ngày 9/1.
'Mỏ vàng' năng lượng tái tạo giúp Việt Nam tăng trưởng kinh tế bền vững

'Mỏ vàng' năng lượng tái tạo giúp Việt Nam tăng trưởng kinh tế bền vững

Baoquocte.vn. Sở hữu tiềm năng to lớn cả về điện gió, điện Mặt trời và cả điện sinh khối, Việt Nam được xem là 'mỏ vàng' về năng lượng tái tạo.
Giá cà phê hôm nay 10/1/2025: Giá cà phê trong nước 'lao dốc', tiếp tục giảm trong năm 2025; cà phê rang xay có thể là động lực mới cho xuất khẩu

Giá cà phê hôm nay 10/1/2025: Giá cà phê trong nước 'lao dốc', tiếp tục giảm trong năm 2025; cà phê rang xay có thể là động lực mới cho xuất khẩu

Giá cà phê hôm nay 10/1/2025: Giá cà phê trong nước 'lao dốc', tiếp tục giảm trong năm 2025; Dự báo về thị trường xuất khẩu của hàng Việt?
Giá tiêu hôm nay 10/1/2025: Thị trường biến động không đồng nhất, nông dân, đại lý và nhà xuất khẩu hạn chế giao dịch và tiếp tục trữ hàng

Giá tiêu hôm nay 10/1/2025: Thị trường biến động không đồng nhất, nông dân, đại lý và nhà xuất khẩu hạn chế giao dịch và tiếp tục trữ hàng

Giá tiêu hôm nay 10/1/2025 tại thị trường trong nước biến động không đồng nhất ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 149.500 – 151.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 9/1/2025: Giá cà phê 'quay đầu', hàng tồn kho tăng mạnh, dự báo nhu cầu thị trường thế giới 2025 thế nào?

Giá cà phê hôm nay 9/1/2025: Giá cà phê 'quay đầu', hàng tồn kho tăng mạnh, dự báo nhu cầu thị trường thế giới 2025 thế nào?

Giá cà phê hôm nay 9/1/2025: Giá cà phê 'quay đầu', hàng tồn kho tăng mạnh, dự báo nhu cầu thị trường thế giới 2025 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay 9/1: Thế giới 'quay xe' giảm hơn 1%; trong nước nhiều khả năng giữ đà tăng

Giá xăng dầu hôm nay 9/1: Thế giới 'quay xe' giảm hơn 1%; trong nước nhiều khả năng giữ đà tăng

Kết thúc phiên giao dịch ngày 8/1, giá dầu bất ngờ giảm hơn 1%, từ bỏ mức tăng đầu phiên. Trong nước, giá xăng chiều nay được dự báo sẽ giữ đà tăng.
Bất động sản: ‘Nhiệt thị trường’ 2025 sẽ tỏa dần đều, nhận định phân khúc điểm sáng, Hà Nội cắt ‘cơn sốt’ đấu giá đất

Bất động sản: ‘Nhiệt thị trường’ 2025 sẽ tỏa dần đều, nhận định phân khúc điểm sáng, Hà Nội cắt ‘cơn sốt’ đấu giá đất

Nhận định phân khúc điểm sáng của thị trường năm 2025, đất đấu giá ngoại thành Hà Nội quay đầu giảm mạnh… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Giá chung cư tăng chóng mặt, vượt xa giá trị thực, nhận định phân khúc sẽ mang lại lợi nhuận tốt nhất năm 2025

Bất động sản: Giá chung cư tăng chóng mặt, vượt xa giá trị thực, nhận định phân khúc sẽ mang lại lợi nhuận tốt nhất năm 2025

Giá chung cư vượt xa giá trị thực, giao dịch vượt nhà phố, căn hộ trung tâm Hà Nội sẽ có lợi nhuận tốt nhất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Giá địa ốc dễ tăng khó giảm, dự báo 2 kịch bản thị trường năm 2025, bảng giá đất mới ở Hà Nội sẽ có tác động dây chuyền

Bất động sản: Giá địa ốc dễ tăng khó giảm, dự báo 2 kịch bản thị trường năm 2025, bảng giá đất mới ở Hà Nội sẽ có tác động dây chuyền

Giá nhà đất khó giảm, chuyên gia dự báo 2 kịch bản thị trường năm 2025… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản đã qua giai đoạn khó khăn nhất, nhà ở xã hội sẽ bứt phá

Bất động sản đã qua giai đoạn khó khăn nhất, nhà ở xã hội sẽ bứt phá

Bộ Xây dựng đánh giá thị trường bất động sản đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, phát triển nhà ở xã hội trong cả nước thời gian tới sẽ bứt phá...
Bất động sản: Thị trường chuyển mình, thời điểm vàng để đầu tư? Chung cư phía Nam ‘ngấm ngầm’ tăng giá, nơi giá đất cao nhất Hà Nội

Bất động sản: Thị trường chuyển mình, thời điểm vàng để đầu tư? Chung cư phía Nam ‘ngấm ngầm’ tăng giá, nơi giá đất cao nhất Hà Nội

Thị trường chuyển mình, thời điểm vàng để đầu tư, chung cư phía Nam 'âm thầm' tăng giá… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Thị trường chứng kiến ‘nghịch lý’ thú vị, nhiều dự án chung cư ‘cháy hàng’, phân khúc giá 50 triệu đồng/m2 sẽ biến mất

Bất động sản: Thị trường chứng kiến ‘nghịch lý’ thú vị, nhiều dự án chung cư ‘cháy hàng’, phân khúc giá 50 triệu đồng/m2 sẽ biến mất

Thị trường chứng kiến 'nghịch lý' thú vị, các dự án chung cư ở Hà Nội giao dịch tốt, thậm chí 'cháy hàng'… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/1: USD 'đắt đỏ hoàn hảo', EUR xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2022

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/1: USD 'đắt đỏ hoàn hảo', EUR xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2022

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/1 đồng USD được dự đoán sẽ tiếp tục duy trì sức mạnh.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/1: USD lấy lại mốc 109

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/1: USD lấy lại mốc 109

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/1 ghi nhận đồng USD tăng khi lợi suất trái phiếu Mỹ tiếp tục đi lên.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 8/1: USD 'hồi sức'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 8/1: USD 'hồi sức'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 8/1 ghi nhận đồng USD phục hồi trở lại, trong khi đó, EUR kéo dài đà giảm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/1: Thông tin của ông Trump khiến USD lao đốc, EUR 'được đà' tăng mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/1: Thông tin của ông Trump khiến USD lao đốc, EUR 'được đà' tăng mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/1 ghi nhận đồng USD giảm mạnh, có thời điểm chạm mốc 107. Trong khi đó, EUR, Nhân dân tệ bật tăng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/1: Lạc quan về đà tăng của USD

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/1: Lạc quan về đà tăng của USD

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/1 ghi nhận triển vọng tích cực, sát mốc 109.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/1: USD 'phá đỉnh' 2 năm, neo trên mốc 109

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/1: USD 'phá đỉnh' 2 năm, neo trên mốc 109

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/1 ghi nhận đồng USD đã tăng vọt lên mức cao nhất trong 2 năm trong ngày đầu tiên của năm 2025.
Phiên bản di động