Trụ sở Ngân hàng Trung ương Nga ở thủ đô Moscow (Nga). (Nguồn: Reuters) |
Ông Borrell nêu rõ: “Các quy định đã được đưa ra đối với các trung tâm lưu ký chứng khoán tạo ra lợi tức từ tài sản. Chúng cần được tách biệt, xác định và hạch toán riêng”.
Quan chức này nói thêm rằng, số tiền trên dự kiến được sử dụng theo nhiều giai đoạn.
Tin liên quan |
Bất chấp 20.000 lệnh trừng phạt, IMF dự báo tăng trưởng kinh tế Nga sẽ vượt G7 trong năm nay |
"Thu nhập ở các tài khoản riêng có thể mang lại tới 3 tỷ USD mỗi năm. Số tiền này không thuộc sở hữu của Nga vì chúng không phải là tài sản có chủ quyền của nước này", ông Borrell nhấn mạnh.
Theo cơ quan thống kê EU - Eurostat - khoản dự trữ bị đóng băng ở EU đã có lãi 4,4 tỷ Euro (4,7 tỷ USD) chỉ trong năm 2023.
Vào tháng 3, một quan chức cấp cao của EU dự kiến rằng tiền lãi sau thuế sẽ đạt 15-20 tỷ Euro (16-21 tỷ USD) vào năm 2027.
* Thụy Sỹ đã đóng băng khối tài sản trị giá 5,8 tỷ Franc (tương đương 6,36 tỷ USD) của Nga trong năm 2023. Con số này thấp hơn rất nhiều so với khối tài sản trị giá 7,5 tỷ Franc (khoảng 8,2 tỷ USD) của Nga bị Thụy Sỹ đóng băng được ghi nhận trong năm 2022.
Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO) - cơ quan chuyên trách giám sát các lệnh trừng phạt - cho biết nguyên nhân khiến lượng tài sản Nga bị đóng băng giảm là do giá trị thị trường của cổ phiếu và các tài sản tài chính bị phong tỏa khác đã giảm trong năm qua.
Theo ước tính của Hiệp hội Ngân hàng Thụy Sỹ (SBA), tổng tiền mặt của Moscow mà Bern đóng băng cho đến nay chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số tài sản Nga trị giá 150 tỷ Franc (gần 165 tỷ USD) mà các ngân hàng ở Thụy Sỹ đang nắm giữ.
SECO cũng cho biết, số tiền của Nga bị phong tỏa ở Thụy Sỹ hiện thuộc sở hữu của 1.703 cá nhân, 421 công ty, tổ chức.
Hãng tin Reuters nhận định, sự sụt giảm về khối lượng tài sản Moscow bị đóng băng có thể khiến cộng đồng quốc tế tăng cường áp lực lên Bern, để buộc quốc gia trung lập này phải hành động nhiều hơn, mạnh tay hơn.
Đến nay, Thụy Sỹ đã áp dụng tất cả các biện pháp trừng phạt chung của khu vực nhằm ngăn chặn Nga mua hàng hóa và tiếp thu công nghệ phục vụ cho quân đội nước này.
Tuy nhiên, quốc gia Bắc Âu này vẫn có những bước đi riêng.
| Lợi nhuận các quỹ đầu tư vào Việt Nam hấp dẫn! Việt Nam đang nổi lên như một trung tâm của quy trình sản xuất hậu kỳ chất bán dẫn toàn cầu, thị trường chứng khoán ... |
| Trừng phạt lớn 'đổ bộ' vào Iran, nguồn kiếm tiền chính giữ phong độ; nhận định khả năng leo thang xung đột với Israel Iran đang phải đối mặt với lạm phát cao, đồng tiền mất giá và ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt quốc tế. Tuy nhiên, ... |
| Kinh tế châu Âu: Đức có thể bừng tỉnh sau 'giấc ngủ đông', EU có khả năng 'lội ngược dòng' Sau 15 năm trải qua những cú sốc như cuộc khủng hoảng nợ, đại dịch Covid-19 và căng thẳng Nga-Ukraine, nền kinh tế châu Âu ... |
| Việt Nam trong ASEAN: Một đối tác năng động, tích cực, trách nhiệm Gia nhập ASEAN vào ngày 28/7/1995 là cột mốc đầu tiên của Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế, tạo đà cho các ... |
| WB 'mách' Việt Nam cách nuôi dưỡng doanh nghiệp đổi mới sáng tạo Sáng 23/4, Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức buổi công bố báo cáo Điểm lại - cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam ... |