Tổng thống Syria Bashar al-Assad bị cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học vi phạm luật pháp quốc tế. (Nguồn: Getty Images) |
Ngày 31/3, trong một tuyên bố chung được công bố trên trang web của bộ Ngoại giao Pháp, 18 bộ trưởng khối này cho biết, các quốc gia “cam kết đảm bảo rằng tội phạm chiến tranh và những kẻ tra tấn sẽ không thể không bị trừng phạt".
Trong 10 năm qua, gần 400.000 người đã thiệt mạng và hơn 6 triệu người đã buộc phải rời Syria để trốn thoát khỏi "vô số vi phạm nhân quyền", các bộ trưởng nói.
Tổng thống Syria Bashar al-Assad bị cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học vi phạm luật pháp quốc tế. Các bộ trưởng cho biết, cần phải “đưa ra ánh sáng về thập kỷ tàn bạo này".
Các bộ trưởng tiếp tục kêu gọi cho phép Tòa án hình sự quốc tế được phép điều tra những tội ác bị cáo buộc đã thực hiện tại Syria và truy tố thủ phạm.
Nhiều hồ sơ đã được nộp ở một số quốc gia châu Âu trên nguyên tắc thẩm quyền chung, cho phép các nghi phạm được xét xử bên ngoài lãnh thổ nơi tội ác đã được thực hiện.
Hồi tháng 2, một tòa án Đức đã kết tội một cựu đặc vụ tình báo Syria đồng lõa với tội ác chống lại loài người, trong phiên tòa đầu tiên như vậy trên toàn thế giới.
Tuyên bố của các bộ trưởng EU được đưa ra sau khi các nhà tài trợ quốc tế ngày 30/3 cam kết 6,4 tỷ USD viện trợ cho Syria và hàng nghìn người tị nạn ở các nước láng giềng.
Nhu cầu viện trợ đã tăng lên do đại dịch Covid-19 và giá đồng tiền Syria sụt giảm khiến giá lương thực tăng vọt. Các nỗ lực nhằm tìm kiếm một thỏa thuận hòa bình lâu dài để chấm dứt một cuộc xung đột đã đã bị đình trệ, khiến các cường quốc trên thế giới chống lại nhau và thúc đẩy sự trỗi dậy của lực lượng Hồi giáo cực đoan.
Các nước châu Âu khẳng định, họ sẽ không chi tiền cho việc xây dựng lại Syria trên quy mô lớn hơn cho đến khi Tổng thống Assad cam kết thực hiện một quy trình chính trị thực sự để giải quyết cuộc xung đột.
Pháp phong tỏa toàn quốc, Tổng thống Pháp thừa nhận có 'sai lầm'