Hợp tác, cạnh tranh và đối địch sẽ tiếp tục là trung tâm của chính sách EU đối với Trung Quốc. (Nguồn: Global Times) |
Cơ quan ngoại giao của Liên minh châu Âu (EU) này đã trình bày đề xuất này trong một văn kiện 7 trang được gửi tới chính phủ các nước thành viên trước cuộc họp ngoại trưởng của khối tại Stockholm (Thụy Điển) ngày 12/5.
Tài liệu này là nỗ lực mới nhất của EU để cân bằng giữa quan điểm của 27 quốc gia thành viên và mong muốn giữ một cách tiếp cận riêng biệt của khối này đối với Bắc Kinh trong khi vẫn duy trì quan hệ đối tác chặt chẽ với Mỹ.
EU cho biết, có ít nhất ba lý do để "điều chỉnh lại" chính sách với Bắc Kinh, đó là: mức độ thay đổi nhanh chóng về chủ nghĩa dân tộc và ý thức hệ của Trung Quốc; sự cạnh tranh Mỹ-Trung gay gắt tác động đến tất cả lĩnh vực chính sách; và Trung Quốc đóng "một vai trò chủ chốt trong các vấn đề khu vực và toàn cầu".
Đề xuất nhấn mạnh rằng: "Hợp tác, cạnh tranh và đối địch sẽ tiếp tục là trung tâm của chính sách EU đối với Trung Quốc, cho dù mức độ giữa những nhân tố này có thể thay đổi tùy theo thái độ của Bắc Kinh".
Theo tài liệu, phối hợp với Mỹ sẽ "vẫn thiết yếu", nhưng EU "không nên đồng ý với ý tưởng về trò chơi có tổng bằng không, với việc chỉ có một người thắng duy nhất trong một cuộc đấu tay đôi giữa Mỹ và Trung Quốc".
Về cách EU có thể "giảm rủi ro" phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc, tài liệu gợi ý nên kiểm tra các khoản đầu tư kỹ hơn và kiểm soát xuất khẩu mạnh hơn.
Ngoài ra, EU cần "đa dạng hóa nguồn cung cấp trong các lĩnh vực chủ chốt, đặc biệt là những lĩnh vực quan trọng đối với sự chuyển đổi xanh và kỹ thuật số của EU" như bán dẫn, viễn thông 5G và 6G, pin, nguyên liệu thô và khoáng sản then chốt.
| Pháp hiểu 'vai trò quan trọng' của Trung Quốc trên trường quốc tế, bày tỏ với Bắc Kinh các nỗi lo Ngày 10/5, Ngoại trưởng Pháp Catherine Colonna đã có cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc Tần Cương đang có chuyến thăm Paris. |
| Kinh tế thế giới nổi bật (5-11/5): ‘Soi’ tổng tiền trong Quỹ phúc lợi quốc gia Nga, EU có bước đi lịch sử với khí đốt, Trung Quốc ‘thoát’ công nghệ Mỹ EU mời đấu thầu cung cấp khí đốt, Moscow bán vàng và Nhân dân tệ dự trữ, xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga tăng ... |
| Tổng thống Philippines: Không để Biển Đông trở thành nơi bắt đầu xung đột vũ trang Ngày 11/5, Tổng thống Philippines Ferdinand Romualdez Marcos Jr nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo đảm hòa bình trong khu vực, hối thúc các ... |
| Tổng thống Ukraine lại sắp 'xuất ngoại'? Bày tỏ một mong muốn với người đồng cấp Brazil Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tiếp tục có những hoạt động đối ngoại quan trọng, thậm chí "xuất ngoại chớp nhoáng" trong bối cảnh xung ... |
| Tình hình Ukraine: Kiev được lời bảo đảm chắc nịch của Mỹ về phản công, phàn nàn thái độ của một số nước Latinh Ngày 11/5, Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba hối thúc tất cả các nước Mỹ Latinh lên án xung đột ở nước này, trong khi Washington ... |