Một tàu chở dầu neo đậu gần thành phố cảng Nakhodka, Nga. (Nguồn: Reuters) |
Bà Amrita Sen cho hay, hiện đang có một sự hiểu lầm rằng, EU vẫn có thể nhập khẩu dầu Nga, miễn là tuân thủ theo kế hoạch giá trần.
Giám đốc nghiên cứu tại Energy Aspects nhấn mạnh: “Thực tế là lệnh cấm vận sẽ thế chỗ cho giá trần. Vì vậy, EU vẫn sẽ ngừng nhập khẩu dầu từ Nga, bất chấp có thông qua được giá trần hay không. Các thị trường hiện rất bối rối về ý nghĩa của giá trần đối với nguồn cung. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho giá dầu sụt giảm gần đây".
Bà Sen nói rằng, lệnh cấm vận của EU có mức ưu tiên khi áp dụng cao hơn so với giá trần, đồng thời bà thừa nhận, các thị trường nên chờ xem điều gì sẽ xảy ra vào ngày 5/12 để đảm bảo rằng, EU thực sự tuân thủ lệnh cấm của mình.
Kể từ 5/12, dầu Nga vận chuyển qua đường biển sẽ không được nhập khẩu vào EU. Đồng thời, các doanh nghiệp có trụ sở tại EU cũng sẽ không được cung cấp các dịch vụ như bảo hiểm hay vận tải cho những lô hàng dầu Nga tới bất kỳ đâu trên thế giới.
| Giá xăng dầu hôm nay 28/11, giá dầu thế giới tiếp đà giảm; một doanh nghiệp xăng dầu dự báo, giá xăng trong nước dự ... |
| Giá xăng dầu hôm nay 27/11, giá dầu đã có một tuần biến động do ảnh hưởng từ tình hình Covid-19 tại Trung Quốc. |
| Tổng thống Putin cảnh báo phương Tây hậu quả nghiêm trọng về vấn đề áp trần giá dầu Nga Ngày 24/11, Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo, những nỗ lực của phương Tây nhằm áp giá trần đối với dầu mỏ Nga có ... |
| Ba Lan bất đồng với EU về giá trần năng lượng Nga Tờ Politico dẫn lời các nhà ngoại giao cho biết hầu hết các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) ủng hộ đề xuất ... |
| Áp trần giá dầu Nga: G7 sắp 'xuống tay', Mỹ muốn thông báo riêng, chỉ còn chờ EU lên tiếng Theo trang tin Bloomberg, các nước Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) có kế hoạch công bố mức trần giá dầu ... |